Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Sưng lợi là gì ? 6 Cách chữa sưng lợi bằng phương pháp tự nhiên sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà nếu để lâu dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng. Vậy nguyên nhân gây sưng nướu là gì? Làm sao để ngăn ngừa sưng nướu? Chúng tôi sẽ bật mí với bạn trong bài viết sau đây.
Sưng lợi là gì? Biểu hiện của sưng lợi?
Nướu răng đặc biệt quan trọng với sức khoẻ răng miệng của người. Nướu được tạo nên từ loại mô hồng, che phủ xương hàm, phần mô này mềm, xốp và nhiều mạch máu.
Nếu lợi bị sưng, chúng có thể nhô đầu ra hay phồng to. Sưng nướu chỉ bắt đầu khi nhổ răng. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nướu của bạn có thể trở nên sưng tấy dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Nướu bị sưng có màu đỏ thay vì màu hồng bình thường.
Phần nướu bị sưng dễ bị kích ứng, nhạy cảm hoặc đau. Bạn cũng có thể nhận thấy nướu răng dễ chảy máu hơn khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
Triệu chứng bị sưng lợi răng hàm dưới và hàm trên hay gặp là:
- Lợi có màu đỏ đậm, sung huyết, ấn đau và thấy lỏng hay sưng lên
- Chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng
- Tụt lợi làm người bệnh thấy răng có vẻ nhỏ hơn
- Hôi miệng, hơi thở có màu
- Sưng lợi răng hàm là tình trạng răng miệng hay gặp, dù chưa gây hại đến sức khoẻ nhưng việc tìm đúng nguyên nhân và điều trị là điều rất cần thiết để chữa trị kịp thời tránh tạo nên những biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân nào gây nên sưng lợi?
Đang trong thai kỳ
Bị sưng lợi trong khi mang thai cũng là triệu chứng bạn thường gặp nhất vì cơ thể sản xuất quá nhiều hormone làm tăng lượng máu ở nướu răng. Sự tăng lưu lượng máu này có thể khiến nướu của bạn dễ dàng bị kích ứng thêm và dẫn đến sưng tấy.
Sự thay đổi nội tiết này cũng có thể cản trở cơ thể bạn chống lại vi khuẩn và gây nhiễm trùng nướu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm lợi.
Lợi bị sưng bởi tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc có làm giảm tuyến nước bọt như thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm cúm. .. cũng là một nguyên nhân gây sưng lợi. Khi nước bọt không được tiết đủ, miệng sẽ bị sưng, khoang miệng không được nước bọt làm sạch thì sẽ góp phần làm mảng bám và cao răng dễ dàng hình thành và lan truyền rộng rãi.
Ây là tác dụng phụ của thuốc việc sưng nướu có thể xảy ra hay không còn tuỳ thuộc vào cơ địa từng người. Do đó muốn kiểm tra xem sưng nướu có phải là thuốc không, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bệnh để có những kết luận chắc chắn và bác sĩ sẽ thay thể các loại thuốc khác nếu cần.
Thiếu hụt vitamin trong bữa ăn hàng ngày
Sự thiếu vitamin B và C có thể gây ra tình trạng viêm nướu răng nếu bạn không cung cấp đúng liều được khuyến cáo mỗi ngày. Vitamin C là loại vitamin đem lại hiệu quả cao nhất đối với việc hồi phục tổn thương và tăng cường sức khoẻ răng miệng. Đặc biệt, nếu bạn là người không ưa ăn trái cây và thường xuyên bỏ qua rau quả trong bữa ăn thì nguy cơ gặp những bệnh liên quan đến viêm nhiễm như viêm lợi hay viêm nướu là khá cao.
Chấn thương, va đập
Chấn thương, va chạm ở vị trí răng cửa khi bị ngã hoặc vật cứng đập phải có thể gây tổn thương răng cửa và kích thích gây sưng lợi răng cửa. Trường hợp chấn thương nhẹ có thể tự giới hạn, giảm viêm và đau nhức trong vòng một vài giờ. Nhưng nếu chấn thương quá nặng người bệnh cần được khám chẩn đoán tổn thương.
Bệnh sâu răng cửa
Bệnh sâu răng miệng là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây sưng nước. Tuy răng cửa có bề mặt phẳng và có thể làm sạch khi vệ sinh răng miệng song răng cửa giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt thức ăn nên dễ dàng bị các thức ăn dư thừa bám vào, hình thành mảng bám hoặc bong răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
6 Cách chữa sưng lợi bằng phương pháp tự nhiên
Nước cốt chanh chữa viêm lợi
Trong nước ép chanh có chứa chất kháng sinh giúp chữa một số bệnh nhiễm trùng nướu răng vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, chanh chứa hàm lượng vitamin C cao có thể giúp nướu răng chống lại một số bệnh viêm nhiễm. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho nước cốt chanh ra cốc, pha với chút muối, quấy đều, sau đó bôi dung dịch trên lên răng rồi đợi thêm vài phút thì súc miệng lại bằng nước sạch.
Trị sưng lợi với quả Nam Việt Quất
Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả Nam Việt Quất còn chứa chất chống oxy hoá từ flavonoid làm tăng cường khả năng đề kháng, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và giúp liền vết thương nhanh chóng. Do đó, ăn Nam Việt Quất hoặc uống nước ép loại trái cây này mỗi ngày sẽ làm giảm sưng lợi hiệu quả.
Lô hội
Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam và có thể chữa viêm nướu răng. Bạn lấy một ít gel lô hội bôi đều và nhẹ vào chỗ bị viêm hay dùng nước ép lô hội sắc uống mỗi ngày cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng tấy của nướu răng.
Giảm đau sưng lợi bằng cách dùng đá
Chườm nước đá đúng cách sẽ giúp bạn giảm hiệu quả các triệu chứng viêm, sưng. Nhiệt lạnh kéo dài có tác dụng làm cho mạch máu nhỏ teo lại dẫn đến tốc độ lưu thông máu chậm hơn, giảm tuần hoàn máu tại chỗ và gây tê vùng mô lợi bị tổn thương, nhờ đó làm giảm chảy máu, sưng đỏ và đau nhức.
Sử dụng nước muối
Dùng nước muối làm vệ sinh răng miệng là một trong những cách chữa viêm lợi dễ dàng và đơn giản nhất. Bạn có thể pha một ít muối vào ly nước nóng và súc miệng 3 lần/ngày giúp loại bỏ các mảng bám và làm sạch lợi, giảm tình trạng viêm, sưng tấy.
Dầu hạnh nhân hay dầu đinh hương
Đây là phương thuốc chữa viêm nhiễm nướu răng hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp đau răng. Bạn có thể thoa dầu trực tiếp vào vùng nướu răng bị đau hoặc dùng nụ đinh hương nhai hay cho một chút muối vào nước nóng rồi uống, cơn đau nhức răng sẽ giảm bớt.
Làm thế nào để ngăn ngừa nướu bị sưng?
Có một vài phương pháp phòng ngừa khác bạn có thể áp dụng để tránh sưng nướu răng, đó là duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống các thực phẩm lành mạnh.
Chăm sóc răng miệng
Chải răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn, đặc biệt là sau bữa ăn. Hãy đến gặp bác sĩ của bạn mỗi sáu tháng một lần để làm sạch cao răng. Nếu bạn bị hôi miệng, nó có thể làm tăng khả năng hình thành mảng bám và cao răng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn bằng nước súc miệng và bàn chải đánh răng có thể giúp điều trị tình trạng trên.
Ăn uống điều độ
Bổ sung nhiều loại Vitamin và khoáng chất, đặc biệt Vitamin B, C sẽ giúp răng miệng khoẻ hơn. Đồng thời cũng tránh những loại thức ăn quá cay, quá mặn gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi.
Sưng lợi tuy không nghiêm trọng nhưng cũng gây nên không ít phiền toái cho người bệnh. Điều trị kịp thời là cách hiệu quả nhất giúp bạn có một hàm răng khoẻ mạnh.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng bàn chải lông mềm để chải nhẹ nhàng làm sạch toàn bộ 4 mặt răng theo hướng 45 độ.
- Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch những mảng bám thức ăn trên kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì có thể gây tổn thương lợi.
- Sử dụng nước súc miệng thảo dược hàng ngày mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Massage lợi răng nhẹ để loại bỏ đau răng và cũng sẽ tăng cường lưu lượng máu đến vùng lợi giúp chữa bệnh.
- Không hút thuốc lá và hạn chế rượu.
- Khám nha khoa 6 tháng một lần.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày và bổ sung đủ dinh dưỡng giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khoẻ giúp bạn tự tin trong giao tiếp.
- Hạn chế những loại thức ăn quá nóng như pizza hay một số loại đồ uống có ga như bia, rượu vang. ..
- Không ăn thức ăn quá cứng và khi nuốt cần nhai kĩ nhằm tránh tổn thương nướu răng.
- Súc miệng và đánh răng sau khi nhai thức ăn nóng hoặc cứng bám trên răng như bánh mỳ, kẹo ngọt hay trái cây sấy khô. ..
- Bỏ hút thuốc lá.
Nếu tình trạng lợi bị sưng liên tục và gây phiền toái, khó chịu cho bạn, hãy tìm đến nha khoa uy tín để chữa trị. Tại đây nha sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây sưng nướu và tư vấn những biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng trên.
Tham khảo thêm : 4 Cách khắc phục răng lồi xỉ ở trẻ em và người lớn
1 số phương pháp điều trị và chăm sóc khi bị tụt lợi
Cười hở lợi : Nguyên nhân và cách điều trị
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Website: https://langmoi.vn/
This is the perfect blog for anybody who really wants to understand this topic. You know a whole lot its almost hard to argue with you (not that I actually would want toÖHaHa). You definitely put a brand new spin on a topic that has been written about for ages. Great stuff, just wonderful!
Pingback: Cắt lợi kiêng ăn gì và cần ăn gì ? | Làng mới