1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm
Cấu tạo răng bao gồm thân và chân răng, trong đó thân răng bao bọc bên trong là nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh cảm giác. Khi thân răng bao bọc bị mỏng đi hay tổn thương sâu, khiến bạn có tình trạng ê buốt, khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh thì răng sẽ trở thành răng nhạy cảm.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng nhạy cảm, nhưng phổ biến nhất là vì:
1.1. Lợi bị thoái hóa
Lợi có tác dụng bao bọc quanh răng và bảo vệ lớp thân răng cũng như mạch máu và dây thần kinh bên trong. Tuy nhiên khi lợi bị thoái hoá tụt xuống, thân răng không còn được bảo vệ nên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nước uống sẽ dẫn đến tổn thương và có thể gây ra răng nhạy cảm.
1.2. Mất men răng
Men răng có thể bị mỏng, mòn khi tiếp xúc nhiều với thức ăn và nước uống hàng ngày, đặc biệt những sản phẩm chứa nhiều chất ăn mòn. Kết quả là dịch nuôi dưỡng răng bên trong các ống ngà bị giãn nở, chảy ra khiến người bệnh ê buốt và đau nhức răng. Chải răng liên tục với bàn chải cứng cũng có thể là nguyên nhân làm mòn đi lớp men răng.
link tham khảo :Đau răng : 1 số loại thuốc chưa đau răng mà bạn cần biết
Có lẽ các bạn có răng nhạy cảm hiểu được tình trạng này ảnh hưởng khá nhiều trong ăn uống hàng ngày cũng như sức khoẻ răng miệng. Triệu chứng ê buốt và đau nhức răng sẽ xuất hiện thường xuyên khi dùng thức ăn hay nước uống nóng, lạnh, có độ mặn hoặc tính acid cao. Từ một răng nhạy cảm có thể gây đau nặng và làm ảnh hưởng cho những răng bên cạnh nếu không được chăm sóc điều trị tốt.
2. Cách chữa răng nhạy cảm
Khi có những triệu chứng ê buốt hoặc khó chịu từ răng nhạy cảm, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh ảnh hưởng cho răng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị răng nhạy cảm sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương ở răng, cụ thể như sau:
2.1. Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng
Bạn có thể tìm mua những sản phẩm kem đánh răng chuyên biệt có tác dụng làm dịu ê buốt và điều trị răng nhạy cảm được bán sẵn trên mạng. Loại kem đánh răng này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cản sự truyền cảm giác từ bên ngoài bề mặt răng đến các dây thần kinh bên trong, nhưng chỉ áp dụng với những răng nhạy cảm nhẹ.
2.2. Đánh răng đúng cách
Tất cả mọi người đều thực hiện việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu chải răng thế nào là đúng cách. Đặc biệt với răng nhạy cảm, cần chú ý chải răng theo hướng từ lợi lên thân răng, không đánh răng theo chiều thẳng đứng. Đánh răng theo cách này tránh làm lợi tổn thương và gây tụt lợi, ảnh hưởng đến thân răng khiến răng ê buốt nhiều hơn.
2.3. Sử dụng nước súc miệng giàu chất khoáng
Răng nhạy cảm nếu do răng bị thiếu hụt chất khoáng thì việc bổ sung là cần thiết. Cần dùng nước súc miệng có chất khoáng để bổ sung cho ngà răng hàng ngày thì triệu chứng đau ê buốt khi nhai thức ăn sẽ được cải thiện.
2.4. Trám các lỗ trên ngà răng
Nếu răng nhạy cảm và có nhiều lỗ nhỏ ở ngà răng, khiến dây thần kinh cảm giác trong thân răng bị kích thích thì cách tốt nhất là tráng men sứ lên lớp ngoài của răng. Sau khi tráng kín những khe hở trên ngà răng thì khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá nguội sẽ ngăn chặn được sự kích thích và co rút thân răng gây khó chịu.
Nếu men răng bị mòn nặng thì cần dùng lớp nhựa mềm tráng lên nhằm tái thông lớp men răng bảo vệ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng kỹ trước khi tiến hành trám men sứ hoặc phủ lớp nhựa lên răng.
link tham khảo :Cao răng đen và 1 số cách khắc phục
2.5. Cấy ghép lợi
Khi răng nhạy cảm gây ê buốt, khó chịu và tụt lợi hoặc lợi không bao bọc bảo vệ tốt thân răng thì việc điều trị ở lợi là cần thiết. Tuỳ theo mức độ tụt lợi, có thể điều trị viêm lợi để phục hồi dần dần hoặc cấy lợi vào cho răng được bao bọc bảo vệ tốt hơn nữa.
2.6. Diệt tủy răng
Khi răng bị tổn thương, nhạy cảm mà tuỷ răng bên trong bị viêm hoặc chết đi khiến răng không còn được nuôi dưỡng tốt nhất nhằm tránh viêm và đau thì bác sĩ sẽ xem xét thực hiện thủ thuật tiêu diệt tuỷ răng. Với thủ thuật này, răng sẽ được trám lớp bảo vệ nhằm tránh mòn và hư răng khi răng yếu đi.
2.7. Ghép nướu
Khi răng bị lung lay, nhạy cảm mà tuỷ răng bên trong bị viêm hoặc chết đi do răng không còn được nuôi dưỡng tốt thì nhằm tránh viêm và đau, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện thủ thuật tiêu diệt tuỷ răng. Từ thủ thuật nha khoa, răng sẽ được trám lớp bảo vệ giúp tránh mòn và hư răng làm răng giòn dần.
Như vậy, có rất nhiều cách điều trị răng nhạy cảm với kết quả khác nhau tuỳ theo nguyên nhân và mức độ bệnh. Để điều trị hiệu quả, khi có các triệu chứng răng nhạy cảm bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế, tìm nguyên nhân và xin ý kiến từ bác sĩ có chuyên khoa. Những trường hợp răng nhạy cảm phức tạp do nhiều nguyên nhân thì việc điều trị cũng phức tạp kết hợp nhiều biện pháp khắc phục trước mắt và cải thiện lâu dài.
3. Phòng ngừa răng nhạy cảm
Các trường hợp răng nhạy cảm thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một việc làm rất cần thiết trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Một số điều cần làm để chăm sóc răng bao gồm:
Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
Hãy dùng bàn chải có lông mềm mượt và chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không được đánh răng theo chiều thẳng đứng.
Cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên khoảng 2 – 3 tháng/lần, thậm chí có thể thay sớm hơn nếu bàn chải đã mòn
Hạn chế dùng các loại thực phẩm có hại cho răng như thức ăn có cồn, đồ uống có ga và axit
Nếu có tật nghiến răng khi ngủ, nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần sử dụng miếng bảo vệ răng vào ban đêm để ngăn ngừa tình trạng này
Khám răng nha khoa
link tham khảo :Top 4 cách dứt điểm nhức răng
Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần chính là flo để bảo vệ răng luôn chắc khoẻ và phòng ngừa răng nhạy cảm. Flo cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa sâu răng trước khi lỗ sâu được loại bỏ. Ngoài ra, các thành phần có trong kem đánh răng giúp làm răng trắng và khoẻ, đem tới nụ cười rạng rỡ cho mỗi người.
Tóm lại, răng nhạy cảm là khi sử dụng các loại thuốc hoặc khi biến đổi khí hậu khiến răng ê buốt và đau nhức. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm như: tụt nướu, ăn nhiều đồ chua, lạnh, sâu răng, gãy răng, . .. Răng nhạy cảm khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ê buốt, vì vậy khi thấy có những dấu hiệu bất thường của răng miệng thì nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và điều trị sớm.
Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn.
Ưu điểm của Nha khoa BeDental
Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ
Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm.
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Răng khểnh có đẹp không và 1 số lưu ý khi chăm sóc răng | Làng mới
Pingback: Răng khấp khểnh là gì? tướng số của người răng khấp khểnh | Làng mới
Pingback: Răng bị xỉn màu: Nguyên nhân và cách điều trị | Làng mới
Pingback: Dùng tăm xỉa răng - Tác hại từ thói quen không tốt | Làng mới