Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
5 Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị nhiễm trùng và cách điều trị kịp thời sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng là một trong các biến chứng nha khoa xảy ra rất phổ biến. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ khiến ổ nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng máu và gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị nhiễm trùng và cách điều trị kịp thời
Những dấu hiệu nhận biết răng khôn bị nhiễm trùng được nhận ra thường là đau không giảm, mưng mủ, chảy máu nhiều, khô miệng, sốt. .. Tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ bỏ răng khôn xảy ra phổ biến là do tay nghề bác sĩ yếu, quy trình nhổ răng khôn không đạt chuẩn, do người bệnh ham rẻ làm ở các cơ sở kém chất lượng, vệ sinh răng miệng không sạch, hút thuốc lá và dụng cụ nhổ răng không đảm bảo vô trùng.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng khi: Nướu xung quanh vị trí nhổ bị sưng tấy
Thường trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê nhằm giảm tình trạng đau. Thuốc gây tê sẽ hết tác dụng sau 2 giờ. Khi đã tiêm thuốc gây tê, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn với vết thương ở răng mới mọc. Cảm giác đau sẽ diễn ra trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn tuỳ theo tay nghề của bác sĩ. Cùng với đó là hiện tượng nhổ răng khôn bị sưng môi, sưng má cũng hết sức bình thường.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn do viêm nhiễm. Nướu chịu tác động cơ học nên phần mô mềm quanh vết nhổ bị sưng tấy, thậm chí còn gây ra phù nề một bên mặt, đau nhức mạnh và kéo dài. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi nướu bị biến chứng và nhiễm trùng nặng.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng khi: Có biểu hiện chảy máu rất nhiều ở vùng phẫu thuật
Bị chảy máu sau nhổ răng khôn là do tổn thương nướu và mạch máu ở niêm mạc. Máu cũng có thể chảy từ nướu nếu răng khôn mọc sâu hay mọc lệch. Thông thường, máu chỉ chảy sau khi nhổ răng khôn khoảng 40 – 60 phút và sẽ tự đông máu. Tuy nhiên, nếu máu cứ ra nhiều và kéo dài sau 1 – 2 ngày thì đây lại là dấu hiệu của nhiễm trùng sau nhổ răng.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng khi: Có vị trong miệng ngay cả khi bạn súc miệng với nước bình thường
Có vị trong miệng ngay cả khi bạn súc miệng với nước bình thường cũng là dấu hiệu răng khôn bị nhiễm khuẩn. Vì việc nhổ răng khôn không gây hôi miệng. Nhưng cũng có những trường hợp vẫn có thể bị hiện tượng trên, nếu họ không giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sau khi nhổ răng. Thậm chí đây cũng là tình trạng nướu răng khôn bị nhiễm trùng nặng, cùng với đó là những cơn sưng, đau nhức và có mủ.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng khi: Tê buốt sau 1 tuần kể từ khi nhổ răng khôn
Cảm giác tê buốt là hiện tượng thường gặp sau quá trình nhổ răng khôn theo cơ địa của mỗi người và đôi khi còn tuỳ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Thông thường, tình trạng trên sẽ thuyên giảm sau 1 – 3 ngày nếu bạn chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bị tê buốt liên tục sau 1 tuần hoặc lâu hơn nữa thì đó chính là dấu hiệu nướu đang viêm tại chân răng khôn.
Bạn cần đến nha sĩ để điều trị ngay nếu không muốn vùng nướu bị viêm lây lan ra các răng xung quanh, sẽ gây đau buốt nặng và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng khi: Thấy đau khi mở và khép miệng
Hiện tượng đau sau khi đánh răng nếu nặng lên sẽ làm bạn khó mở và khép miệng. Đây là một trong những trường hợp nhổ răng đã bị nhiễm trùng. Khi thực hiện ca nhổ răng nếu vết nhổ không được xử lý sạch sẽ bị nhiễm trùng gây sưng mặt, làm đau nhức xương hàm và tai do tác động của dây thần kinh ở răng số 8.
Tham khảo thêm : Răng khôn bị sâu phải làm sao ?
Nguyên nhân nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Nguyên nhân nhổ răng khôn bị nhiễm trùng là gì? Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng là do huyệt ổ răng bị nhiễm khuẩn, hoặc vùng xương hàm và nướu lợi bị kích thích quá mạnh gây viêm nhiễm, hoại tử. Nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng trên là do lỗi kỹ thuật, vi phạm điều kiện vô trùng trong nha khoa hoặc ảnh hưởng bởi quá trình vệ sinh răng miệng sai cách của người bệnh.
- Nhổ răng sai kỹ thuật gây nhiễm trùng và gãy xương hàm ở chân răng thậm chí là cả mô xung quanh răng.
- Thực hiện nhổ xương quá nhanh hoặc gọt xương không đúng, nước làm mát cũng như mũi khoan có tốc độ quá cao sẽ khiến cho xương và răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Quá trình nhổ răng làm vỡ các đoạn xương hoặc mảnh xương nằm ở trong hốc răng sẽ bị nhiễm khuẩn và mưng mủ.
- Nhổ răng bị sót chân răng, vẫn có tổ chức viêm gây sưng mủ đau nhức dai dẳng, nặng sẽ gây nhiễm trùng.
- Một trong những nguyên nhân nhổ răng khôn bị nhiễm trùng phải kể đến là do môi trường nhổ răng không được vệ sinh, máy móc dụng cụ nhổ răng không đảm bảo vô trùng sẽ làm vi khuẩn lây lan nhanh, xâm nhập vào huyệt ổ răng gây viêm, sưng mủ và khiến nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
- Ây không phải là một kỹ thuật nha khoa đặc biệt khó, tuy nhiên nếu bác sĩ tay nghề yếu và không hiểu sâu về kỹ thuật sẽ rất dễ xảy ra các lỗi sai sót trong quá trình thực hành.
- Trong trường hợp bác sĩ làm gãy mảnh xương trong quá trình nhổ răng khôn. Nếu không phát hiện và xử trí s
ớm các mảnh xương này sẽ gây nhiễm khuẩn và sưng mủ nặng.
- Sau nhổ răng nếu người bệnh không chú ý trong việc chăm sóc răng miệng như xúc miệng ngay sau khi nhổ răng hoặc chải răng có kích thích huyệt ổ răng thì sẽ gây ra cục máu đông và viêm huyệt ổ răng. Nhổ những mảnh vụn thức ăn ứ đọng ở ổ răng nếu như không được rửa sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm nặng.
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng gây ra nhổ răng khôn bị nhiễm trùng. Do khói thuốc đi vào cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở gây ra tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, hút thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu và việc hình thành cục cục máu đông sẽ khó hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ. Vậy nên đây cũng là lí do vì sao bác sĩ thường dặn khách hàng không được sử dụng thuốc lá sau khi nhổ răng, nhằm không gây gián đoạn quá trình phục hồi của chiếc răng mới nhổ, cũng như hạn chế nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
Tham khảo thêm : Dấu hiệu sưng nướu răng khôn bạn cần biết ?
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng phải làm sao?
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng phải làm sao? Dưới đây là một số giải pháp khắc phục những dấu hiệu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng mà người bệnh có thể áp dụng.
- Dùng đá lạnh chườm để giảm đau
Sử dụng đá lạnh chườm sẽ giúp làm co các mao mạch, giảm tình trạng chảy máu ở răng, làm dịu và làm giảm cảm giác đau nóng do viêm gây ra. Đây cũng là một trong những cách xử lý nhiễm trùng sau nhổ răng được rất nhiều người áp dụng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi nhổ răng, người bệnh nên tiến hành vệ sinh và làm sạch răng miệng bình thường. Duy trì đánh răng ngày 2 lần sáng tối và sau các bữa ăn.
Ngoài ra, người bệnh nên ưu tiên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, hạn chế hoặc tránh dùng vật sắc nhọn để làm sạch răng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng phải làm sao? Sau khi nhổ răng khôn chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, sữa, súp,… không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây tổn thương đến khoang miệng. Không sử dụng những loại đồ uống có cồn như bia, rượu,…
- Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên
Người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng được bác sĩ khuyên dùng.
- Dùng thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm sưng tấy để tránh trường hợp nhiễm trùng lan sang các chân răng bên cạnh.
Khi nhiễm trùng răng gây đau đớn, khó chịu kéo dài và không có xu hướng thuyên giảm, người bệnh hãy đi khám nha khoa ngay lập tức để được thăm khám và điều trị thuốc kháng sinh nếu cần.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm ổ răng có mủ, bác sĩ có thể cần phải gây tê và tiến hành thủ thuật y tế nạo sạch ổ nhiễm trùng để lấy hết mủ và các thành phần còn sót lại sau khi nhổ răng khôn.
- Phương pháp điều trị tại nha khoa
Tùy vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau để loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo tồn răng hiệu quả. Bác sĩ sẽ chích rạch làm sạch mủ và dùng kháng sinh để khắc phục sưng tấy, đau nhức.
Ngoài ra, nếu răng có thể bảo tồn được các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa tủy răng và trám bít lại lỗ hổng hoặc phục hồi răng sứ để bảo vệ răng. Việc sử dụng phương pháp ghép răng Implant để hồi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng cũng được khuyến cáo nên sử dụng để để tránh tình trạng tiêu xương hàm.
Vậy là với câu hỏi Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng phải làm sao?, bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình rồi. Nếu như tình trạng không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được giải quyết kịp thời, tránh để lại biến chứng không mong muốn
Tham khảo thêm : 14 Mẹo trị đau răng khôn hiệu quả nhất
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: 5 Quy trình nhổ răng khôn đạt tiêu chuẩn, an toàn - Làng mới
Pingback: MỌC RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CÓ CẦN NHỔ KHÔNG ? | Làng mới