Răng sứ lung lay vì nhiều lý do, gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh và cản trở giao tiếp. Có cách nào khắc phục tình trạng này không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết tiếp theo đây!
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MÃO RĂNG SỨ LUNG LAY
Có nhiều dấu hiệu cho thấy răng sứ lung lay:
– Bạn cảm thấy răng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng , lạnh hoặc thấy nướu quanh thân răng bị kích ứng.
– Dùng tay lắc nhẹ thấy mão răng bị lung lay.
– Mão răng bị thay đổi vị trí ban đầu, không thẳng hàng so với các răng kế bên.
Nguyên nhân răng sứ lung lay
Răng sứ cố định giúp cho việc ăn uống của khách hàng trở nên sạch sẽ, thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu răng sứ lung lay thì có thể do những nguyên nhân sau:
– Bác sĩ thực hiện phục hình răng không có chuyên môn và tay nghề để thực hiện các quy trình như lấy dấu, dán sứ. Mão sứ không khớp hoàn toàn với răng thật nên sau một thời gian đồ ăn thức uống sẽ bị xê dịch, lung lay.
– Liên kết giữa răng sứ và cùi răng không bền chắc, dễ bị phá hủy bởi nước bọt và axit trong miệng. Dẫn đến sâu răng.

– Nếu bạn mắc bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng sứ và không được điều trị đúng cách, chân răng sẽ yếu đi và răng sứ bị lung lay.
– Răng sứ không bền, dễ bị lung lay do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Các mô – nâng đỡ răng bị tổn thương.
Răng sứ lung lay không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà về lâu dài còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe răng miệng. Do đó, khi xảy ra tình trạng như vậy, khách hàng nên khắc phục càng sớm càng tốt.
CÁCH KHẮC PHỤC RĂNG SỨ LUNG LAY
Trước khi tình trạng răng sứ bị lung lay trở nên nghiêm trọng, khách hàng nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ có trình độ chuyên môn điều trị.
Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị như sau:
Do điều trị bọc răng sứ không đúng cách
Bác sĩ tháo bỏ răng sứ cũ, lấy dấu răng thật và thiết kế mão răng sứ mới. Đảm bảo ôm sát vào chân răng, không có kẽ hở và khít hơn.
Đối với keo hết hạn sử dụng
Nếu răng sứ lung lay do keo dán không đạt, bác sĩ sẽ gắn lại thân răng bằng một lớp keo dán mới.
Đối với bệnh răng miệng
– Nếu do vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng. Khách hàng chỉ cần có phương pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn, hoặc những vi khuẩn có trên răng, đánh răng ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày. Tái khám định kỳ 6 tháng/lần, làm sạch vôi răng, mảng bám, kiểm tra răng sứ và kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để kịp thời phát hiện và khắc phục những biến chứng có thể xảy ra.

– Răng sứ lung lay do bệnh lý, nếu phần xương hàm còn nhiều thì răng sứ có khả năng sẽ cứng lại sau khi đã cạo vôi và làm sạch mặt chân răng. Hoặc nếu phần xương hàm đã bị tiêu đi còn quá ít, thì có khả năng phải nhổ bỏ chân răng. Trường hợp răng đang trong giai đoạn điều trị tủy nhưng chưa triệt để, chân răng có thể cũng sẽ bị lung lay nhiều, nhưng khi quá trình điều trị chấm dứt, răng sẽ cứng chắc trở lại.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng răng sứ lung lay, khách hàng cần quan tâm và chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn. Đồng thời phải duy trì thói quen thăm khám răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/lần.
Xem thêm: Răng cấm bị lung lay có nên nhổ không?
CÁCH HẠN CHẾ LÀM RĂNG SỨ LUNG LAY
Kỹ thuật cầu răng sứ
– Nếu cầu răng sứ bị lung lay do xi măng cố định bị phá hủy, bác sĩ sẽ gắn lại thân răng vào trụ bằng một lớp xi măng mới. Nếu mão răng đã được sử dụng trong một thời gian dài, nên thay thế bằng một cái mới.
– Nếu răng sứ bị lung lay do xung quanh răng bị đau, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Có thể bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ ra để xử lý triệt để nguyên nhân răng lung lay và bọc cầu răng sứ.
Kỹ thuật trồng răng Implant
Sau khi kiểm tra độ tương thích của trụ implant với xương hàm, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
Ngoài ra, khi trồng răng giả, bản thân cần chú ý vệ sinh, bảo vệ răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ để tránh làm răng giả bị lung lay như:
– Đánh răng 2 lần / ngày bằng bàn chải lông mềm, đánh sạch răng sau mỗi bữa ăn, nhất là sau khi dùng thực phẩm có chứa nhiều Axit. Chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến răng sứ, có thể làm ảnh hưởng.
– Khi chơi các môn thể thao vận động mạnh nên đeo máng bảo vệ răng
– Nên uống 2 lít nước mỗi ngày để trung hoà các Acid trong khoang miệng
– Gặp nha sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời nếu có thói quen nghiến răng
– Khám răng định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ để được kiểm tra cũng như cạo vôi răng và kiểm tra chất lượng răng sứ. Điều chỉnh kịp thời nếu răng giả có dấu hiệu lung lay hoặc bong phần xi măng liên kết
– Kiểm tra răng sứ, trụ implant 6 tháng 1 lần
Lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo được bác sĩ tư vấn, lắp răng giả và điều trị tốt. Không nên tin tưởng các cơ sở giá rẻ, vì chất lượng tay nghề và vật liệu sử dụng không được đảm bảo chất lượng và hiệu quả, có thể gây “tiền mất tật mang”.
Thông tin tham khảo
Dưới đây là bài viết chia sẻ về răng sứ lung lay, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Pingback: Cách khắc phục của việc bị gãy răng cửa - Làng mới
Pingback: Mão răng sứ là gì? Cấu tạo như thế - Làng mới