Đau răng : 1 số loại thuốc chưa đau răng mà bạn cần biết

thuốc chữa đau răng
Tên quảng cáo

Tuỳ thuộc nguyên nhân gây đau răng các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau răng và cách chữa trị thích hợp với người bệnh. Một số thuốc giảm đau hay được sử dụng bao gồm: Paracetamol, aspirin, thuốc viên hay kết hợp với metronidazol.

1. Vì sao bị đau răng?

Nguyên nhân đau răng thường là do:

Các bệnh ở nướu:

Bệnh viêm nướu và tổn thương tổ chức quanh nướu là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng nhiều nhất. Những mảng bám làm cho nướu bị kéo xuống, huỷ hoại cấu trúc xương bảo vệ răng. Túi nướu làm cho vùng răng không được sạch sẽ nên gây viêm nhiều tổ chức quanh răng.

Sâu răng, viêm tuỷ:

Một số vi khuẩn trong miệng chuyển hoá đường và tinh bột thành axit sẽ phá huỷ men, ngà răng trong nước bọt, tạo nên lỗ sâu. Nếu lỗ sâu nhỏ thì có thể không gây đau, còn những lỗ sâu to hơn sẽ tích tụ nhiều mảnh vụn thức ăn. Lỗ sâu răng gây nên viêm tuỷ, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới áp xe xương ổ răng. ..

Áp xe nướu răng:

Nguyên nhân là do những mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt tại nướu răng, lâu ngày gây nên viêm và đau dẫn tới nhiễm trùng như sưng hoặc chảy mủ tại chỗ nào xảy ra áp xe. Do vậy, thuốc giảm đau răng là phương pháp hàng đầu có thể điều trị cho người bệnh.

Do thiếu vi chất: Thiếu vitamin C gây viêm lợi và chảy máu chân răng; thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A, fluor sẽ làm cho cấu tạo răng suy yếu, mất men răng khiến răng mọc không đúng chỗ.

Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C

Hoặc suy giảm sức đề kháng: Trẻ em sau khi bị một số bệnh như cúm, thuỷ đậu, . .. nếu không giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể gây viêm loét trong miệng, nhiễm trùng máu và biến chứng phổi rất nguy hiểm. Người cao tuổi nếu sức đề kháng yếu sẽ gây ra viêm lợi và viêm quanh răng.

Chấn thương răng, miệng:

Ngã do tai nạn nghề nghiệp, nhai phải sạn khi ăn uống, ẩu đả. .. gây sâu, nứt và mòn răng, từ đó vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào tuỷ răng gây nhiễm trùng.

Gặp tai nạn nghề nghiệp:

Nhiều trường hợp khi nhổ răng hàm bị sâu lâu ngày đã mất đi chỉ còn chân răng, cần phải đục để nhổ chân răng, điều này gây tổn thương xương hàm. ..

Rối loạn nội tiết tố:

viêm lợi tuổi dậy thì, viêm lợi khi sinh đẻ, viêm lợi khi thai nghén, viêm lợi tuổi tiền mãn kinh. .. gây ra tình trạng đau răng.

Mọc răng khôn:

Răng khôn thường mọc dài khi 16 – 30 tuổi và đặc biệt là 45 tuổi. Răng này cũng gây đau và viêm nướu lúc mọc. Răng khôn khi mọc ngược và mọc sâu trong xương hàm là nguyên nhân tạo ra các cơn đau nướu răng mãn tính.

Chảy máu chân răng:

Nguyên nhân là do người bệnh đánh răng quá nhiều, đánh không đúng vị trí hay sử dụng bàn chải không phù hợp gây mài mòn ở vùng răng tiếp xúc với nướu răng. Lớp men bị bào mòn làm lộ phần ngà và gây nên tình trạng ê buốt mỗi khi người bệnh chải răng hay khi ăn.

2. Dùng thuốc giảm đau răng nào tốt nhất

Tuỳ thuộc nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau răng và phương pháp chữa trị thích hợp. Cụ thể:

Thuốc giảm đau: paracetamol và aspirin.

Phối hợp một số loại thuốc kháng sinh họ beta lactam với metronidazol sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì nó tiêu diệt được vi khuẩn ái khí và vi khuẩn trung tính. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh không sử dụng rượu hoặc thuốc lá.

Bổ sung vitamin: Vitamin: A, D3, C, B2 là các nhóm vitamin đặc biệt cần cho người bị đau răng.

Thuốc Panadol Extra: Công dụng, liều dùng và các lưu ý quan trọng

Các loại thuốc Nam:

Hành củ, tỏi tươi, kha tử, gel tươi lô hội, . .. giúp giảm đau, lợi khuẩn, kháng viêm, hồi phục tổ chức tổn thương, bồi bổ cơ thể. .. và ngăn ngừa đau răng miệng.

Benzocain:

Đây là thuốc giảm đau răng hiệu quả nhất vì thuốc giúp gây tê nhẹ và làm mát tại nơi đau. Khi thoa thuốc vào nướu và răng thì bạn sẽ có cảm giác tê trong răng, giúp giảm đau nướu và răng, giảm đau nhói và áp lực xoang.

Thuốc Benzocain có tác dụng gì? | Vinmec

Thuốc kháng viêm không steroid:

Thuốc kháng viêm không steroid là một trong các thuốc giảm đau răng hiệu quả cho răng sâu, bệnh nướu răng hoặc áp lực xoang trong thời gian ngắn. Thuốc kháng viêm không steroid không nên sử dụng hơn 10 ngày khi không có chỉ định của với bác sĩ.

link tham khảo :Bệnh sâu răng có lây không ? Nguyên nhân chính gây nên sâu răng

Acetaminophen:

Không giống như thuốc kháng viêm không steroid – hoạt động như một thuốc giảm đau, giảm viêm và giảm sốt, acetaminophen chỉ hoạt động như một thuốc giảm đau và giảm sốt chứ không điều trị nhiễm trùng. Do vậy, acetaminophen là thuốc giảm đau chống chỉ định đầu tiên trong điều trị những cơn đau nhói liên quan đến sâu răng cấp cũng như viêm răng mạn tính lan rộng

Thuốc Acetaminophen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng | Vinmec

3. Phòng ngừa đau răng hiệu quả

Các bệnh về nướu hay có triệu chứng như viêm nướu, nướu sưng, đỏ, sờ mềm, không săn chắc và đau răng, do đó, để không bị tình trạng này xảy ra, bạn cần lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần

Khi bị sâu răng, phương pháp giúp giảm tình trạng đau nhức răng trong trường hợp này là phải cắt bỏ vết sâu, điều trị tuỷ (nếu cần) và thực hiện vá trám hoặc bọc răng sứ. Trong trường hợp sâu răng quá nặng thì cần phải phẫu thuật nhổ bỏ và mọc lại răng mới thay hoặc đã mất.

Đối với trường hợp đau răng khi mọc răng khôn thì nên nhổ bỏ nhằm giảm tình trạng ê nhức. Mọc răng khôn không những gây ra sự đau nhức khó chịu ở người bệnh mà là nguyên nhân của vô số các bệnh lý răng miệng nguy hiểm và tình trạng viêm nhiễm.

Tập thể dục răng miệng bằng cách đánh hai hàm răng 100 cái, đồng thời lắc lưỡi 20 lần bên phải và 20 lần bên trái, sau đó đảo miệng để tạo nước bọt rồi nuốt sạch nước bọt 20 lần, phương pháp này làm cho răng săn chắc; kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh.

link tham khảo :áp xe răng là gì và 1 số cách khắc phục

Trong trường hợp đau răng vì thiếu vitamin d bạn nên bổ sung các vitamin khác. Trẻ nhỏ đang bú mẹ và trẻ mới biết chải răng thì phụ huynh dùng khăn bông để vệ sinh lợi, răng cho con sau mỗi khi ăn hoặc uống nước ngọt. Trẻ dưới 3 tuổi nên dạy và tập thói quen chải răng, xúc miệng làm sạch răng miệng sau khi ăn uống. Người cao tuổi không còn răng thì cũng phải vệ sinh lợi hoặc răng miệng (nếu có) hằng ngày, đặc biệt là sau mỗi khi ăn uống.

Trước và sau khi tập Aerobic nên ăn gì tốt nhất?

Nói tóm lại, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau răng trên đây chỉ có tính chất trước mắt và nhất thời. Nguyên nhân gây nên cơn đau răng của từng người không giống nhau và muốn giải quyết nó nhanh chóng thì tốt nhất cần đến bác sĩ nha khoa khám để xác định rõ nguyên nhân gây đau, nhất là trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như rét run, sốt, đau răng trên 2 ngày thì càng không được chủ quan.
Không ít trường hợp bị đau răng do một số bệnh lý nha khoa như lười khám, dùng thuốc giảm đau răng cấp tốc tại nhà đã gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy ghi nhớ rằng việc phát hiện sớm nguyên nhân đau răng để chữa trị kịp thời mới là biện pháp giúp giảm đau hiệu quả và dài lâu.
Bên cạnh sự xuất hiện của các cơn đau răng bất chợt, mỗi người trong chúng ta nên kiểm tra sức khoẻ nha khoa của bản thân bằng việc chải răng đều đặn 2 lần/ngày để vệ sinh sạch răng nướu và giúp những tổn thương nhanh bình phục. Bên cạnh đó, lên kế hoạch khám sức khoẻ răng miệng định kỳ 6 tháng/lần cũng có thể coi là biện pháp hữu hiệu giúp tìm ra những nguy cơ nha khoa tiềm ẩn trước khi cơn đau răng xuất hiện.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Bài liên quan

One thought on “Đau răng : 1 số loại thuốc chưa đau răng mà bạn cần biết

  1. Pingback: Răng nhạy cảm và 1 số nguyên nhân | Làng mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *