Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Thế nào là sâu răng vào tủy?
Về cấu trúc, một chiếc răng hoàn chỉnh sẽ bao gồm phần thân răng và chân răng. Phần thân răng là phần sẽ nhô ra bên ngoài khoang miệng mà chúng ta trông thấy, còn phần chân răng nằm sâu trong vị trí xương hàm, bọc bên ngoài là lớp nướu và lợi. Vị trí phần chân răng được gọi là cuống (chóp) răng vì đây chính là nơi hội tụ của nhiều dây thần kinh và mạch máu khác nhau.
Thân răng có cấu tạo bao gồm lớp ngoài cùng và lớp trong răng. Lớp ngoài cùng hay còn được gọi với cái tên khác là men răng, đây là một bộ phận có đặc tính là tương đối cứng và được xem là “áo giáp” đóng vai trò bảo vệ cấu trúc răng.
Lớp ngoài răng thông thường có tính chất mềm hơn men răng, bên trong được bao bọc bằng màng tuỷ và ống tuỷ. Trong các ống tuỷ bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Phần tuỷ răng ở thân răng thường được gọi với cái tên khác là tuỷ miệng, và phần tuỷ ở chân răng được gọi là tuỷ chân.
Khi tình trạng sâu răng vào tuỷ là như thế nào? Như chúng ta đã biết, nguyên nhân của tình trạng sâu răng vào tủy bắt nguồn từ việc hình thành những mảng bám trên răng, sau đó phát triển nên các tụ vi khuẩn xâm nhập hơn vào cấu trúc của men răng, phá huỷ dần bề mặt răng rồi đi vào cấu trúc tuỷ.
Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì “lỗ sâu răng” sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu xuống dưới gây ra tình trạng răng sâu vào tuỷ. Tình trạng này nếu để lâu sẽ càng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng của người bệnh.
Biểu hiện khi răng sâu răng vào tuỷ
Sâu răng vào tuỷ là một bệnh lý rất nguy hiểm và có thể kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến người bệnh. Trên thực tế, khi gặp phải tình trạng bệnh lý này, người bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài các dấu hiệu theo những giai đoạn khác nhau, ví dụ như sau:
Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy răng có những triệu chứng ê buốt khi ăn uống đồ lạnh, thay đổi nhiệt độ, . .. Một lẽ dĩ nhiên là khi ăn những thứ đồ quá nóng hay quá lạnh chúng ta sẽ cảm thấy ê buốt, nhưng khi có dấu hiệu răng sâu vào tuỷ thì cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện lâu hơn bình thường.
Thỉnh thoảng, các cơn đau nhức này cũng sẽ đột nhiên xuất hiện, nhưng cũng sẽ mau chóng biến mất. Đây là những dấu hiệu khá mơ hồ khiến bạn khó dự đoán được chính xác tình trạng bệnh.
Giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn mà người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức răng xảy ra lâu và dữ dội hơn. Trạng thái đau cũng sẽ thay đổi theo, bao gồm đau dữ dội cho tới cơn đau có thể lan rộng tới đỉnh đầu. Đặc biệt, cơn đau trong giai đoạn này không tập trung vào một vị trí mà lại lan rộng ra cả khoang miệng khiến bạn khó nhận biết được vị trí đau răng.
Tham khảo thêm: Cẩm nang chăm sóc trước & sau nâng mũi mà bạn nên biết
Những cơn đau nhức khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng sống.
Giai đoạn sau
Tuỷ răng bị sâu do một khoảng thời gian dài không được điều trị lúc này đã chết và bạn cũng sẽ không còn cảm thấy bất kì dấu hiệu đau nhức nào trong giai đoạn này nữa. Tuy nhiên, các dấu hiệu khác nghiêm trọng hơn có thể biểu hiện ra bên ngoài.
Cụ thể, sâu răng vào tuỷ dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do những mảnh thức ăn dính vào kẽ răng này, lâu ngày dẫn tới hình thành tụ vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng. Lúc này, lợi và nướu của bệnh nhân có thể bị viêm hoặc sưng lên dưới ảnh hưởng của vi khuẩn.
Sau một thời gian, cấu trúc răng của bệnh nhân sẽ bị xấu dần, có thể bị gãy, nứt và nghiêm trọng hơn là mất hoàn toàn vì tình trạng sâu răng phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tới cấu trúc cứng của răng.
Trong giai đoạn này, bạn có thể thấy một vài chấm hoặc vệt trắng tại vị trí lợi, quanh chân răng sẽ bị mưng mủ, mặt bị sưng do lợi sưng đỏ nghiêm trọng, gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng không dứt.
Các biến chứng của bệnh sâu răng vào tuỷ
Bệnh răng bị sâu vào tuỷ có thể kéo theo những biến chứng rất nghiêm trọng, đôi khi nó có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Khi vết sâu răng đã lan sâu vào trong tuỷ, lúc này cấu trúc răng không còn cứng như ban đầu nên rất dễ dẫn tới tình trạng gãy rụng và chức năng nhai nghiền thức ăn cũng sẽ suy giảm nghiêm trọng.
Một khi tổ chức tuỷ bị viêm và di chuyển tới vị trí chân răng, lâu ngày không được vệ sinh và chăm sóc khiến vết sâu phát triển nhanh hơn hoặc lan dần vào phần cuống răng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng chóp răng.
Có thể chúng ta sẽ không ngờ được mức độ nguy hiểm của việc viêm nhiễm vùng chóp răng. Tình trạng này kéo theo dấu hiệu mặt sưng do lợi sưng to lên khiến răng bị chảy máu hoặc nghiêm trọng hơn là áp-xe cuống răng, Viêm nhiễm cuống răng không được điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra các răng bên cạnh, gây nhiễm trùng nhiều răng và gia tăng tình trạng sâu răng mà bắt buộc phải nhổ bỏ tất cả những chiếc răng này.
Khi ổ nhiễm trùng lan rộng đến chóp răng sẽ gây ra tình trạng viêm xương hàm và lan ra những vùng xung quanh nhiễm trùng nghiêm trọng, khó có thể kiểm soát.
Bị răng sâu răng vào tuỷ có nguy hiểm không?
Bệnh lý răng sâu vào tuỷ là một tình trạng bệnh lý liên quan đến sức khoẻ răng miệng rất nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cụ thể như sau:
Việc sâu răng vào tuỷ dẫn tới việc hình thành các lỗ nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các mảnh thức ăn dễ bám vào chân răng hơn, hình thành sự tích tụ vi khuẩn làm sưng và viêm nướu, dễ chảy máu trong quá trình ăn uống, đây cũng là tác nhân gây ra tình trạng hôi miệng.
Sâu răng vào tuỷ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuỷ răng và cấu trúc răng, có thể dẫn tới tình trạng rụng răng vĩnh viễn
Tình trạng này nếu không được điều trị đúng sẽ dễ khiến vết viêm tuỷ lan rộng ra những mô xung quanh làm ảnh hưởng tới việc ăn uống và sinh hoạt, có một số trường hợp vết viêm tuỷ xâm lấn vào máu dẫn tới tình trạng nhiễm trùng máu gây hoại tử.
Viêm tuỷ dẫn tới viêm toàn bộ ổ xương hàm
Viêm tuỷ trở thành môi trường thuận lợi phát triển nang chân răng. Nang chân răng lâu ngày có thể gây huỷ hoại toàn bộ cấu trúc xương hàm, và để lại nhiều di chứng khó có thể phục hồi được toàn bộ cấu trúc răng
Những vị trí viêm xương ổ răng trên cấu trúc xương hàm sẽ là nơi cư trú thuận lợi cho các tụ vi khuẩn phát triển và là yếu tố khiến các bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường hay tim mạch bệnh trở nặng hơn.
Quá trình điều trị sâu răng vào tủy thực hiện sau?
Với tuỷ răng bị viêm, tình trạng càng kéo dài mức độ đau càng nhiều, có thể gây viêm và hoại tử lan toả ra những vùng răng khác. Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị diệt tuỷ răng càng sớm càng tốt, những phần tuỷ răng bị viêm nhiễm và hoại tử sẽ được loại bỏ vĩnh viễn. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh và trám bít ống tuỷ để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
Với tuỷ răng nằm sâu trong ống tuỷ nên kỹ thuật này có thể gây đau mặc dù đã được tiêm thuốc gây tê.
Dưới đây là kỹ thuật diệt tuỷ răng để điều sâu răng vào tủy
Tham khảo thêm: Lở miệng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
2.1. Bước 1: Đánh giá tình trạng sâu răng vào tủy
Những trường hợp viêm tuỷ răng nặng, tạo lỗ sâu và khó điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định điều trị diệt tuỷ răng. Nhưng trước khi chỉ định điều trị bác sĩ sẽ khám toàn diện sức khoẻ răng miệng của người bệnh để đánh giá tổng thể tình trạng viêm. Kỹ thuật chụp phim X-quang giúp phát hiện cấu trúc răng sâu đồng thời cũng giúp chẩn đoán vị trí và mức độ răng bị viêm tuỷ.
Nếu có thắc mắc về kỹ thuật điều trị tuỷ răng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
2.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ gây tê
Trước khi thực hiện phẫu thuật, răng miệng của bạn cần được vệ sinh sạch nhằm tránh nhiễm trùng cũng như gây khó cho bác sĩ thao tác. Các công việc làm sạch răng bao gồm: súc miệng, diệt vi khuẩn, loại bỏ cao vôi răng, . ..
Sau khi làm xong, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho những răng chuẩn bị điều trị tuỷ và có thể là cả khu vực xung quanh nếu viêm ảnh hưởng xa. Thông thường, thủ thuật và gây tê sẽ được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.
2.3. Bước 3: Đặt đế y tế
Bước chuẩn bị cuối trước khi điều trị diệt tuỷ là sử dụng đế cao su, điều này giúp cho khu vực quanh răng chuẩn bị thao tác được khô ráo, sạch sẽ. Nếu không, môi trường ẩm ướt thường xuyên của răng miệng làm tăng khả năng nhiễm trùng và gây khó cho thao tác của bác sĩ.
2.4. Bước 4: Thực hiện điều trị sâu răng vào tủy
Đầu tiên, bác sĩ cần tạo lỗ thông nhỏ từ chân răng vào trong ống tuỷ bằng mũi khoan nha khoa chuyên dụng. Lực mũi khoan cũng đủ để tạo một lỗ thông hẹp, có thể gây đau rát cho người bệnh nhưng do có thuốc tê nên bạn vẫn cảm thấy dễ chịu. Sau thao tác này, nha sĩ sẽ mở tuỷ để đo độ dài ống tuỷ.
Dụng cụ hút chuyên dụng sẽ được đặt bên trong ống tuỷ để lấy ra các tế bào tuỷ bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó là thực hiện làm sạch và điều chỉnh kích thước ống tuỷ. Khi chắc chắn không có bất kì mô tuỷ bị viêm hoặc hoại tử còn sót lại trong răng, thao tác diệt tuỷ răng sẽ kết thúc.
2.5. Bước 5: Trám bít ống tuỷ
Sau khi loại bỏ toàn bộ tuỷ viêm, tuỷ hoại tử, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, lỗi thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong miệng tấn công. Vì thế, bác sĩ cần trám bít lại răng hoặc lỗ thông trên răng với nhựa đa khoa chuyên dụng.
Nhựa này sẽ bít tắc hoàn toàn ống thông trên răng được tạo ra trước đó và có độ cứng tương đương mà không gây trở ngại đến quá trình nhai nuốt của người bệnh. Nếu bạn muốn đòi hỏi thẩm mỹ cao hơn nữa thì có thể bọc sứ trên các răng đã điều trị diệt tuỷ.
Lưu ý khi điều trị sâu răng vào tuỷ
Trong quá trình điều trị tình trạng sâu răng vào tuỷ, người bệnh cần chú ý tới những lưu ý cụ thể như trên để không gây nên bất kì biến chứng nào trong quá trình điều trị:
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một cách để khiến tình trạng răng sâu ăn vào tuỷ cải thiện một cách tốt hơn. Trong quá trình chăm sóc răng, bệnh nhân cần dùng các loại bàn chải có lông mềm, đánh răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới để làm sạch các mảng bám.
Sâu răng vào tủy nên ăn gì? Nên có chế độ ăn cân đối dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nên tránh các loại thức ăn giàu chất béo và tinh bột trong quá trình điều trị.
Tham khảo thêm: Chữa tủy răng xong vẫn bị đau là do gì ?
Khi đã nhổ răng, bệnh nhân không nên ăn các loại thức ăn quá nóng hay quá nguội vì có thể ảnh hưởng xấu tới vị trí vết nhổ.
Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình điều trị.
Cách phòng tránh sâu răng vào tuỷ
Tình trạng sâu răng vào tuỷ là một tình trạng bệnh lý có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng, chính vì thế chúng ta cần nắm rõ các cách phòng tránh nhằm đảm bảo ngăn ngừa được căn bệnh này.
Để phòng tránh sâu răng vào tủy thì yếu tố cần thiết và quan trọng nhất đó chính là vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ hoặc tăm nha khoa để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám thức ăn có trong khoang miệng và ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh những món đồ ngọt, đồ béo và thức ăn quá cay nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, ngay khi cơ thể có các biểu hiện của bệnh, bạn nên đi thăm khám nha khoa ngay, tuyệt đối không được chậm trễ bởi nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm: 15+ Tướng mũi giàu sang, phú quý cả đời ở nam, nữ
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhằm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu ban đầu để tránh tình trạng sâu răng vào tủy tiến triển nhanh hơn và khó điều trị hơn.