Tác hại từ việc nhai một bên hàm sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Nhai lệch 1 bên hàm nghĩa là bạn thường xuyên dùng 1 bên hàm trái hoặc phải khi nhai, nuốt thức ăn. Lực nhai đều dồn sang 1 bên. Thói quen này xuất phát khi bạn đau răng, sâu răng, mất răng. .. ngay từ bé đã có hành vi nhai theo bản năng. Nhai lệch một bên hàm tưởng chừng như đơn giản song trên thực tế nó ẩn chứa nhiều mối nguy hại.
Thói quen nhai một bên hàm là như thế nào?
Thói quen nhai một bên là hành động đưa thức ăn sang phía bên phải hoặc bên trái của miệng khi nhai. Đây là một thói quen khá xấu và dễ gặp ở những người có nhiều vấn đề răng miệng như bị mất răng, sâu răng, răng nứt gãy, mẻ, mòn men hay lợi bị hở kẻ. ..
Nhai một bên hàm là thói quen tưởng chừng như vô hại tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cơ thể cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt người bệnh.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhai lệch 1 bên hàm
Nhai một bên hàm là thói quen hình thành ở những người gặp phải các vấn đề răng miệng như bị rụng răng, đau răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
bị mất răng
Nếu một bên hàm không may bị mất răng tạo nên khoảng trống trên cung hàm thì cơ thể sẽ từ từ hình thói quen nhai một bên hàm còn lại.
Đau răng
Tình trạng đau răng sẽ khiến bạn cảm giác vô cùng đau đớn khi bị ảnh hưởng từ bất kì một tác động bên ngoài ế nào. Do đó, để giảm tình trạng đau nhức răng xu hướng ăn nhai sẽ là bỏ bên hàm trên và nhai ở bên hàm còn lại.
Bệnh răng miệng
Những bệnh hay gặp như sâu răng, viêm họng, viêm nướu chỉ ở một bên hàm cũng sẽ khiến bạn thấy khó chịu, đau nhức và bạn cũng sẽ đổi qua nhai ở hàm còn lại.
Mới nhổ răng khôn
Việc nhai vào thời gian đầu khi mới mọc răng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cân chỉnh với bên hàm còn lại. Vô tình, nó sẽ hình thành thói quen nhai một bên hàm.
Đối với các trường hợp với nhai lệch bên hàm vì một số nguyên nhân bệnh lý khác nhau bạn cũng có thể tự điều chỉnh để tình trạng ăn nhai lại bình thường.
Trên đây là những nguyên nhân làm hình thành thói quen chỉ nhai ở một bên hàm. Nếu bạn lơ là và không giải quyết sớm thì nhiều hậu quả đối với sức khoẻ sẽ phát sinh trong thời gian tới.
Tham khảo thêm : Viêm nha chu là gì? Các dấu hiệu của bệnh viêm nha chu mà bạn cần biết
Tác của từ việc nhai một bên hàm
Thói quen nhai một bên hàm là hành động đưa thức ăn sang phía bên phải hoặc bên trái của miệng để nhai. Đây là một thói quen ăn uống vô cùng xấu và dễ gặp ở những người có nhiều vấn đề răng miệng như một bên hàm bị mất răng, sâu răng, răng bị mẻ, nứt gãy, lung lay, mòn men hay răng bị hở kẽ. .. Nhai một bên hàm tưởng chừng như vô hại tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như sự thẩm mỹ của khuôn mặt.
Nhai một bên hàm hay nhai lệch hàm là thói quen vô cùng xấu, nếu kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và đặc biệt là sức khoẻ toàn thân. Cụ thể là:
Mặt lệch
Mặt lệch do nhai một bên: Việc dồn áp lực vào quai hàm trái/phải khiến các cơ tại đó bị chùng lại. Ngược lại, bên không được nhai sẽ bị co lại và gây nên tình trạng mất cân đối giữa 2 phần mặt.
Theo nhiều thống kê, 73.7% dân số thế giới có nửa mặt phải dài hơn nửa mặt trái. Cùng với đó, quai hàm bên phải cũng thon thả và gọn lại. Hoạt động nhai lệch trong thời gian dài không những làm mặt méo mó mà kéo theo nhiều bệnh răng miệng cần điều trị.
Lệch cơ hàm

Một bên hàm được dùng thường xuyên theo thời gian sẽ khiến cơ quai hàm ngừng hoạt động ở một bên. Cơ quai hàm bên còn lại sẽ co lại khi ít được hoạt động. Điều này khiến cho khuôn mặt bị lệch thành một bên to một bên nhỏ. Trở nên nguy hiểm hơn nữa là bạn có thể bị lệch toàn bộ khuôn mặt và gây mất thẩm mỹ.
Răng bị mài mòn gấp đôi
Rặng dù tốt đến mấy nhưng khi cọ xát thường xuyên nó cũng sẽ bị mài mòn. Tuy nhiên, nếu nhai đều 2 bên thì răng sẽ mài mòn rất nhanh và cân xứng. Nhưng bạn nhai 1 bên thì mọi áp lực sẽ dồn lên một hàm, khiến răng bị mài mòn gấp đôi so với hàm còn lại.
Răng dễ bị tổn thương
Thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến răng bên hay nhai bị mòn và răng bên không nhai bị đóng vôi. Điều này sẽ vô tình tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng phát triển, chúng tiết ra những chất độc làm mòn men răng hoặc làm hư hỏng mô bảo vệ răng, dẫn tới sâu răng, viêm nướu và viêm lợi, đặc biệt làm ảnh hưởng tới tuỷ răng.
Hệ thống tiêu hoá bị xuống cấp
Việc nhai một bên hàm thường xuyên sẽ khiến thức ăn không được băm nhuyễn kỹ hơn để đi xuống dạ dày. Khi đó, hệ thống tiêu hoá sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa để tiêu hoá thức ăn, lâu ngày sẽ khiến hệ tiêu hoá kém phát triển và gây nên những bệnh liên quan đến dạ dày, đường hô hấp.
Tham khảo thêm : Những điều mọi người cần biết khi sâu kẽ răng hàm!
tổn thương khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm có chức năng hỗ trợ con người thực hiện những hoạt động như há miệng, nói chuyện. Các hoạt động như ăn, nói chuyện, ngáp. .. đều cần tới bộ phận quan trọng này.
Khi nhai lệch một bên, khớp thái dương hàm sẽ mòn dần và không đồng đều ở hai bên, có thể dẫn tới tình trạng chệch khớp, nếu dùng miệng sẽ nghe được tiếng khớp xương kêu.
Nếu tình trạng này kéo dài, khớp thái dương hàm có thể bị tổn thương gây đau đớn, thậm chí khiến người bệnh không khép hay mở được miệng như mong muốn.
Tham khảo thêm : Nha sĩ hướng dẫn cách vệ sinh hàm giả tháo lắp và cách bảo quản hàm giả tháo lắp
Cách loại bỏ thói xấu nhai một bên hàm

Thói quen nhai một bên hàm dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng miệng. Bạn hãy loại bỏ thói xấu trên càng sớm càng tốt.
Để biết bản thân có nhai một bên hàm tốt không, bạn cần nhìn vào từng bữa ăn và quan sát cách nhai của mình. Nếu răng bị mòn hoặc bị đau nhức khiến việc nhai thức ăn trở nên khó khăn thì bạn cần đến nha khoa điều trị.

Đối với các gia đình có trẻ thì bố mẹ cần để ý cách ăn của bé. Nếu phát hiện bé có thói xấu nhai lệch một bên thì phụ huynh nên nhắc nhở giúp bé chỉnh lại cách nhai cho phù hợp. Thêm vào đó, bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của con nhằm nắm vững được chúng có bị ảnh hưởng gì không.
Nếu phát hiện bé bị sâu răng hoặc vùng lợi xung quanh chân răng bị đau hay bị sưng viêm thì phải ngay lập tức đưa bé đến bác sĩ nha khoa để điều trị kịp thời.
Phương pháp khắc phục hàm lệch khi nhai một bên hàm

Ngày nay, biện pháp khắc phục tình trạng nhai một bên hàm tương đối đơn giản. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân của thói quen nhai mà bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn phương pháp điều trị thích hợp.
Trong trường hợp hàm bị lệch bởi thói xấu nhai một bên từ bé, bạn có thể tập nhai cân đối ở hai bên hàm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phối hợp với bài tập massage mặt. Có rất nhiều bài massage để giúp tăng cường cơ mặt. Chúng đều có thể thực hiện được tại nhà, vừa thuận tiện và giúp giảm chi phí điều trị.
Mặc dù thế, nếu hàm bị lệch quá lớn thì biện pháp massage sẽ không đảm bảo đem đến hiệu quả như mong đợi. Khi ấy, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín hay bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt để tiến hành thăm khám và điều trị.
Nếu hàm lệch khi nhai một bên gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm lợi thì bạn nên đến nha khoa điều trị dứt điểm. Cách này sẽ giúp bạn khắc phục dứt điểm tình trạng hàm lệch. Các nha sĩ sẽ xử lý răng bị lệch hoặc chỗ bị viêm lợi để phục hồi chức năng nhai của răng như ban đầu.
Một phương pháp khác điều trị lệch mặt là niềng răng. Người bệnh không cần chịu sự đau đớn khi thực hiện phẫu thuật. Khi răng bị lệch ngược trở lại khớp cắn chuẩn thì xương hàm lệch cũng sẽ thay đổi. Thời gian có thể khắc phục tình trạng này là 12 đến 18 tháng.
Bạn cũng có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật nhằm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm để điều trị tình trạng lệch hàm do thói quen nhai một bên. Đây là biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu cân xứng rất nhiều trên gương mặt. Đến với phương pháp này, bác sĩ sẽ thêm vào hay cắt bỏ các xương hàm và gắn chúng lại để chỉnh đến khi tổng thể khuôn mặt hài hoà, cân đối. Thời gian cho một ca phẫu thuật chỉnh xương hàm là khoảng 3 đến 4 tiếng với mức chi phí tương đối cao.
Nếu do nguyên nhân như sâu răng, viêm lợi hoặc rụng răng làm bạn ăn uống nhai khó. Bạn hãy ngay lập tức tới nha khoa để được điều trị. Giảm bớt động tác nhai lệch một bên để tránh những hệ quả xấu nhé. Vì nó không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà tổn hại đến sức khoẻ của bản thân bạn. Ngoài ra, nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh nướu răng nha !
Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn. Ưu điểm của Nha khoa BeDental Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm. CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090 CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM) 56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080 GIỜ HOẠT ĐỘNG: 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Các dấu hiệu nhiễm trùng răng và 1 số phương pháp điều trị | Làng mới