Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Một vấn đề mà khá nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con trong độ tuổi thay thế răng đó là tình trạng răng mọc lẫy. Đây là tình trạng răng vĩnh viễn không đủ không gian để mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài trong khi răng sữa còn nằm trên cung hàm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ về tình trạng trên cùng hướng điều trị tốt nhất cho trẻ.
Xử lý chiếc răng mọc lẫy là một trong những điều khiến nhiều cha mẹ băn khoăn khi con yêu đang bước sang giai đoạn làm răng vĩnh viễn. Những chiếc răng mọc lẫy sẽ tác động nhiều tới tính thẩm mỹ hàm răng của trẻ, làm trẻ trở nên mặc cảm và khó hoà đồng với trường lớp và bạn bè. Bên cạnh đó, răng mọc lẫy khiến khả năng nhai ăn của trẻ cũng giảm đáng kể. Vậy nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì?
Răng mọc lẫy là gì?
Răng mọc lẫy là gì? Răng mọc lẫy là tình trạng răng cửa của hàm dưới bị mọc lệch so với vị trí thông thường trên cung hàm. Hiện tượng này phổ biến ở trẻ đang trong độ tuổi thay thế răng, khi quá trình mọc răng xảy ra và trở thành răng vĩnh viễn.

link tham khảo :Răng nanh dài tự nhiên đem lại lợi ích gì ?
Răng vĩnh viễn bị mọc lệch và không thẳng hàng so với trục tiêu chuẩn. Điều đó khiến chân răng sữa không bị tác động hoặc đè đẩy và không tự tiêu chân. Chân răng sữa không tiêu khiến răng sữa tồn tại lâu hơn thường lệ gây tình trạng mọc dư răng ở trẻ.
Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp
Di truyền
Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp đó là di truyền là một yếu tố quan trọng và là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng mọc lẫy. Trẻ có bố hoặc mẹ từng có răng mọc lẫy sẽ có khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn so với trẻ khác cùng độ tuổi.
Ngoài ra, không chỉ di truyền trực tiếp từ bố mẹ mà còn những người thân trong nhà như ông bà đã có răng mọc lẫy thì khả năng cao trẻ cũng gặp phải.
Răng sữa tồn tại trên hàm
Bắt đầu từ việc răng vĩnh viễn mọc không đồng đều hay đi lệch trục răng khiến răng vĩnh viễn bị tác động và làm tiêu chân răng sữa. Điều này sẽ khiến răng sữa tồn tại lâu hơn trên hàm răng của trẻ.
Răng sữa không rụng hay được nhổ đúng lúc có thể khiến răng vĩnh viễn mọc sau bị chiếm chỗ. Việc này sẽ gây nên tình trạng rất nhiều răng vĩnh viễn bị mọc lệch ra ngoài hoặc vào trong, khiến hàm của trẻ sẽ bị dư răng.
Thói quen ăn uống xấu
Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp tiếp theo đó là một số thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại của trẻ cũng có thể là nguyên nhân răng mọc lẫy. Trẻ với thói quen xấu như bú sữa, mút ngón tay cái hoặc cắn đồ chơi là nguyên nhân chính khiến răng bị mọc lẫy. Thường gặp tình trạng răng mọc lẫy hướng vào trong, điều đó gây mất tính thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ, mặt khác làm giảm độ chắc của hàm răng.
Chấn thương hàm
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các chấn thương. Những thương tích nhẹ như xước xát hoặc bầm tím cho tới những chấn thương nghiêm trọng như lệch hàm ảnh hưởng tới trục của răng.
Khi trẻ gặp phải lực tác động lớn lên xương hàm sẽ gây ảnh hưởng tới trục của hàm răng. Điều này cũng có thể tác động trực tiếp lên những chiếc răng vĩnh viễn đã mọc, khiến chúng không được thẳng hàng như trước.
Cấu trúc hàm biến dạng
Một số trẻ có thể gặp phải những dị tật bẩm sinh như biến dạng xương hàm, rối loạn chất vôi xương hàm hay răng dư có thể dẫn tới tình trạng răng mọc lẫy.
Những biến dạng này có thể khiến chiều cao cung hàm giảm, tỷ lệ cung hàm và răng không đồng đều khiến răng không còn khả năng mọc và sắp xếp theo hàng như trước. Từ đó, chúng phải mọc với đầu ra ngoài hoặc vào trong để nhô lên khỏi chân răng.
Hậu quả của răng mọc lẫy
Hậu quả của răng mọc lẫy ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Ông cha ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người ’. Đầu tiên, tình trạng răng bị mọc hướng ra ngoài hay vào trong sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ. Độ tuổi mọc răng cũng là thời điểm bé cắp sách tới trường và làm quen với môi trường mới, bạn mới và thầy cô.
link tham khảo :Răng mọc không đều là tình trạng như thế nào ?
Những chiếc răng mọc lẫy xuất hiện mỗi khi bé cười hoặc nói có thể tạo nên rào cản khiến bé cảm thấy ngại ngùng và thiếu tự tin hơn. Từ đó, bé sẽ khó hoà đồng với thầy cô và bạn mới.
Hậu quả của răng mọc lẫy ảnh hưởng tới chức năng cắn nhai
Ngoài tính thẩm mỹ thì những chiếc răng mọc lẫy sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhai cắn thức ăn. Răng mọc lẫy sẽ khiến việc nhai và cắn thức ăn khó hơn. Điều đó khiến bé không nhai kĩ thức ăn làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ.
Bên cạnh đó, việc thức ăn không được nhai kĩ khiến chúng dễ dàng bị mắc lại trên khe giữa những chiếc răng lẫy, gia tăng khả năng mắc các bệnh lý răng miệng cho trẻ.

Cách phòng tránh hay khắc phục tình trạng răng mọc lệch
– Xác định thời điểm trẻ thay răng: Trẻ bắt đầu thay răng khi được 6 tuổi và quá trình thay răng sẽ kết thúc lúc 6 – 12 tuổi. Đầu tiên sẽ là chiếc răng cửa sữa hàm dưới sau đó là răng cửa sữa hàm trên kế đến là các răng hàm sữa.
– Thăm khám thường xuyên: Khi trẻ ở độ tuổi thay răng là khi trẻ bắt đầu học lớp 1 cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần, kết hợp với bác sĩ kiểm tra tình trạng thay răng của trẻ và nhổ các răng sắp thay giúp chiếc răng mới mọc lại đúng chỗ.
Theo sát trẻ: Nắm rõ độ tuổi và thứ tự thay răng sữa như thế nào, bố mẹ cũng phải theo sát trẻ, khi phát hiện một chiếc răng lung lay chuẩn bị thay thì khích lệ hoặc nhắc trẻ tự giác sử dụng ngón tay tác động vào các răng đang lung lay nhiều lên giúp việc nhổ răng sữa dễ dàng hơn. Nếu trẻ lơ là thì bố mẹ cần nhắc nhở trẻ, bố mẹ lau rửa tay rồi tự mình lay nhẹ cho từng chiếc răng sữa.
– Chiếc răng đã muồi rồi nên có thể tháo ra dễ dàng lúc này bố mẹ cũng có thể giúp trẻ nhổ chiếc răng sữa đi, đó sẽ là một kỷ niệm rất thú vị hoặc một lựa chọn cũng rất thông minh là tìm gặp nha sĩ, điều thuận lợi khi trả tiền nhổ răng sữa cùng nha sĩ là nha sĩ sẽ quan sát thấy toàn bộ hàm răng và đưa đến sự tư vấn đúng thời điểm nhằm xử lý những vấn đề có thể mắc phải trong tương lai.
Cách xử lý răng mọc lẫy
Xử trí răng mọc lẫy tại nhà
Hiện nay việc đưa chiếc răng mọc lẫy trở lại với vị trí là điều không hề khó nhất là trong giai đoạn trẻ đang phát triển về sụn. Khi phát hiện trẻ có răng mọc lẫy thì bố mẹ hãy đưa con ra làng mới để các bác sĩ khám và nhổ chiếc răng sữa đó để răng vĩnh viễn thay thế có thể về được với vị trí, việc nhổ ngay chiếc răng sữa chưa rụng là việc đầu tiên cần tiến hành.
Khi tình trạng răng mọc lẫy mới xuất hiện cha mẹ có thể tập cho trẻ một vài động tác giúp đẩy răng về đúng vị trí cũ như động tác đẩy lưỡi vào vị trí răng lẫy. Hướng dẫn trẻ đẩy lưỡi vào phần thân của vị trí răng bị mọc lệch nhiều lần trong một ngày.
Thực hiện động tác đẩy lưỡi thường xuyên có thể cải thiện đáng kể tình trạng lệch trục thân răng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tới tần số và lực đẩy lưỡi của bé. Tránh tình trạng làm thái quá gây hiện tượng đẩy răng ra ngoài.
Vì vậy cha mẹ cần dạy kĩ và theo dõi trẻ thường xuyên trong quá trình tập đẩy lưỡi nhằm đưa răng lệch về vị trí tốt nhất.
link tham khảo :1 Số cách thay răng sữa cho trẻ tại nhà
Răng mọc lẫy cần can thiệp của nha sĩ
Trong trường hợp lệch trục thân răng nhiều và động tác đẩy lưỡi không đưa răng về đúng vị trí thì cha mẹ cần đưa con đi khám và điều trị tại nha sĩ. Nha sĩ có thể lựa chọn can thiệp chỉnh khoa khi trẻ còn nhỏ tuổi và răng lẫy đang trong giai đoạn phát triển.
Nếu không được can thiệp sớm, răng mọc lẫy có thể gây hậu quả như lệch hàm, xương hàm cứng, mất răng hay biến dạng khớp cắn.
Nếu trẻ được phát hiện và can thiệp muộn sau 12 tuổi thì phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi chỉnh răng. Khi trẻ đã lớn và quá trình làm răng đã hoàn tất, răng lẫy không dễ đưa về đúng vị trí nên cần can thiệp bằng niềng răng mới có kết quả chỉnh nha cao nhất.
rường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ làm răng hàm trên kém phát triển – xương hàm dưới nở rộng quá mức tạo nên biến dạng khớp cắn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ mà sau này cụ thể là khuôn mặt lệch lạc rất khó để khắc phục.

– Nếu trên 12 tuổi mà trẻ vẫn có răng lệch san sát nhau phụ huynh nên cho trẻ đi chỉnh răng sớm. Sau 12 tuổi trẻ đã thay xong các răng sữa, lúc này những răng lệch lạc không tự về đúng chỗ nữa nên cần thiết phải chỉnh nha để xếp lại răng ngay ngắn. Giúp trẻ có hàm răng chắc khoẻ cùng nụ cười trong sáng tự nhiên.
Chỉnh nha ngoài sử dụng móc nong hàm ra cũng có thể phải dùng mắc cài đính lên răng để tạo hình khớp cắn được hài hoà. Các bậc phụ huynh quan niệm sai lầm rằng khi bé lớn hơn vào đại học thì chỉnh nha sau cũng tốt, nó tương tự như trồng một cái cây đang non, can thiệp trước sẽ đơn giản và dễ dàng gấp nhiều lần.
Hi vọng qua bài viết trên nhiều bậc phụ huynh đã biết cách phòng tránh và xử trí khi con mình bị tình trạng răng mọc lẫy. Các thì trẻ em bị răng mọc lẫy hiện nay giải quyết cực kỳ đơn giản – nhẹ nhàng và hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần nắm được thứ tự về tuổi thay răng cộng với quan tâm sát sao bé để đảm bảo việc thay mọc răng cho đúng cách sẽ vô cùng thuận tiện.
Biện pháp chăm sóc khi trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng, đây là một giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng của họ. Mọc răng có thể gây ra một chút khó chịu và không thoải mái đối với trẻ. Dưới đây là một vài biện pháp chăm sóc khi trẻ mọc răng:
Mua sản phẩm nhai cho trẻ: Sản phẩm nhai có thiết kế đặc biệt để giúp trẻ giảm sưng và đau khi răng mọc. Các sản phẩm nhai thông thường là những miếng nhựa cao su mềm hoặc có rãnh massage dùng để nhai. Hãy chắc chắn lựa chọn sản phẩm nhai phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Massage nướu: Sử dụng ngón tay sạch sẽ, bạn có thể massage nhẹ nhàng nướu của trẻ. Điều này có thể giúp giảm đau và khó chịu khi răng mọc.
Làm lạnh sản phẩm nhai: Đặc biệt ở giai đoạn sưng và đau, bạn có thể làm đông lạnh sản phẩm nhai bằng cách bảo quản chúng trong tủ lạnh. Sản phẩm lạnh có thể giúp giảm viêm nướu và giảm đau ở trẻ.
Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu đau răng của trẻ không nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau dành riêng cho trẻ em, tuy nhiên cần tuân thủ liều theo khuyến cáo từ nha sĩ hoặc nhà sản xuất.
Chăm sóc răng miệng: Giữ sạch miệng của trẻ bằng cách làm sạch nướu và răng của họ với một chiếc khăn ẩm hoặc bàn chải răng mềm sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Cung cấp thức ăn mềm: Trong giai đoạn đầu, trẻ có thể không thích ăn đồ cứng. Hãy cung cấp thức ăn mềm, bao gồm cháo mềm, súp, hoặc hoa quả mềm như chuối để giúp giảm áp lực lên răng mới mọc.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt và đồ ăn vặt.
Tập cho trẻ giảm dần những thói quen xấu như cắn lưỡi, nghiến răng, mút tay
Hãy thường xuyên theo dõi quá trình mọc răng của trẻ và nếu bạn có bất cứ lo lắng nào đối với răng miệng của họ, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ nhi khoa để được tư vấn và điều trị.

CS1: 7 Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần