Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Tháo răng sứ cũ lắp mới là biện pháp được chỉ định đối với các trường hợp sau: Làm mới răng sứ , răng sứ quá tuổi, bọc sứ bị hỏng, …Việc tháo răng sứ có đau đớn không? Việc tháo răng sứ cũng không gây hại cho sức khoẻ vì không bị đau nếu được tiến hành tại nha khoa uy tín.
1. BỌC RĂNG SỨ CÓ THÁO RA ĐƯỢC KHÔNG?
BỌC RĂNG SỨ CÓ THÁO RA ĐƯỢC KHÔNG? Chụp răng sứ sẽ tồn tại vững chắc trên khuôn hàm và không có nguy cơ làm bong trượt hoặc rớt đầu ra. Quy trình tháo răng bọc sứ được tuân thủ nghiêm ngặt và tuyệt đối phù hợp với sức khoẻ. Răng sứ sẽ được đặt lên răng thật và dán bởi keo nha khoa chuyên dụng sau khi đã qua bác sĩ mài răng và lấy dấu.
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện ngoại hình của răng. Quá trình này bao gồm việc bác sĩ mài bớt men răng bên ngoài của những chiếc răng bị hô, khấp khểnh, lệch lạc, nhiễm màu và sau đó sử dụng mão răng sứ để phủ lên răng đã được mài, tạo ra hàm răng đều đặn và trắng sáng.
Mão răng sứ sau khi được chụp lên cùi răng sẽ khít và bám chặt lên răng, làm cho quá trình tháo răng sứ trở nên khó khăn. Giữa mão răng và cùi răng có một lớp xi măng chuyên dụng trong nha khoa, được sử dụng để giữ cho mão răng sứ ổn định trên cung hàm và không bị lung lay khi ăn nhai. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết như khi răng sứ gặp vấn đề hoặc muốn thay đổi hình dáng răng, việc tháo răng sứ vẫn có thể được thực hiện.
Trong quá trình tháo răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây tổn thương cho nướu và các răng lân cận. Đồng thời, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác và tránh các biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Sau khi răng sứ được tháo, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bệnh lý nào ở các răng đã được bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Sau khi các vấn đề bệnh lý răng miệng được khắc phục hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành bọc lại răng sứ cho bệnh nhân. Răng sứ mới sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Vì được gắn bởi keo nha khoa chuyên dụng nên việc tháo răng sứ ra có thể thực hiện bình thường tuy nhiên cần bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của bác sĩ. Bởi nếu không sẽ gây gãy nát răng sứ và có thể ảnh hưởng đến tuỷ răng thật.
2. THÁO RĂNG SỨ LÀM LẠI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Tháo răng sứ làm lại được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Răng sứ kim loại sau một thời gian dùng sẽ xuất hiện viền đen ở lợi.
- Khi có yêu cầu thay thế một dòng răng sứ mới cao cấp hơn.
- Muốn đổi kiểu dáng răng sứ.
- Xuất hiện các biến chứng, buộc phải lấy răng làm lại.
- Nướu bị viêm.
Không thể tự ý thay răng sứ tại nhà, nên có sự tư vấn của bác sĩ và phải làm bằng bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm về chuyên ngành bọc sứ
3. THÁO RĂNG SỨ CÓ ĐAU KHÔNG?
Tháo răng sứ có đau không? Thực tế, quá trình tháo lắp răng sứ không gây đau nhức. Điều này xảy ra vì toàn bộ kỹ thuật được thực hiện thông qua răng giả, không làm khách hàng cảm thấy đau nhức nhiều. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc gây tê cũng giúp giảm đau trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình bọc răng sứ không gây đau, quý khách nên chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ không có kỹ năng sẽ không thể kiểm soát được độ hở và độ dày của răng sứ cần được cắt, khiến việc bọc răng sứ không tốt có thể làm cho dụng cụ chạm vào ngà răng và gây đau nhức.
Đặc biệt đối với những khách hàng lắp mão vàng, mão kim loại quý có độ cứng rất cao. Nếu quá trình xử lý không ổn định, có thể xâm lấn vào ngà răng bên trong. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau khi bọc răng sứ, có thể có cảm giác ê buốt và hơi khó chịu. Để giảm đau, bạn chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. QUY TRÌNH THÁO RĂNG BỌC SỨ NHƯ THẾ NÀO?
Quy trình tháo răng bọc sứ sẽ diễn theo các bước như sau:
Bước 1: Khám và kiểm tra
Thông thường khi làm bất cứ thủ thuật nào, bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám. Điều này giúp chẩn đoán hiện trạng răng và tìm nguyên nhân để được thay răng sứ.
Bước 2: Vệ sinh răng sứ và tê
Khoang miệng sẽ được vệ sinh sạch và tê nhằm giảm đau cho khách hàng.
Bước 3: Vệ sinh răng sứ
Bác sĩ sẽ tiến hành tháo những cái răng sứ theo kiểu cắt rời từng chiếc răng sứ và tách các bộ phận ra.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân và thay dấu răng
Bác sĩ tiến hành giải quyết sự cố hoặc nếu không có sẽ qua bước thay dấu răng để làm chiếc răng sứ mới.
Bước 5: Gắn răng sứ mới
Sau khi răng sứ đã làm sạch, sẽ được trả lại khách hàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn một lần cuối nhằm bảo đảm việc ăn uống nhai vẫn xảy ra tốt.
5. THÁO RĂNG SỨ CÓ BỌC LẠI ĐƯỢC LẦN 2 KHÔNG?
Sau khi được lắp vào răng, răng sứ sẽ bám chắc và không thể tháo ra bằng cách thông thường, mà cần sự hỗ trợ từ nha khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ phải cắt gỡ từng phần mão răng sứ để tránh gãy thân răng.
Khi đó, răng sứ sẽ không còn nguyên vẹn và không thể được gắn lại như ban đầu. Do đó, việc phục hình sau khi tháo răng sứ là bắt buộc. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cùi răng, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp bọc sứ hoặc trồng răng để tái tạo hình dáng.
6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỌC LẠI RĂNG SỨ
Tháo răng sứ có thể gây đau không chỉ là một vấn đề nhỏ, mà còn có những hệ lụy liên quan đến việc thay thế răng sứ nhiều lần. Các hệ lụy cụ thể bao gồm:
- Nguy cơ gãy, vỡ, mòn nhiều của răng gốc: Thay răng sứ nhiều lần có thể làm cho răng gốc dễ bị tổn thương, gãy, vỡ hoặc mòn nhiều hơn. Do đó, răng gốc có thể trở nên nhạy cảm hơn khi chúng ta ăn nhai.
- Tổn thương nướu răng và hư hỏng các răng bên cạnh: Nếu người thực hiện việc bọc răng sứ không có kỹ năng cao hoặc răng sứ không chất lượng, có thể gây tổn thương cho nướu răng và làm hỏng các răng bên cạnh. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu xương răng và các vấn đề khác.
Một số lưu ý người bệnh cần nhớ khi tháo, bọc lại răng sứ:
- Mặc dù việc tháo răng sứ có thể thực hiện được, nhưng bệnh nhân nên chỉ tháo răng sứ khi gặp các trường hợp cụ thể được bác sĩ chỉ định.
- Để tránh tình trạng phải thay mão sứ nhiều lần, bệnh nhân nên chọn mão sứ mới đảm bảo tỷ lệ, chất liệu và được chế tác phù hợp với tình trạng răng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Để đảm bảo quá trình tháo, bọc lại răng sứ được thực hiện chính xác, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao.
- Sau khi bọc lại răng sứ, cần hạn chế sử dụng thực phẩm quá cứng hoặc quá nóng để tránh tình trạng răng nhạy cảm hoặc tổn thương như mẻ răng. Bổ sung vitamin và canxi cũng giúp răng và nướu khỏe mạnh.
- Thói quen đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên răng cùng với việc khám răng định kỳ 2 lần/năm sẽ giúp theo dõi tình trạng răng miệng và phát hiện kịp thời các vấn đề bệnh lý răng miệng.
Pingback: Niềng răng mặt trong là gì? Có hiệu quả không? - Làng mới
Pingback: Nang xoang hàm là gì? 2 cách nâng xoang hàm hiệu quả - Làng mới
Pingback: Tháo răng sứ có đau không? Lưu ý khi tháo răng sứ