Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Lấy tuỷ răng hoặc điều trị tuỷ răng là phương pháp tối ưu trong điều trị các bệnh lý tuỷ răng nhằm giúp bạn thoát khỏi tình trạng răng bị đau nhức gây khó chịu đồng thời bảo toàn được cấu trúc thực của răng để tránh tình trạng răng phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong và sau khi điều trị lại gây đau cho bệnh nhân khiến họ sợ và cố tránh phải làm thủ thuật. Vậy trường hợp nào nên điều trị tuỷ răng? Hiểu được nguyên tắc và quy trình của điều trị tuỷ răng sẽ giúp bạn không cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi phải trải qua điều trị này.
1.Quy trình điều trị tuỷ răng
Để có thể hiểu được những nguyên tắc của chữa tuỷ răng thì quy trình điều trị tuỷ răng bao gồm các bước:
Bước 1:
Việc kiểm tra tổng thể và khám răng cần chữa tuỷ là cần thiết. Răng cần chữa tuỷ phải được chụp film. Trên film chụp, nha sĩ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng của răng như: lỗ sâu, chất hàn cũ trong buồng tuỷ, hệ thống ống tuỷ, tình trạng nhiễm trùng cuống răng, tình trạng xương giữ răng, . .. nhằm đưa ra kết luận và lên kế hoạch điều trị thích hợp với răng của bạn.
Nha sĩ sẽ thảo luận kỹ lưỡng với bạn về cách điều trị. Việc thảo luận trước khi bắt đầu điều trị là vô cùng quan trọng, giúp bạn nắm vững được cách chữa trị, giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm thời gian và tiền bạc để bạn chủ động, phối hợp với nha sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Bước 2:
Bạn sẽ được gây tê để đảm bảo răng của bạn không bị đau và bạn cảm thấy thoải mái nhất khi nha sĩ tiến hành tiểu phẫu.
Không phải ai điều trị tuỷ cũng cần phải gây tê. Nếu răng của bạn không đau nhưng trong trường hợp tuỷ đã chết lâu ngày và răng không còn cảm giác thì sẽ không cần phải gây tê.
Bước 3:
Răng sẽ được cách ly hoàn toàn nhằm tránh những dụng cụ, thuốc và dung dịch vệ sinh ống tuỷ lọt vào trong miệng hay nước bọt là nguồn đưa vi khuẩn ở miệng xâm nhập vào trong răng, đảm bảo cho răng được vô trùng tuyệt đối trong khi chữa tuỷ, răng được chữa tuỷ trong điều kiện khô, sạch.
Bước 4:
Nha sĩ sẽ dùng những dụng cụ thích hợp để đi vào buồng tuỷ, vào hệ thống ống tuỷ nhằm loại bỏ hết tuỷ viêm cùng các phần tuỷ còn lại, làm sạch sẽ hệ thống ống tuỷ và tạo hình hệ thống ống tuỷ. Ở bước này, những dung dịch bơm rửa ống tuỷ sẽ được sử dụng nhiều nên hiệu quả làm sạch được nâng cao.
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng nhiễm trùng của răng, hệ thống ống tuỷ khó tiếp cận, phức tạp, . .. mỗi bước lấy tuỷ và làm sạch, tạo hình hệ thống ống tuỷ có thể sẽ cần nhiều hơn 1 lần hẹn. Giữa mỗi lần hẹn, thuốc sát trùng sẽ được đưa vào hệ thống ống tuỷ và răng sẽ được hàn tạm lại để thức ăn không lọt vào răng gây ra nhiễm trùng.
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của răng và nướu, nha sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc sát khuẩn, giảm đau hoặc nước súc miệng.
Bước 5:
Sau khi hệ thống ống tuỷ đã được làm sạch hoàn toàn, được tạo hình thích hợp và răng của bạn không còn đau nhức, viêm nhiễm, . .. thì ống tuỷ sẽ được tiến hành trám bít lại với chất liệu nha khoa chuyên dụng.
Sau khi kết thúc quy trình chữa tuỷ răng, phần thân răng ở trên sẽ được phục hồi lại với chất hàn mới sau khi đã loại trừ hết tổ chức sâu răng còn lại do chất hàn cũ chất lượng không tốt. Khi một chốt được đưa vào phía trong ống tuỷ của chân răng sẽ làm tăng khả năng chịu đựng của miếng hàn mới. Cuối cùng là một chụp răng hoặc mão răng được sử dụng để bao phủ hoàn toàn thân răng, bảo vệ chân răng sau khi điều trị không bị nứt vỡ, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường và kéo dài tuổi thọ của răng đã chữa tuỷ.
link tham khảo :Lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
2.Biến chứng sẽ diễn ra sau khi điều trị tuỷ răng
Việc lấy tuỷ không hết hoặc không quản lý được tình trạng nhiễm trùng của răng sẽ khiến răng của bạn bị đau nhức cả trong và ngay sau khi chữa tuỷ.
Nhiễm trùng ở vùng chóp răng biểu hiện bằng lợi vùng răng đã chữa tuỷ lồi lên, khi ấn vào thấy có mủ rỉ ra đó là lỗ rò. Bạn sẽ không đau răng. Hay vô tình bạn chụp film răng phát hiện có ổ viêm nhiễm ở vùng chóp răng.
Nhiễm trùng ở vùng chóp diễn ra thầm lặng và bạn không đau nên dễ dàng bị bỏ qua.
Có ổ nhiễm trùng rất nhỏ, khu trú tại chỗ ở chóp răng hoặc lan rộng sang các chân răng xung quanh, thậm chí phát triển thành nang trong xương hàm gây nguy hiểm.
Răng phải nhổ bỏ khi ổ viêm nhiễm lan rộng thành nang gây ra tổn thương nhiều tổ chức quanh chân răng.
Khi nang quá lớn sẽ ảnh hưởng nhiều tới những tổ chức lân cận và làm mất xương hàm, khi đó việc điều trị rất khó khăn.
Răng sau khi được chữa tuỷ sẽ trở nên yếu và hay nứt vỡ, nhiều khi thấy răng nứt, vỡ lại phải nhổ bỏ. Việc làm chụp hoặc mão cho răng đã chữa tuỷ sẽ bảo vệ được răng và đảm bảo khả năng ăn nhai của răng.
3.Cách chăm sóc sau khi chữa tuỷ răng
Sau khi chữa tuỷ, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và theo dõi răng. Việc chú ý những điều trên sẽ giúp răng mau hồi phục và giữ độ bền lâu dài đối với răng chữa tuỷ:
Theo dõi cơn đau: cảm giác khó chịu sau khi điều trị tuỷ là không tránh khỏi. Nếu cơn đau dữ dội và kéo dài hãy liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để được tư vấn.
Hạn chế nhai và ăn tại vị trí răng mới chữa tuỷ, đặc biệt phải tránh nhai sau nhiều giờ để chất hàn trên răng không bị mất. Việc ăn nhai trở lại bình thường ngay sau khi răng chữa tuỷ đã được bảo vệ bằng chụp hoặc mão răng ở trên.
link tham khảoRăng nhiễm Tetracycline: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nên ăn thức ăn lỏng và cắt thành từng lát nhỏ để tránh gây áp lực lên răng đang trong giai đoạn chữa tuỷ.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của nha sĩ, không tự sử dụng thuốc.
Giữ vệ sinh vùng điều trị bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn được kê đơn.
Tái khám với nha sĩ ngay nếu chất hàn trên răng bị nứt hoặc vỡ.
Khám răng miệng định kỳ với nha sĩ mà bạn tin cậy để phần răng đã được chữa tuỷ được theo dõi chặt chẽ và tránh tối đa những biến chứng gây ra.
Một Số trường hợp phải lấy tuỷ răng sữa
Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta phải trải qua quá trình thay thế răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Răng sữa được mọc từ 6 tháng đến 30 tháng tuổi và có tổng cộng 20 chiếc. Còn răng vĩnh viễn thì có thể thay thế răng sữa khi ta mới được 5 tuổi và kéo dài đến khoảng 12 tuổi. Có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn.
Ở trẻ sơ sinh cũng có những nguyên nhân dẫn đến tuỷ răng bị tổn thương như: do việc thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách, sở thích ăn uống đồ ngọt nhiều, các tai nạn gây vỡ lớn làm lộ tuỷ răng. .. Khi đến nha sĩ, tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương trẻ sẽ được tiến hành lấy tuỷ răng sữa theo từng trường hợp sau:
Trường hợp sâu lan toả đến phần tuỷ xương nhưng phần tuỷ ở chân răng chưa bị tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉ thực hiện lấy phần tuỷ bị tổn thương xuống đến đầu ống tuỷ chân răng, giữ lại phần ở chân răng không bị nhiễm khuẩn rồi mới trám.
Răng sữa bị nhiễm trùng hoặc chấn thương dẫn đến viêm tuỷ cấp, viêm tuỷ mãn tính hoặc hoại tử tuỷ với các triệu chứng đau dữ dội như đau về ban đêm, sưng, lung lay răng, chảy mủ ở nướu răng thì sẽ được lấy tuỷ ra và trám lại.
Các lợi ích khi lấy tuỷ răng sữa
“Răng sữa đặc biệt quan trọng đối với việc ăn uống nhai nuốt của trẻ, phát âm và thẩm mỹ ở trẻ nhỏ. Răng sữa cũng như răng vĩnh viễn đều chứa nhiều răng có chức năng nhiệm vụ riêng biệt như răng cửa để cắt thức ăn, răng nanh dùng để nuốt thức ăn còn răng cối lại dùng để nhai vì thế khi mất một trong những chiếc răng trên việc ăn uống của trẻ sẽ gặp trở ngại. Phát triển từ việc lấy tuỷ răng sữa sẽ giúp giữ được bộ khung răng, phục hồi chức năng ăn nhai bình thường. “– các chuyên gia tại nha khoa Westcoast chia sẻ.
Bên cạnh đó răng sữa có ý nghĩa lớn trong việc định hướng bộ khung răng vĩnh viễn, giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, không bị lệch hoặc mọc va vào nhau, kích thích cơ hàm và nướu phát triển. Lấy tuỷ răng sữa thay vì nhổ bỏ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng đều, đẹp về sau, xương hàm và nướu sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất.
Một chức năng quan trọng của răng sữa là hỗ trợ trong việc phát âm của trẻ. Khi trẻ mất răng sữa sớm có thể sẽ bị nói ngọng hoặc phát âm không được chuẩn và rõ chữ. Chỗ khi lấy tuỷ răng sữa sớm sẽ giúp trẻ phát triển giọng nói tốt và rõ hơn.
Lấy tuỷ răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn hay không?
Các mầm răng vĩnh viễn tồn tại ở dưới răng sữa khi đến thời kỳ thay thế răng răng sữa sẽ rụng xuống tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc. Răng sữa cũng góp phần thúc đẩy quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Răngsữa của trẻ bị nhổ sớm có thể làm cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn và hình thành những khoảng trống để tạo điều kiện cho răng ở hai bên cạnh mọc lệch. Tình trạng này dẫn đến trẻ bị mọc lệch răng hoặc mọc kẹp gặp phải nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, nếu răng sữa của trẻ đã bị tổn thương hoặc nhiễm trùng không được chữa trị thì có thể lan rộng ra gây ảnh hưởng lên các răng vĩnh viễn bên dưới, dẫn đến việc thay đổi cấu trúc răng vĩnh viễn sau này.
Thế trẻ cần lấy tuỷ răng sữa khi cần thiết để giữ được một hàm răng chắc khoẻ về sau vì những chiếc răng sữa sau khi nhổ ra không mất đi thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lại ở nơi mới và phát triển bình thường. Thế nên các bậc phụ huynh không phải lo lắng về việc lấy tuỷ răng sữa sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ và có thể yên tâm bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho con bằng cách trên.
link tham khảo :1 số trường hợp nên tẩy trắng răng và không nên tẩy trắng răng