Tục nhuộm răng đen ở Việt Nam, 1 số công đoạn khi nhuộm răng đen

nhuộm răng đen

Tục nhuộm răng đen ở Việt Nam, 1 số công đoạn khi nhuộm răng đen sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !

Thời xưa mọi người rất thích nhuộm răng, và việc nhuộm răng từng trải qua nhiều giai đoạn. Ở việt nam có người gọi thợ nhuộm răng là “thầy” – họ di chuyển từ làng này sang làng kia để hành nghề. Ở kinh đô Huế cũngnhững “bà thầy” hành nghề cố định trong nhà. Thầy nhuộm răng đen vừa hành nghề vừa làm thuốc nhuộm thuốc xịt .

 

TỤC NHUỘM RĂNG ĐEN TẠI VIỆT NAM

 

 

nhuộm răng đen
nhuộm răng đen

 

Tục nhuộm răng tại nước Việt đã xuất hiện từ rất lâu theo nhiều tư liệu lịch sử cho biết tục nhuộm răng đen ra đời ngay dưới thời vua Hùng Vương cách ngày nay khoảng 4 thiên niên kỷ (4000 năm) .

 

Một số tài liệu có nhắc về tục nhuộm răng đen là tập tục lâu đời của người Việt như trong quyển Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép. Ngoài ra, tục nhuộm răng đen cũng được nhắc đến trong tập 1 cuốn sách Lịch sử Việt Nam trang 48. Nét văn hoá nhuộm răng đen đã được đưa vào sử sách, đặc biệt trong bài Hịch Xuất Quân của vua Quang Trung cũng có nhắc về tập tục trên.

 

Để xác định được chính xác thời gian ra đời của tập tục đặc biệt trên, hiện nay người ta đã đưa đến giả thiết rằng tục nhuộm răng đen ra đời Nhà nước Văn Lang, có thể chí ít vào thế kỷ 18. Tục nhuộm răng đen đã bị mai mục từ lâu, do quá trình giao lưu văn hoá khi khi Việt Nam bị Phương Tây xâm chiếm.

 

Tham khảo thêm : Bọc răng sứ bị đen chân răng phải làm sao?

 

Quan niệm nhuộm răng đen thời xưa 

 

 

nhuộm răng đen
nhuộm răng đen

 

 

 

Theo quan niệm về cái đẹp thời xưa thì hàm răng đen được coi là chuẩn mực không chỉ riêng với phụ nữ mà còn ngay cả với đàn ông. Do đó, vẻ đẹp của hàm răng đen đã được đưa vào âm nhạc thơ ca như một chuẩn mực về nét đẹp Việt Nam: Răng đen ai nhuộm cho em/Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?

 

Răng đen cũng được xếp hạng thứ 4 trong 10 chuẩn mực về nét duyên của người con gái: Một thương mái tóc bỏ đuôi gà/Hai thương lời ăn tiếng nói mặn mà có duyên/Ba thương má lúm đồng tiền/Bốn thương răng trắng hạt huyền kém thua.

 

Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm cũng nhắc về tiếng cười của cô gái Kinh Bắc: Những cô xén răng đen/Vui như trời thu rực nắng.

 

Đó là chuẩn mực của vẻ đẹp, tục nhuộm răng đen trở nên thịnh hành được coi là chuẩn mực đạo đức. Trong xã hội đương thời, dân gian cho rằng người nhuộm răng trắng là không tốt. Trong “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính có ghi: “Nhưng tục quen đã lâu, đàn ông trắng răng còn chẳng nói, đàn bà nhà tử tế bây giờ không trắng răng thì coi cũng khí ngộ một đôi chút”.

 

Phan Khôi cũng từng dẫn ý kiến của một nhà báo lấy biệt hiệu là Lư Sơn Chơn Tướng về việc này: “Tôi đã qua đủ Trung – Bắc hai kỳ, tôi thấy mấy nhà thi lễ, tức tầng lớp quý tộc trong xứ nam lúc nào đàn bà con gái của họ cũng đen răng, cho như thế là trang trọng đẹp đẽ; nhưng ngược lại, răng trắng được cho là đi chơi đĩ thoã.

 

Coi đấy thì biết cái tục răng đen của người Nam là do mấy bậc tiên dân nghĩ ra từ đã lâu lắm rồi, không những cho là đẹp, mà cũng lấy để tỏ mình là nền nếp con nhà nữa. .. Khắp nước Việt Nam, ngoài xứ Nam kỳ ra, thì tôi thấy đâu đâu đàn bà con gái cũng đen răng cả, chỉmấy hạng vợ ngoại, dâu nhà bồi hay gái sống với Tây họ mới thích nhuộm răng trắng đấy thôi, cho nên cái tục đó xấu đẹp bao nhiêu cũng đủ biết “.

 

Trong các tài liệu lịch sử cũng như hiện đại thì nhuộm răng đen không chỉ là tục lệ, mà còn trở thành quy luật bất thành văn của vẻ đẹp và lòng chung thuỷ. Không chỉ “cái răng, bộ tóc là góc con người” mà muốn thu hút khi trang điểm – người con gái việt nam cũng rất chú trọng vào hàm răng đen quyến rũ, như câu ca dao: Lấy chồng cho xứng tấm chồng/Bao công trang điểm má hồng răng đen.

Ý NGHĨA TỤC NHUỘM RĂNG ĐEN TẠI VIỆT NAM

 

nhiều giả thiết cho rằng, tập tục nhuộm răng nhằm phòng ngừa sâu răng. Theo như những nghiên cứu của cố nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ngô Đức Thịnh cho biết “răng đen có một ý nghĩa đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Việt”. Ông Thịnh cũng cho biết “hàm răng trắng đã có thời liên quan với ma, quỷ ám cùng một số loài động vật khác. Vì vậy nhuộm răng đen là nhằm bảo vệ chủ nhân của chúng tránh xa linh hồn ma quỷ cùng những thế lực khác“.

 

Tục nhuộm răng đen cũngdấu mốc cho tuổi dậy thì của người phụ nữ trẻ thời xưa. Với khuôn mặt trắng trẻo cộng thêm hàm răng đen bóng, sẽ làm cho phụ nữ Việt Nam xưa trở nên xinh đẹpquý phái. Với quan niệm và con mắt nhìn nhận của người xưa thì chỉ có người phụ nữ không ra sao, kém đẹp hay khiếm khuyết mới sở hữu hàm răng trắng. Tục nhuộm răng đen thời xưa cũng là thước đo nhan sắc của người phụ nữ.

 

Một điều thú vị và ý nghĩa của tục nhuộm răng đen để bày tỏ lòng tự tôn dân tộc không phân biệt dân việt với người Tàu, chính vì vậy thời xưa từ bậc vua chúa đến dân thường đều đã phong tục trên.

 

Một số công đoạn khi nhuộm răng đen

 

Nhuộm răng đen được chia làm 4 công đoạn:

 

Đầu tiên là phải làm trắng răng thông thường mất 3-5 ngày. Sau mỗi bữa cơm, người nhuộm răng phải làm trắng răng với quả cau non, có nơi lại dùng bột than tre. Sau đó súc miệng lại với dung dịch có tính axit cao bằng chanh hoặc giấm. Người Huế thường ngậm nước đun với lá cây sôn (một loại lá có vị chát) . Hoà tan khi đi ngủ có thể ngậm thêm một vài lát chanh nữa. Các biện pháp trên còncông dụng làm trắng răng, axit sẽ làm mềm mặt ngoài của men răng giúp thuốc nhuộm dễ dàng kết lại hơn.

 

 

công đoạn khi nhuộm răng đen
công đoạn khi nhuộm răng đen

 

 

Tiếp theo là công đoạn nhuộm đỏ răng. Người ta dùng bột nhựa cánh kiến giã nhuyễn, vắt chanh vào đậy kín trong 7 ngày cho chất chua của chanh ngấm vào bột cánh kiến. Có thể thay chanh bằng giấm gạo hay rượu gạo. Dùng hỗn hợp này phết vào miếng lá dừa hay lá cau rồi chờ lúc đi ngủ dán vào hai hàm răng. Làm vài lần như thế cho đến khi màu cánh kiến ngấm dần vào răng màu răng ngả dần thành đỏ sẫm là được.

 

Đến khi răng màu đỏ như ý thích thì người ta bắt đầu công đoạn nhuộm đen. Lúc này lại dùng bột cánh kiến, nhưng pha với phèn đen, cũng phết hỗn hợp trên lên lá dừa hay lá cau, trước khi đi ngủ rồi chà vào răng. Lần nhuộm đen chỉ cần độ 2 đêm là được.

 

Cuối cùng là công đoạn nhuộm răng. Công đoạn cuối cùng có tác dụng duy trì màu đen trên răng. Người ta lấy trái dừa tươi đã sấy khô đặt trên con dao rồi sao cho nước dừa rỉ ra chất nhựa đen đặc, dùng nhựa ấy bôi vào răng, răng sẽ có màu đen bóng và lâu phai. Và nếu đã một hàm răng đen thì buộc sau khoảng gần một năm phải nhuộm lại, bởi vì màu đen đã phai.

 

Được biết, tục nhuộm răng đen này sử dụng phổ biến ở miền Trung và miền Bắc. Trong quá khứ, Kinh đô Huế được cho là nơi khởi nguồn của nghệ thuật nhuộm răng. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XX, ở một số thành phố lớn của Việt Nam, tục ăn trầu và nhuộm răng suy yếu, dần theo thời gian phong tục cũng biến mất.

 

Nhuộm răng đen dưới góc nhìn người nước ngoài

 

 

 

nhuộm răng đen
nhuộm răng đen

 

Nhiều nhà nghiên cứu trong nước các tác giả ngoại quốc khi tới Việt Nam cũng viết đến tục nhuộm răng đen của người xưa.

 

Sách Việt Nam văn hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh dẫn lời giáo sư Henri Maspéro, nói về tục nhuộm răng cũng như tục ăn trầu, dân ta có từ thời đại Văn Lang: “Cả hai phong tục đó không phải phong tục riêng của người Việt Nam, bởi vì người Cao Man, người Ấn Độ, người Mã Lai ăn trầu còn nhiều hơn người Việt Nam, ngoài răng nhuộm thì ta biết người Nhật Bản xưa cùng người Mã Lai và một vài nhóm thổ dân ở Nam Dương quần đảo cũng có tục ấy”.

 

William Dampier – nhà thám hiểm 3 lần đi khắp châu âu – đã thực hiện chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688. Ông ghi chép về phong tục nhuộm răng của người Việt: “Răng họ đen đến nỗi họ có thể làm được, họ cho đây là một lối trang điểm đẹp“.

 

Năm 1884, bác sĩ Hocquard tham gia quân đội Pháp tới Bắc Kỳ. Được gặp một vị quan tổng đốc, Hocquard miêu tả: “Ông có một nốt ruồi và bộ râu đen rất đẹp. Răng ông đều tăm tắp và chắc chắnsẽ trắng hơn nếu không nhuộm đen theo tục lệ An Nam. [. ..] Cái tục lệ khiến ông kinh ngạc khi tới đây đã có từ rất lâu rồi trở nên phổ biến “.

 

Dưới góc nhìn một người châu u, Hocquard nói đến tục lệ người Việt hơn 100 năm trước trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ: “Nếu người châu u hàm răng đen thì người An Nam cũng không ăn được hàm răng trắng của chúng ta”.

 

Cho tới đầu thế kỷ 20, người Việt không ai nhuộm răng đen. Bài thơ Bên kia sông Đuống được thi sĩ Hoàng Cầm sáng tác năm 1948 ngợi ca nét đẹp của phụ nữ răng đen: “Những cô gái răng đen/Vui như mùa thu tỏa nắng”.

 

Tục nhuộm răng đen một trong nhiều phong tục góp phần làm nên bản sắc văn hoá người Việt, giờ chỉ còn xuất hiện đâu đó ở lớp những người lớn tuổi đã từng nhuộm răng thuở nhỏ, không còn được lưu giữcác nhóm người dân tộc. Dù đã từng là niềm tự hào của phái đẹp suốt nhiều thế kỷ, hàm răng đen nhánh hạt na giờ chỉ còn là dĩ vãng, song các giá trị của nó về mặt thẩm mỹ cũng ý thức dân tộc sẽ mãi ghi lại dấu ấn trong tâm trí của người Việt hiện tại và mai sau.

 

 

 

Tham khảo thêm : Bao lâu tẩy trắng răng 1 lần để có hàm răng trắng sáng

Lưỡi trắng là gì? 4 nguyên nhân dẫn đến bệnh lưỡi trắng thường gặp

 

 

Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn.

Ưu điểm của Nha khoa BeDental

Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ

Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm.
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/

Website: https://langmoi.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *