Trám răng GIC là gì? 9 phương pháp trám răng phổ biến hiện nay

Tên quảng cáo

Trám răng GIC là phương pháp được sử dụng nhằm khắc phục những khiếm khuyết trên răng, mà không tác động vào cấu tạo của răng. Khôi phục tính thẩm mỹ cùng các chức năng của răng.

1. TRÁM RĂNG GIC LÀ GÌ?

Trám răng GIC là phương pháp trám răng sử dụng vật liệu GIC. Loại vật liệu này có màu trắng bột được làm từ men răng thật giúp trám kín các vị trí răng sâu hoặc răng nứt vỡ. Từ đó cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ bề mặt răng.

Trám răng GIC khi cổ chân răng bị mòn
Trám răng GIC khi cổ chân răng bị mòn

Trám răng GIC mang tính thẩm mỹ cao, nên được sử dụng nhằm khắc phục đối với những trường hợp: chân răng bị mòn, nứt vỡ răng cửa, . ..

Phương án này sẽ không mài răng nên bảo vệ được răng thật một cách tối ưu.

2. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU TRÁM RĂNG GIC

Mỗi phương án trám răng nói chung và trám răng GIC nói riêng sẽ mang những ưu nhược điểm nhất định. Trong đó, ưu điểm của trám răng GIC như sau:

  • Có độ thẩm mỹ khá cao nếu so sánh với trám răng Amalgam, nhưng lại không được độ thẩm mỹ tốt hơn trám răng sứ Composite.
  • Vật liệu trám răng GIC có màu trắng bột, khá giống với màu của răng thật nên không dễ dàng phát hiện thấy vết trám.
  • Trong thành phầnbổ sung chất Flour chống sâu răng do đó có thể ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập lại vào miệng, ít nhấttrong quá trình trám sâu răng.
  • Chi phí khá thấp
Trám răng sứ GIC có màu trắng bột và khá giống với màu răng thật
Trám răng sứ GIC có màu trắng bột và khá giống với màu răng thật

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội, nhưng trám răng GIC cũngmột vài nhược điểm:

Độ an toàn của phương án này không cao so với trám Amalgam

Khả năng chống mòn và kháng khuẩn không tốt. Do đó, phương pháp trám răng GIC chủ yếu sử dụng răng cửa không sử dụng răng nanh.

>> Xem thêm: Tổng quan về phương pháp trám răng GIC 

3. QUY TRÌNH TRÁM RĂNG GIC

Quy trình trám răng GIC được thực hiện với trình tự như sau:

Bước 1: Khám và tư vấn:

Đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ răng miệng và đánh giá vị trí răng cần trám kích cỡ của vết trám. Sau đó sẽ tư vấn chi tiết các phương pháp trám đối với từng bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân chấp thuận bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.

Bước 2: Gây tê và sát khuẩn nơi cần trám

Để không bị đau nhức và giúp bệnh nhân thoải máu hơn thì bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần trám răng. Nếu răng bị sâu nhẹ sẽ được làm sạch với dụng cụ chuyên biệt.

Đồng thời, nếu không bị nhiễm khuẩn sau trám răng thì việc lấy vôi răng cũng sẽ được thực hiện.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Sau khi thực hiện hoàn thành bước thứ 2, bác sĩ tiến hành đặt vật liệu trám răng GIC vào vị trí lỗ trám đã xác định trước trên phần răng bị sâu đã được làm sạch trước đó.

Bước 4: Điều chỉnh vị trí vết trám

Bước cuối cùng, bác sĩ điều chỉnh vị trí vết trám loại bỏ toàn bộ vật liệu thừa để đảm bảo vết trám được độ thẩm mỹ cao nhất. Để vết trám không bị cộm khó chịu thì răng sẽ được mài bóng và làm sạch.

8 Loại vật liệu trám răng thông dụng

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ nha khoa ngày naykhá nhiều vật liệu trám răng khác nhau. Những được sử dụng nhiều nhất hiện nay là 8 loại dưới đây.

1.1. Vật liệu trám răng GIC

Trám răng GIC là một phương pháp hiệu quả trong việc khắc phục các vị trí răng sâu và răng nứt vỡ. Với việc sử dụng vật liệu trám răng GIC (Glass Ionomer Cement) – loại vật liệu được làm bởi axit acrylic kết hợp bột thuỷ tinh mịn phương pháp này không những khắc phục được tình trạng mất chức năng ăn nhai nâng cao thẩm mỹ bề mặt răng.

Như vậy, nếu bạn đang băn khoăn GIC trong nha khoa là gì thì đây chính xácgiải đáp của chúng tôi. Hiểu nôm na thì GIC là một loại bột trám răng được làm từ men ngà răng tạo.

Tuy có màu sắc tương đối giống với răng thật, tuy nhiên độ trong màu lại không được tốt, do đó răng sau khi trám vẫn còn khá mờ.

Ưu điểm:

  • Cung cấp khả năng trám mà không cần sử dụng bất cứ vật liệu nào khác.
  • Không phản ứng với nhiệt không bị cứng lại trong môi trường răng miệng.
  • GIC tự động giải phóng florua ngăn chặn sâu răng. Sau đó florua sẽ được khôi phục trở lại dễ dàng nhất bằng việc sử dụng bàn chải đánh răng có florua.
  • Chi phí rẻ.

Nhược điểm:

  • Độ bền không được tốt có thể bị mài mòn cơ học trong khi sử dụng. Vậy cho nên, nếu bạn đang cần trám răng thẩm mỹ thì đây không phải là một sự lựa chọn tốt.
  • Do khả năng chống mòn chịu va đập không tốt GIC không phù hợp cho việc phục hình ở nhóm răng hàm.
Vật liệu hàn răng GIC
Vật liệu hàn răng GIC

>> Xem thêm: Hàn răng/ Trám răng có được bảo hiểm y tế không?

1.2. Vật liệu trám răng Composite

Composite là vật liệu hàn trám được ưa thích số 1 hiện nay và có vô số ưu điểm nổi bật. Đặc biệt, tính thẩm mỹ cao của composite khiến nó trở nên vật liệu hoàn hảo đối với việc trám răng.

Với màu sắc giống như răng thật nên sau khi trám răng với composite, vết trám gần như không có bất cứ sự khác biệt nào không bị hở trong thời gian sử dụng.

Ưu điểm:

  • Màu sắc ngà độ trong mờ tốt và khá giống răng thật nên khá thích hợp để trám ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh.
  • Kỹ thuật phục hình không gây đau đớn không cần phải mài lại men răng.
  • Dễ dàng thay thế miếng trám lại trong trường hợp miếng trám bị bong tróc hoặc sứt mẻ.
  • Không chứa chì, do đó bảo đảm tính an toàn đối với con ngườibảo vệ môi trường.
  • Khả năng chống mài mòn trong môi trường răng miệng

Nhược điểm:

  • Độ bền không thật sự tốt, trung bình sẽ sử dụng được khoảng 5 – 7 năm
  • Vật liệu hàn răng Composite có thể bị co ngót nếu bác sĩ tính toán không cẩn thận làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng trở lại.
  • Chi phí khá cao.

1.3. Chất trám răng Inlay – Onlay sứ

Vật liệu trám răng sứ Inlay – Onlay là phương pháp phục hình cao cấp nhất đối với người bị mẻ, sứt, vỡ hoặc sâu răng với số lượng lớn. Thông thường chúng được làm từ nhựa hoặc sứ v.v. Tuy nhiên, vật liệu sứ ngày càng được ưa chuộng bởi các ưu điểm vượt trội mà nó đem tới.

Khác với những phương pháp khác, miếng trám răng Inlay – Onlay sẽ được chế tạo trong labo nha khoa. Vì vậy, bạn sẽ phải lấy dấu răng trước sau đó chờ 1 ngày để kỹ thuật viên hoàn thiện thì mới có thể phục hình hoàn chỉnh.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ tốt, màu sắc vết trám khá giống với răng thật, độ trong mờ cao nên rất khó nhận biết vết trám với răng thật.
  • Độ bền độ cứng của vật liệu hàn răng toàn sứ tốt hơn so với Composite.
  • Cung cấp khả năng kháng khuẩn chống bám màu gần như hoàn hảo.
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn hẳn những vật liệu trám răng khác.
  • Nhược điểm:
  • Chi phí trám răng với vật liệu Inlay – Onlay khá cao.
  • Thời gian hàn răng rất lâu, trung bình mất 2 – 3 ngày mới hoàn thành.
  • Khó thay thế, nếu bị hỏng coi như phải hàn mới.
Chất trám răng Inlay – Onlay sứ
Chất trám răng Inlay – Onlay sứ

1.4. Hàn răng với vật liệu Amalgam (trám bạc)

Trám răng thẩm mỹ với Amalgam thường được nhắc đến với tên trám răng hợp kim bạc, là một phương án phục hình răng hữu hiệuthông dụng đối với nhiều trường hợp răng , răng sứt mẻ và hở kẽ. Kỹ thuật này sử dụng một vật liệu được gọi là Amalgam, là hợp kim của chì cùng một vài kim loại khác với tỉ lệ thích hợp.

Trước đây, vật liệu hàn răng tạm Amalgam được sử dụng khá rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên hiện tại, người ta lo ngại thuỷ ngân trong Amalgam sẽ gây hại cho sức khoẻ nên vật liệu hàn đang ngày càng ít được sử dụng.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao có thể kéo dài lên đến hơn 15 năm.
  • Chịu được sự nuốt nhai va chạm khá tốt.
  • Chi phí rẻ hơn khi trám mặt bằng Composite.

Nhược điểm:

  • Màu bạc không đồng đều với màu răng nên không tạo ra tính thẩm mỹ.
  • Yêu cầu phải cạo bỏ hết men răng trước khi tiến hành trám Amalgam.
  • Khi trám bạc có thể khiến những răng xung quanh bị ngả màu xám.
  • Có thể gây dị ứng, nhưng đây vẫnvấn đề nhỏ.

1.5. Trám răng kim loại vàng và quý

Trám răng với vàng và kim loại quý là một phương pháp trám răng hiện đại, sử dụng vật liệu vàng hoặc một vài kim loại quý khác bao gồm bạc và đồng. Điều này giúp gia tăng sự cứng vững cùng độ bền cho miếng trám, rất phù hợp đối với răng hàm và tiền hàm.

Tuy nhiên, màu sắc của vật liệu kim loại quý thường có sự khác biệt khá lớn so với răng tự nhiên cho nên không phải ai cũng thích hợp sử dụng.

Ưu điểm:

  • Tạo ra cảm giác độc đáo đối với người sử dụng.
  • Độ cứng độ bền đạt mức cao gần như không sứt mẻ hoặc nứt.
  • Tuổi thọ của vật liệu hàn cao, có thể sử dụng từ 10 – 15 năm.

Nhược điểm:

  • Chi phí khi sử dụng vật liệu hàn răng hợp kim vàng khá cao.
  • Mất thời gian phải trở lại phòng khám ít nhất 2 lần để phục hình răng.
  • Có thể gây ra trường hợp shock điện do có sự tiếp xúc của nước bọt và kim loại tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm sảy ra nên bạn có thể yên tâm nhé
Trám răng bằng vàng và quý kim
Trám răng bằng vàng và quý kim

>> Xem thêm: Trám răng bao lâu sẽ hết đau ?1 Số trường hợp trám răng xong bị đau

1.6. Chất liệu hàn răng bằng Compomer

Chất hàn răng bằng Compomer là sự pha trộn của nhựa composite cùng với ionomer thuỷ tinh tạo nên. Mục đích của sự pha trộn này là để vật liệu có màu sắc đẹp mắt hơn composite và khả năng giải phóng florua tương tự như ionomer.

Mặc dù được sử dụng phổ biến để trám răng, vật liệu Compomer một vấn đề với độ bền cũng như khả năng chịu lực. Khi sử dụng trong môi trường nhai, miếng trám Compomer sẽ phải chịu sự va chạm thường xuyên có thể dẫn đến sự mòn nhanh. Do đó, sau một thời gian sử dụng việc thay thế miếng trám mới là cần thiết.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ tốt do kế thừa tính chất của Composite.
  • Khả năng giải phóng Florua do tính chất từ loại kính Ionomer.

Nhược điểm: Khả năng chịu va đập độ bền thấp sẽ không đảm bảo khi phục hình các răng hàm. Tuy nhiên nếu muốn phục hình răng cửa bạn hoàn toàn có thể sử dụng được.

1.7. Chất hàn trám răng Cermets

Vật liệu trám răng Cermets với cấu tạo giống vật liệu GIC nguyên thuỷ nhưng được bổ sung tỷ lệ bạc trong thành phần cấu tạo. Tỷ lệ bạc có trong Cermets sẽ đảm bảo cải thiện tốt hơn cả độ cứng, độ bền khả năng chịu mài mòn của vật liệu GIC nguyên thuỷ.

Đặc biệt, Cermets có độ trong mờ cao, giúp nha sĩ nhận biết sâu răng tái phát thông qua hình ảnh X-quang. Điều này giúp cho nha sĩ có khả năng nhận biết rõ ràngdễ dàng hơn sự tái phát của sâu răng, qua đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ưu điểm:

  • Không yêu cầu chất kết dính nha khoa.
  • Độ trong suốt cho phép máy X-quang chẩn đoán sâu răng tái phát dễ hơn.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không tốt.
  • Cermets giải phóng florua ít hơn so với GIC.
  • Độ cứng độ bền kéo thấp.
Chất hàn trám răng Cermets
Chất hàn trám răng Cermets

1.8. Trám răng Eugenate

Chất trám răng tạm thời Eugenate là vật liệu trám răng tính gây độc hại không lâu dài. Nha khoa hay sử dụng chất trám tạm Eugenate trong quá trình điều trị tuỷ răng. Vì vậy, khi nói về vật liệu trám răng tạm trong một khoảng thời gian ngắn thì đây sẽ là sự chọn lựa hàng đầu và dĩ nhiên đây không phải là vật liệu trám răng vĩnh viễn.

Chúng sẽ giúp hệ tuỷ răng được đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tuỷ răng xuyên suốt quá trình điều trị.

Ưu điểm:

  • Thời gian đông cứng nhanh, thường mất khoảng 20 phút.
  • Khả năng chống thấm cao hơn so với Cement và Amalgam.
  • Chi phí rẻ.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu uốn chịu kéo kém hơn những vật liệu trám khác.
  • Dễ bị bong tróc khi sử dụng.
  • Có thể bị chảy nhựa trong một vài trường hợp.

>> Xem thêm: Top 5 vật liệu trám răng được sử dụng nhiều nhất

BeDental là một đơn vị nha khoa uy tín và chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng cho các bệnh nhân. Với phương châm an toàn và tận tâm, BeDental cam kết mang lại cho khách hàng trải nghiệm trám răng GIC an toàn và hiệu quả.

Khi đến BeDental để trám răng GIC, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và tư vấn một cách chi tiết về tình trạng răng miệng của mình. Đội ngũ y bác sĩ sẽ giúp khách hàng lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất cho từng trường hợp, đồng thời thông tin chi tiết giá thành để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.

Sau khi thực hiện quá trình trám răng GIC, các bác sĩ của BeDental sẽ hướng dẫn các biện pháp bảo vệ và duy trì miếng trám để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu để mang lại niềm tin và hài lòng cho khách hàng.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *