Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Sún răng ở trẻ em mang đến nhiều ảnh hưởng và tác động không tốt đối với sức khoẻ. Việc các chiếc răng sữa bị mất đi sẽ làm giảm chức năng ăn uống nhai cũng như sự phát triển bình thường và khoẻ mạnh của những cái răng mọc sau này.
1. Hiểu rõ bệnh sún răng ở trẻ em
Sún răng ở trẻ em là tình trạng diện tích bề mặt răng của bé bị mất và giảm đi rất nhiều so với những răng khác. Hiện tượng này thường hay xảy ra với trẻ dưới 1 – 3 tuổi. Khi mất răng sẽ có những mảng đen ở chân răng, rồi loang dần ra các răng bên cạnh làm cho răng bị mòn, men răng yếu đi và biến thành màu đen.
Bị sún răng ở trẻ em không gây đau song có thể khiến răng trượt xuống nướu và chân răng gần sát với lợi hơn. Điều này làm hỏng men răng và nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho trẻ.
>>Tham khảo thêm: Răng hàm trẻ em có thay không ? 1 số cách bảo vệ hàm răng luôn mạnh khỏe
2. Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?
Hiện tượng sún răng rất dễ gặp nên nhiều bố mẹ không quan tâm và cho rằng đợi răng vĩnh viễn mọc lại là sẽ tốt. Trên thực tế, nếu tình trạng sún răng lâu dài, trầm trọng sẽ làm trẻ bị sâu răng, mẻ răng và cuối cùng là mất răng.
Khi trẻ bị sún răng, men răng sẽ nhanh chóng bị bào mòn, ngà răng trồi ra ngoài gây hiện tượng đau cho trẻ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của trẻ như răng đau nhức khiến trẻ biếng ăn và quấy khóc lóc.
Đến chiếc răng bị sún đen không những làm mất thẩm mĩ mà gây ra nhiều khó khăn trong phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ trong khoảng từ 1 – 3 tuổi đang bắt đầu hình thành ngôn ngữ và khả năng phát âm vì vậy việc quan tâm về cách giao tiếp ở trẻ là vô cùng cần thiết. Những bệnh lý sún răng có thể khiến trẻ bị điếc hoặc khó nói ngọng, vì thế bố mẹ cần phòng ngừa sún răng cho trẻ mà không ảnh hưởng đến việc học sau này.
Tình trạng sún răng ở trẻ em gây nguy hại nhất là khi làm tổn thương và tiến trình mọc của răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là tình trạng diễn ra khi sún răng nặng, có thể bị nhổ răng sớm làm thay đổi tiến trình mọc răng sữa cho trẻ. Khi ấy, hàm răng vĩnh viễn mọc sau này sẽ có nguy cơ lệch và việc mọc lại cũng sẽ gặp nhiều trở ngại.
Sún răng gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ của trẻ em, cụ thể là sức khoẻ răng miệng. Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm và chăm sóc răng miệng cho trẻ thật sớm nhằm tránh các ảnh hưởng không đáng có này.
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng và những nguyên nhân chính là từ thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ.
3.1 Do thói quen ăn uống
Sún răng hay gặp khi trẻ ăn uống rất nhiều đồ ngọt vào ban ngày và nhất là bữa tối trước khi đi ngủ. Chính lượng đường có trong thức ăn là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ em. Khi chất đường bám dính lâu trên mặt của răng khiến quá trình sản sinh ra axit ăn mòn ngà răng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập vào răng. Đường sẽ làm hư lớp vỏ bên ngoài, rồi từ từ phá vỡ kết cấu bên trong như men răng và ngà răng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống ít canxi cũng sẽ khiến răng yếu hơn do giảm khả năng chống đỡ với những nhân tố bên ngoài như muối và nồng độ axit.
3.2 Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ
Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ là vô cùng cần thiết nếu không muốn trẻ bị sún răng rất sớm. Sau khi ăn, những mảng bám còn đọng lại trên mặt răng nếu không được làm sạch dẫn đến hiện tượng sún răng cho trẻ em.
3.3 Do tính chất răng của trẻ
Nếu ngay khi trong cơ thể mẹ và thai nhi đã phải uống nhiều các thuốc kháng sinh sẽ khiến hệ răng của trẻ bị yếu hơn thường ngày. Hoặc khi quá bé, trẻ bị ốm phải uống nhiều thuốc kháng sinh thì độ chắc khoẻ của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
4. Cách phòng ngừa và điều trị sún răng ở trẻ em hiệu quả
Nhằm phòng ngừa tình trạng sún răng cho trẻ em cùng các hậu quả do nó để lại thì việc quan tâm vào chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng là hết sức cần thiết.
4.1 Chú trọng vào chế độ ăn uống ở trẻ
Phương pháp phòng ngừa sún răng hiệu quả là thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món đồ ngọt nhiều, đặc biệt vào bữa tối. Các bữa ăn của trẻ cần có đủ những món nhiều canxi giúp răng chắc khoẻ mạnh hơn nữa.
>>Tham khảo thêm: Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
4.2 Vệ sinh răng miệng cho bé theo cách
Việc vệ sinh răng miệng cần phải thực hiện ngay cả khi trẻ mới mọc răng sữa, khi ấy bố mẹ có thể sử dụng bàn chải mềm giúp làm sạch lợi cho trẻ. Sau khi bé mọc răng, nên tạo thói quen đánh răng cho trẻ bằng cách chà răng giúp bé trong vài phút đầu tiên và sau đấy dạy bé tập đánh răng.
Trong khi ngủ, bố mẹ cũng cần theo sát để chắc chắn bé đã đánh răng sạch. Sử dụng loại bàn chải đánh răng phù hợp và quan trọng nhất là sử dụng các sản phẩm dùng riêng cho trẻ với hàm lượng fluoride tương ứng.
4.3 Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh
Nhằm hạn chế tình trạng sún răng ở trẻ và các hiện tượng vàng răng, ố màu thì tốt nhất là bố mẹ nên tránh cho trẻ uống những viên thuốc kháng sinh. Đây là một khâu quan trọng trong việc điều trị sún răng vì nếu sử dụng thuốc kháng sinh nhiều răng sẽ bị yếu khiến cho biện pháp điều trị sún răng sẽ không hiệu quả.
4.4 Khám răng định kỳ cho bé
Nhằm phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng sún răng, bố mẹ nên cho trẻ đến khám định kỳ tại nha khoa trẻ em Hà Nội. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng cho trẻ để chẩn đoán sún răng sớm ngay từ khi mới bắt đầu bị. Điều này sẽ giúp cải thiện nhanh và hiệu quả rất nhiều, tránh ảnh hưởng cho sự phát triển sau này của bộ răng trưởng thành.
Trong trường hợp răng trẻ bị sún nặng cần phải nhổ răng sớm bố mẹ cũng chớ lo lắng, bởi Nha khoa Bedental thực hiện nhổ răng với tốc độ nhanh và nhẹ nhàng, không gây đau cho trẻ. Hơn nữa, ở phòng khám có những nhân viên nhiệt tình và chu đáo sẽ giúp bé yên tâm, hợp tác nhổ răng rất hiệu quả.
Nếu có hỏi về việc nhổ răng ở Nha khoa Bedental hoặc quan tâm đến cách xử lí sún răng ở trẻ em hiệu quả thì hãy liên hệ với Nha Khoa Bedental bởi những bác sĩ ở đây sẽ sẵn lòng trả lời sớm nhất cho bạn!
>> Tham khảo thêm: Tuổi và trình tự thay răng sữa ở trẻ em
Sâu răng trẻ em là gì ? 7 cách chữa sâu răng ở trẻ Đau răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị