Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Sâu răng trẻ em xảy ra khi men răng bị mòn, thông thường do men răng yếu và nhạy cảm. Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể dẫn đến bệnh tuỷ răng và các biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp điều trị phổ biến gồm điều trị tuỷ, trám răng và sử dụng fluoride. Để phòng ngừa, hạn chế đồ ngọt và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Sâu răng trẻ em là gì?
Sâu răng trẻ em cũng giống như nhiều loại sâu răng khác. Tình trạng này xảy ra khi men răng bị tổn thương. Men răng là lớp cứng bên ngoài của răng. Theo nhiều nghiên cứu, sâu răng là một trong các bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ em. Trẻ em bị sâu răng thường xuyên hơn người lớn. Điều này là do men răng của trẻ em cũng yếu và nhạy cảm hơn.
Sâu răng xảy ra ở trẻ em khi vi khuẩn chuyển hoá đường thành axit và phá vỡ chúng. Để phòng ngừa sâu răng, điều quan trọng là cần chắc chắn rằng trẻ không ăn quá nhiều đồ ngọt hay uống quá nhiều đồ uống có đường cũng như vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Tham khảo thêm : Sâu răng khôn và 1 số phương pháp điều trị
Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ em
Khi mới bị sâu răng, trẻ có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển, những triệu chứng nặng hơn có thể phát triển. Có thể kế đến như sau:
- Răng bị mất màu ở một số nơi, một số điểm trên bề mặt nhai hoặc xung quanh các răng.
- Đau răng khi nhai hoặc đau hàm không rõ lý do.
- Răng nhạy cảm, đau nhói khi nhai đồ ngọt, lạnh hoặc nóng hoặc khi thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng.
- Xuất hiện vết đen trên mặt răng.
- Răng của trẻ xuất hiện nhiều vết ố, răng bị xỉn màu, nướu sưng đau hoặc bị đen, . ..
- Bề mặt quanh lỗ sâu răng chuyển thành màu nâu, màu đen.
- Răng ê buốt khi trẻ ăn uống các đồ có tính hàn, lạnh bất thường
- Trẻ đau răng mà không biết lý do
- Hơi thở có mùi khó chịu
Sâu răng không được điều trị sớm sẽ phát triển thành bệnh tủy răng gây đau nhức kéo dài. Nhiễm trùng lâu ngày có thể lan ra quanh thân răng và gây áp xe, sưng nề. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, điều trị lâu dài và tốn kém.
Tham khảo thêm : 5 Cách dùng lá lốt chữa sâu răng đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà
Nguyên nhân khiến sâu răng trẻ em
Những vấn đề về sức khoẻ
Khi trẻ có các vấn đề về hô hấp dẫn đến khó hít thở bằng mũi mà phải thở qua miệng cũng làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Vì nước bọt là tác nhân quan trọng chống lại sâu răng. Dòng chảy và tốc độ lưu thông của nước bọt giúp lấy đi những mảnh thức ăn còn đọng lại và vi khuẩn cho nên khi trẻ phải thở bằng miệng sẽ dẫn đến hôi miệng. Khô miệng là một trong các nguy cơ làm tăng tình trạng sâu răng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Mảnh vụn thức ăn còn đọng lại bên trong môi trường khoang miệng có thể là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Từ đó hình thành ra những vết sâu trên răng. Các mảng bám thức ăn bám lại sẽ giúp vi khuẩn sinh sống và phân huỷ carbohydrate tạo nên axit. Lúc này axit sẽ tấn công và gây tổn hại cho men răng, cuối cùng dẫn đến sâu răng.
Không chỉ thế, các mảnh vụn thức ăn cũng tạo ra những mảng bám chứa nhiều axit phá huỷ men răng. Khi men răng bị ảnh hưởng chúng sẽ có nguy cơ hình thành những lỗ sâu. Với những trẻ em hay sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao sẽ gặp phải bệnh lý này.
Vậy nên phụ huynh cần phải hạn chế cho bé hay sử dụng những món bánh ngọt như socola, kem và một số các thực phẩm chứa nhiều chất béo, . ..
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng không đúng
Hầu như các phụ huynh đều khá chủ quan trọng việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con em mình. Việc vệ sinh răng miệng một sơ sài, không đủ số lần cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mảng cần, mỗi phụ huynh nên chủ động hình thành thói quen chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho bé thật tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Không chỉ đánh răng đều đặn, đủ số lần, mà cần đảm bảo chải răng theo đúng một chiều, và phải biết cách sử dụng chỉ nha khoa ngăn ngừa mảng bám.
Thiếu khoáng chất fluoride
Fluoride là một khoáng chất quan trọng giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng. Nó có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước giải khát, đồng thời được thêm vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Fluoride giúp tái khoáng hóa men răng, hồi phục các tổn thương nhỏ và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Trẻ em thiếu hụt chất fluoride sẽ dễ dàng bị sâu răng hơn những đứa trẻ khác.
Tác hại sâu răng trẻ em
Nếu không được điều trị sớm, bệnh sâu răng sẽ khiến tình trạng sâu răng nghiêm trọng thêm và gây ra các tác hại như sau:
– Trước hết, khi trẻ bị sâu răng, các tác hại mà chúng ta có thể nhận ra khá rõ đó là tình trạng đau nhức và buốt sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi ăn, hay ngay cả khi uống nước. Trẻ bị đau răng hay quấy khóc và khó ngủ do đau. Tình trạng khó ăn khó ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm cân và suy dinh dưỡng.
– Trường hợp răng sâu ăn thủng tuỷ có thể gây viêm tuỷ và bắt buộc phải nhổ bỏ.
+ Nếu răng bị sâu là răng sữa và cần phải nhổ đi sớm sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai, ví dụ giống như răng mọc ngược hoặc mọc thẳng.
+ Nếu răng bị sâu là răng vĩnh viễn mà cần phải nhổ đi trẻ sẽ không mọc răng mới. Do đó, nếu để đảm bảo tính thẩm mỹ sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ.
– Hiện tượng nhiễm khuẩn quanh chân răng sau sâu răng có thể khiến trẻ bị đau nhức xương và tổn thương ở khớp này sẽ khiến cho hơi thở của trẻ có mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến việc tập trung khi giao tiếp.
– Không chỉ thế, bệnh sâu răng cũng gây ra các ảnh hưởng xấu đối với dạ dày cùng một số cơ quan khác.
– Gây ra các biến chứng như viêm xương hàm, viêm loét ở một số bộ phận trong khoang miệng, . .. khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí.
– Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn tới viêm quanh chân răng, viêm lợi, viêm tuỷ răng, nhiễm khuẩn, . .. trong những trường hợp nặng còn dẫn đến viêm màng phổi.
– Áp xe răng và rụng răng cũng gây ảnh hưởng khá nhiều cho quá trình nhai thức ăn. Hơn nữa, cũng làm gia tăng nguy cơ vỡ ổ xương răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt của trẻ.
Tham khảo thêm : Sâu răng hàm số 6 và số 7 – Phải làm thế nào?
7 cách chữa sâu răng tại nhà cho trẻ
Nước muối
Nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng và diệt vi khuẩn sâu răng, mà còn là phương pháp hiệu quả để làm dịu chứng đau răng, rất dễ thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp nước lọc và muối theo tỉ lệ 5:1. Hướng dẫn trẻ uống một ngụm nhỏ nước muối mỗi sáng và tối, súc miệng kỹ rồi nhổ ra và rửa mặt bằng nước sạch. Phương pháp này không chỉ giúp duy trì vệ sinh răng miệng mà còn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại, đồng thời làm giảm các triệu chứng đau răng một cách rõ rệt.
Trám răng
Trong trường hợp trẻ bị sâu răng nặng, việc trám răng là cần thiết để hạn chế sự phát triển của bệnh. Trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và mang lại kết quả khá tốt, đặc biệt với những trường hợp sâu răng mới bắt đầu. Khi được trám sớm, khả năng giữ được răng sữa sẽ cao hơn, từ đó không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của trẻ. Điều này giúp trẻ có thể ăn uống đầy đủ và hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường.
Lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và thường được dùng để chữa một số bệnh về răng miệng, bao gồm cả sâu răng. Bố mẹ chỉ cần giã nhỏ 2-3 lá trầu không, lọc qua rây để lấy nước cốt. Sau đó, thêm một vài thìa muối vào hỗn hợp này. Cho bé súc miệng với hỗn hợp trên hai lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Điều trị tủy
Điều trị tủy là một phương pháp quan trọng và hiệu quả khi sâu răng đã lây lan vào tủy răng gây đau nhức. Quy trình điều trị bao gồm việc nha sĩ sẽ làm sạch vi khuẩn bên trong tủy răng, bao gồm cả mô tủy và ống tủy. Sau đó, họ sẽ dùng vật liệu chuyên biệt để trám kín ống tủy, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trở lại và gây viêm nhiễm. Thành phần Glucogen, Allin và Fitonxit trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm. Khi nghiền nhuyễn tỏi, thêm một chút muối rồi bôi trực tiếp lên chân răng, sẽ giúp giảm đau ngay tức thì.
Tỏi
Thành phần Glucogen, Allin và Fitonxit trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm. Cùng với đó khi nghiền nhuyễn tỏi cho thêm một chút muối rồi bôi trực tiếp lên chân răng sẽ có tác dụng làm dịu đau ngay tức thì
Tổng kết
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là rất quan trọng, không chỉ để bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Sử dụng các phương pháp như nước muối, lá trầu không, và điều trị tủy đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị sâu răng trẻ em hiệu quả. Việc này cần sự chú ý và kiên nhẫn từ bố mẹ để duy trì thói quen tốt cho trẻ, đảm bảo trẻ có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tươi sáng.
Cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ
Khi phát hiện dấu hiệu sâu răng ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cách chữa sâu răng sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng và mức độ sâu của thời điểm hiện tại.
Sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ là tình trạng mới bắt đầu xuất hiện những mảng màu trắng trên bề mặt răng và chưa hình thành các lỗ sâu lớn. Trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng các chất calcium và fluorine để trám vào vùng răng có dấu hiệu sâu. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và bảo vệ men răng.
Sâu răng nặng
Sâu răng nặng là tình trạng khi răng đã hình thành các lỗ hỏng đen, gây vỡ răng và đau nhức dữ dội. Nếu tình trạng sâu răng dẫn đến viêm tủy, bác sĩ sẽ cần phải tiến hành điều trị nội nha nhằm bảo tồn tủy, sau đó mới tiến hành trám vết sâu. Quá trình này giúp làm sạch vi khuẩn và bảo vệ phần răng còn lại.
Sâu răng nghiêm trọng
Sâu răng nghiêm trọng là khi sâu răng đã lan sâu vào trong tủy, dẫn đến viêm tủy cấp và áp xe xương ổ răng. Trong trường hợp này, nếu không thể bảo tồn tủy, bác sĩ sẽ cân nhắc việc nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận. Quá trình nhổ răng sẽ được thực hiện cẩn thận để đảm bảo không gây đau đớn và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Sún răng
Sún răng là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ từ 2 – 3 tuổi, khi răng cửa có hiện tượng đen dần rồi cụt đi. Việc điều trị sún răng phụ thuộc vào mức độ sún. Trường hợp răng sún nhẹ sẽ được chỉ định trám để ngăn chặn sự lan rộng. Nếu răng sún nặng, bác sĩ có thể phải cân nhắc nhổ bỏ răng. Tuy nhiên, nhổ răng sớm có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vị trí mọc của răng vĩnh viễn sau này.
Chữa sâu răng bằng thuốc
Cha mẹ có thể chữa sâu răng cho trẻ bằng cách bôi gel fluoride lên răng. Nếu trẻ bị sâu răng nặng, cần phải tiến hành nạo sạch ngà vụn. Sau đó, nha sĩ sẽ sát khuẩn, khử trùng và trám lỗ sâu. Trong trường hợp không thể bảo tồn răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ hoặc thay tủy răng.
Để tăng cường tái khoáng cho răng ở vùng bị tổn thương, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các sản phẩm chứa photpho và canxi dạng gel. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được điều trị đúng và an toàn nhất. Các biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa sâu răng mà còn đảm bảo trẻ có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tươi sáng.
Pingback: 4 Cách phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ | Làng mới
Pingback: Sâu răng hàm là gì? Sâu răng hàm có nên nhổ không ? | Làng mới