Sái quai hàm và 1 số lưu ý cần biết

sái quai hàm
Tên quảng cáo

Sái quai hàm là như thế nào?

sái quai hàm là gì
Sái quai hàm là tình trạng mà vùng quai hàm dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu

Theo các chuyên gia chuyên khoa Cơ xương khớp, sái quai hàm là tình trạng mà vùng quai hàm dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu do việc há miệng quá to, cười lớn, nhai các thực phẩm cứng, nằm ngủ trong tư thế không đúng, hoặc nghiến răng khi ngủ…

Sái quai hàm không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì vậy, khi gặp phải sái quai hàm, nhiều người cảm thấy lo lắng.

link tham khảo : 1 số thông tin hữu ích về răng nanh

Nguyên nhân gây sái quai hàm

Sái quai hàm thường là sau khi có một chấn động mạnh đánh vào phần cơ và đường gân xương quai hàm, làm quai hàm bị chệch khỏi vị trí.

Ngoài ra, tình trạng sái quai hàm có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

Ngáp mạnh hoặc cười lớn liên tục, há miệng quá to khi ăn.

nguyên nhân gây sái quai hàm
Ngáp quá mạnh có thể gây sái quai hàm

Tư thế nằm ngủ không phù hợp, nhất là đối với người nằm nghiêng hay nằm ngửa quá lâu và người có thói quen nghiến răng khi ngủ.

Viêm nhiễm vùng miệng, hầu cổ

Người thường xuyên làm việc gắng sức hoặc mang vác những vật nặng gây ra áp lực lên phần cổ và vai khiến các cơ bị co giãn quá mức.

Những người thường xuyên gặp áp lực, stress, mệt mỏi trong một thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Theo nghiên cứu, sái quai hàm là một bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng khi bị sái quai hàm

Có thể nhận biết tình trạng sái quai hàm qua một số dấu hiệu như sau:

Cứng ở giữa phần cổ và quai hàm

Đây là triệu chứng hay gặp khi bị sái quai hàm. Người bệnh sẽ thấy có cảm giác tê mỏi trong vùng quai hàm, đau hàm và khó xoay cổ, đặc biệt là buổi sáng khi mới tỉnh dậy thì.

Ù tai, đau ở vùng đầu tai

Đối với trường hợp sái quai hàm, cơn đau không chỉ khu trú tại hàm mà lan toả khắp đầu khiến cho người bệnh có cảm giác đau ở vùng vành tai hoặc sau tai. Người bệnh có thể không nghe thấy hoặc không thể nghe được nữa do các bộ phận bên trong tai bị tổn thương nặng nề.

Khi há miệng nghe thấy tiếng kêu

triệu chứng sái quai hàm
Người mắc chứng sái quai hàm khi mở miệng có thể có tiếng

Người bị sái quai hàm phải há miệng một cách khó khăn mặc dù có thể nghe thấy tiếng kêu kèm theo.

 

Với triệu chứng khác

Các dấu hiệu khác của sái quai hàm bao gồm:

  • Răng không đều và không khớp với xương
  • Khi nhắm mắt lại cảm giác hàm không khớp
  • Hàm nhô ra như vậy
  • Không đóng hay ngậm được
  • Chảy nước bọt do người bệnh không thể đóng miệng
  • Gặp khó khăn khi thở, khi nuốt

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào liên quan đến những triệu chứng của bệnh, hãy hỏi ngay ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ.

Các phương pháp điều trị sái quai hàm

Bạn đang băn khoăn không biết phải làm thế nào khi bị sái khớp hàm? Hãy tham khảo ngay những phương pháp chữa trật khớp hàm dưới đây.

Phương pháp tự điều trị sái quai hàm tại nhà

Mẹo điều trị chệch khớp hàm tại nhà vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng đúng và kiên trì theo những cách sau đây là được.

Nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn

Khi bị trật khớp hàm, bạn cần có nhiều thời gian hơn để vận động và nghỉ ngơi đồng thời phải ngủ đúng tư thế (mặt nghiêng lên trên). Đặc biệt, cần phải tránh những tác động mạnh vào vùng xương hàm. Trong khoảng 6 tuần đầu, cần tránh mở miệng quá to.

Massage quai hàm

Bạn có thể cải thiện tình trạng trật khớp hàm bằng cách tự massage quai hàm. Để bắt đầu, hãy đặt ngón giữa và ngón trỏ lên vị trí trong quai hàm gây đau. Giữ lực ấn xuống ổn định và sau đó thực hiện các động tác xoay tròn. Thả áp lực sau vài phút, mở miệng và lặp lại quy trình này.

Điều chỉnh thực đơn ăn uống

Để cải thiện sái quai hàm, việc tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng. Hãy ưu tiên ăn các món ăn có kết cấu mềm và dạng lỏng. Đồng thời, tránh tiêu thụ các món ăn dai hoặc quá cứng. Ngoài ra, hạn chế hoạt động nhai và tránh làm xương hàm phải làm việc quá nhiều. Đây là một mẹo hiệu quả để giảm triệu chứng sái quai hàm mà ít người để ý đến.

Chườm khăn ấm

Đây là biện pháp làm giảm đau tự nhiên nhưng rất hữu hiệu. Để giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu, có thể lấy khăn nóng để chườm vào vị trí bị sưng. Chườm liên tiếp trong vòng 20 phút mỗi lần. Trong vài ngày đầu, có thể chườm sau mỗi 1 – 2 tiếng, càng về sau sẽ giãn ra và giảm xuống 3 – 4 lần mỗi ngày.

Chỉ cần áp dụng đúng theo những cách chữa sái quai hàm trên đây thì mọi triệu chứng đau nhức hay khó chịu tại xương hàm sẽ dần dần giảm xuống sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp trên mà tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có những triệu chứng bất thường như khó thở hay chảy máu thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở uy tín để được điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không tự ý bẻ hay nắn chỉnh khớp hàm. Nguyên nhân là bởi nếu thực hiện sai cách có thể làm khớp bị tổn thương nặng thêm, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu, đồng thời còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như cứng hàm hoặc méo miệng.

link tham khảo: Top 9 loại lá chữa sâu răng

Phương pháp điều trị sái quai hàm tại cơ sở y tế

Tuỳ vào mức độ sái khớp hàm cùng các biểu hiện kèm theo, bác sĩ sẽ tiến hành khám tỉ mỉ và đưa ra một phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh. Trong thực tế, có 2 phương pháp chữa trật khớp hàm được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới là nắn chỉnh và phẫu thuật.

Cụ thể, với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành nắn hàm còn nếu tình trạng của bệnh nhân quá nặng, phương pháp tự điều trị và nắn hàm không có kết quả thì buộc bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật hàm.

Nắn hàm

Để có thể tiến hành nắn hàm một cách nhanh chóng đồng thời hạn chế đau đớn cho người bệnh thì trước hết bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ. Sau đó, bệnh nhân được chỉnh tư thế ngồi sao cho phù hợp nhất cũng như tạo sự thuận tiện cho người bác sĩ trong toàn bộ quá trình nắn khớp hàm.

phương pháp điều trị sái quai hàm
Bác sĩ dùng tay nắn lại hàm cho bệnh nhân

 

Khi nắn hàm, bác sĩ sẽ sử dụng 2 miếng gạc chuyên dụng cố định vào mặt nhai dưới của nhóm răng 2 hàm và 2 bên. Tiếp đến, bác sĩ dùng 2 ngón tay cái với lực đủ mạnh sẽ nắn lại phần xương hàm bị trật theo hướng ra sau và xuống dưới nhiều lần. Đến khi người bệnh thấy xương hàm đã chắc lại đồng thời có thể vận động bình thường và không còn cảm giác đau đớn, khó chịu thì xương đã trở về đúng vị trí ban đầu.

Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm được chỉ định trong trường hợp sái quai hàm mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm do đã áp dụng đúng các phương pháp nói trên nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng quá mức bởi trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra

Phẫu thuật hàm là phương pháp có sự tác động trực tiếp vào xương hàm và buộc phải thực hiện ở các bệnh viện răng hàm mặt. Với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và hiểu biết về vấn đề nha khoa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả của cuộc phẫu thuật không

phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm là phương pháp có sự tác động trực tiếp vào xương hàm và buộc phải thực hiện ở các bệnh viện răng hàm mặt.

Một số điều cần lưu ý khi phòng ngừa và điều trị sái khớp hàm hiệu quả

Cần làm gì để tránh bị sái quai hàm và hồi phục nhanh sau khi điều trị, hạn chế nguy cơ tái phát? Để làm được các việc trên, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Tránh các tác động mạnh vào vùng xương quai hàm do chấn thương, va chạm, ăn những thực phẩm cứng,…
  • Nên ăn những thực phẩm cứng, mềm, dễ nhai, dễ nuốt
  • Không nên nói lớn đột ngột hay ngáp to. Có thể đặt tay dưới cằm khi ngáp nhằm hạn chế việc há miệng quá lớn.
  • Bỏ thói quen đánh răng khi ngủ
  • Ngủ đúng tư thế, ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ giúp bảo vệ răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt
  • Thường xuyên thực hiện những động tác massage cơ vùng mặt thật nhẹ nhàng để các khớp hàm được trơn tru và dẻo dai hơn.
  • Khi gặp phải tình trạng đau nhức hay căng cứng ở vùng xương quai hàm, nên chườm mặt bằng khăn nhúng nước nóng.
  • Xây dựng lối sống tích cực, tránh lo âu, căng thẳng, stress.
  • Tuân thủ những biện pháp an toàn khi ăn uống, làm việc hay chơi thể thao như sử dụng miếng che miệng hoặc đội mũ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần theo dõi để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tại nhà. Nếu có các dấu hiệu như đau ở vùng quai hàm, khó ăn, khó thở và khó cử động cơ hàm thì cần phải đi khám ngay.

link tham khảo: Tooth Discoloration: 3 Types of Tooth Discoloration

Ưu điểm của Nha khoa BeDental

Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.

Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ

Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm.
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Website:https://langmoi.vn/

 

 

Bài liên quan

One thought on “Sái quai hàm và 1 số lưu ý cần biết

  1. Pingback: Top 15 cách làm trắng răng tại nhà | Làng mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *