Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
1.Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng vì chúng nằm sâu trong hàm răng. Tuỳ thuộc vào sự tăng trưởng của cả cơ thể mà răng khôn sẽ phát triển theo từng thời kỳ khác nhau đối với mỗi người.
Những chiếc răng này gần như không tham gia hoặc tham gia rất ít vào quá trình hoạt động ăn uống và nhai hàng ngày.
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không
Răng khôn có vị trí và thời điểm phát triển tương đối đặc biệt, vì vậy để không gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng thì cần nhổ răng khôn trước khi niềng răng. Đây chính là lời khuyến cáo của bác sĩ Vũ Đình Công – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách Niềng răng và Răng sứ khu vực miền Bắc hệ thống Nha Khoa Paris.
Theo đó, răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 thường phát triển trong lứa tuổi từ 17 – 25. Vì vậy, quá trình răng khôn mọc có thể xảy ra sau khi đã niềng răng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chỉnh nha.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp không cần phải nhổ răng số 8 khi chỉnh nha. Điển hình như răng mọc thẳng, răng khôn đã mọc hoàn chỉnh khi niềng răng và không hề mọc lệch hoặc mọc ngầm.
Do đó, muốn biết được chính xác trường hợp của mình khi niềng răng có cần nhổ răng khôn không thì bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ tư vấn, kiểm tra và đưa ra chỉ định cụ thể.
2.Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
Niềng răng có cần nhổ răng khôn không? Việc có nên nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của răng khôn của bạn và kế hoạch điều trị của nha sĩ. Dưới đây là một vài trường hợp hay gặp:
Răng khôn không gây vấn đề: Nếu răng khôn của bạn nằm đúng chỗ, không gây đau hoặc áp lực lên những răng khác, nó sẽ được giữ nguyên suốt quá trình niềng răng.
Răng khôn gây đau đớn: Trong một vài trường hợp, răng khôn có thể mọc không đúng hướng, gây áp lực cho những răng khác hoặc gây đau nhức. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ quyết định nhổ răng khôn trước khi bắt đầu điều trị niềng răng để tạo điều kiện cho những răng khác phát triển.
Quyết định kết thúc quá trình niềng răng: Sự quyết định cuối cùng về việc nhổ răng khôn sẽ được đưa ra sau khi nha sĩ đã đánh giá tình trạng của răng của bạn theo kế hoạch điều trị hiện tại. Nếu răng khôn không gây cản trở đến quá trình niềng răng và có đủ chỗ cho những răng còn lại, bạn sẽ không cần thiết phải nhổ chúng.
Quá trình niềng răng và nhổ răng khôn cần phải được tiến hành bởi một nha sĩ chuyên nghiệp. Hãy thảo luận về tình trạng của răng khôn của bạn cùng những tuỳ chọn điều trị phù hợp với nha sĩ của bạn để họ có thể đưa ra lựa chọn thích hợp đối với tình trạng của bạn.
3.Vì sao cần tiến hành nhổ răng khôn khi niềng
Việc tiến hành nhổ răng khôn khi niềng sẽ hướng đến ba lợi ích là tạo khoảng trống giúp hàm răng di chuyển, ngăn ngừa bệnh lý về răng nướu và bảo vệ kết quả chỉnh nha.
3.1. Tạo khoảng trống khi hàm răng di chuyển
Nên răng số 8 mọc ngang, không gây ra bất cứ sự ảnh hưởng nào nhưng nếu cung hàm nhỏ và không đủ khoảng trống cho các răng di chuyển thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ bỏ.
Răng khôn nằm ở trong cùng nên cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thêm vào đó, dựa vào kích thước “quá khổ” mà khi nhổ răng số 8 sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trên cung hàm.
Nhờ thế, bác sĩ có thể kéo, dàn đều răng ra tận cùng của góc hàm, qua đó giúp răng di chuyển đến đúng vị trí theo ý muốn, tạo khoảng cách giữa các răng rộng và dài hơn.
Link tham khảo : Review Nhổ Răng Khôn Không Đau Tại BeDental Từ A – Z!
3.2. Ngăn ngừa các bệnh lý về răng nướu
Do là răng mọc cuối cùng trên cung hàm, nên việc chăm sóc răng số 8 sạch sẽ thường rất khó khăn. Thức ăn sẽ dễ dàng bị dính chặt, do đó các mảng bám cũng xuất hiện nhiều hơn và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp răng số 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm sẽ gây nên tình trạng sưng tấy và ảnh hưởng các nhóm răng bên cạnh, chưa kể còn có khả năng mắc phải nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi mủ, viêm nha chu, sâu răng. ..
Vậy nên, nhổ răng khôn khi chỉnh nha còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng nướu rất tốt.
3.3. Bảo vệ kết quả niềng răng
Răng khôn phát triển khá muộn, cá biệt có nhiều người đến năm 30 tuổi mới mọc hoàn chỉnh. Trong khi đó chúng lại mọc sai vị trí và rất khó phát hiện.
Nên bất kể lúc đang niềng hoặc khi đã niềng rồi thì sự phát triển của răng số 8 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng và thậm chí còn gây ra tình trạng tái xô lệnh.
Vì vậy, nhổ răng khôn để bảo vệ kết quả niềng răng là việc vô cùng cần thiết.
4.Các răng không cần nhổ khi niềng răng
Nhổ răng số không niềng sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên tình trạng cung hàm thực tế của mỗi khách hàng. Nhưng để hạn chế các tác động xấu đối với sức khoẻ răng miệng thì răng số 4, 5 và 8 sẽ là những răng hay được chỉ định nhổ bỏ nhiều.
Nhưng sẽ không phải là cùng lúc nhổ bỏ tất cả 3 vị trí mà chỉ là 1 trong 3 mà thôi. Niềng miệng số lượng răng cần nhổ từng người cũng sẽ khác nhau, người thì nhổ 1 hoặc 2 cái, thậm chí có người cần phải nhổ 4 cái tổng trên cả hai hàm mới đủ khoảng trống đạt tiêu chuẩn.
4.1. Răng số 4 cần nhổ
Phần lớn răng số 4 sẽ là răng được bác sĩ chỉ định nhổ với mục đích niềng răng. Xét về cấu trúc và vị trí trên cung hàm thì răng số 4 nằm ở chính giữa, có kích thước không quá lớn cũng không quá bé nên chỉ tạo ra khoảng trống vừa đủ để những răng còn lại di chuyển.
Còn xét về mặt chức năng thì răng số 4 là răng tiền hàm, đơn giản chỉ là kết hợp với những răng khác để ăn nhai và nghiền thức ăn. Như vậy, chúng không đóng vai trò gì quan trọng trên cung hàm, cũng hoàn toàn dễ hiểu vì sao nhổ răng số 4 luôn là giải pháp được các bác sĩ sẽ nghĩ đến đầu tiên.
4.2. Răng số 5 cần nhổ
Giống như răng số 4, răng số 5 cũng là một răng tiền hàm nên cấu tạo sẽ không có sự khác biệt gì nhiều. Vai trò cũng chúng cũng chỉ là tham gia hỗ trợ cho quá trình ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ chung.
Hơn thế ở vị trí của răng số 5, phía dưới cũng không tiếp xúc với nhiều dây thần kinh và ít khi bị ảnh hưởng nếu nhổ. Nên chỉ định nhổ răng số 5 được thực hiện với nhiều trường hợp khác nhau như răng hô, móm, mọc chen chúc, xô lệch.
4.3. Răng số 8 cần nhổ
Có kích thước lớn nhưng đây là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên gần như sẽ không còn khả năng ăn nhai hoặc thẩm mỹ quá nhiều. Thậm chí, nhiều người nếu không chỉnh nha cũng nhổ răng số 8, đặc biệt là trong những trường hợp răng mọc lệch hoặc mọc ngầm.
Hơ nữa, vì răng số 8 có kích thước lớn lại mọc cuối cùng nên toàn bộ cung hàm đã không còn đủ chỗ và đây là lý do khiến chúng ta bị đau hoặc những răng xung quanh bị ảnh hưởng khi chúng mọc thêm.
link tham khảo :Sưng mặt sau nhổ răng khôn và 1 số mẹo giảm sưng sau nhổ răng khôn
Vì thế, căn cứ vào tình trạng của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 8 khi tiến hành chỉnh nha.
5.Niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không?
Niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không? Có rất nhiều người trong chúng ta thường hay nghĩ rằng, tình trạng hô nhẹ khi niềng sẽ không cần phải nhổ răng.
Tuy nhiên, trên thực tế niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không còn phải xem xét rất nhiều yếu tố khác. Quan trọng nhất là cấu trúc hàm và mật độ răng của bạn thế nào.
Nếu răng của bạn mỏng hoặc cung hàm rộng sau khi tiến hành niềng răng hô nhẹ có thể sẽ không cần thiết phải thực hiện nhổ răng.
Ngược lại, nếu các răng của bạn bị thưa và không còn khoảng trống trên cung hàm thì bắt buộc phải nhổ răng khi niềng răng miệng thì mới đạt được kết quả như mong đợi.
6.Niềng răng móm có phải nhổ răng không
Đối với trường hợp niềng răng móm ở lứa tuổi lớn và cấu trúc hàm phát triển thì khả năng phải nhổ răng là rất cao.
Với niềng răng móm, bạn có thể phải nhổ 2 – 4 răng và thường là răng số 4 hoặc răng số 5. Ngoài ra trong trường hợp có thêm răng 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm thì cũng cần nhổ bỏ.
Nhìn chung việc nhổ răng khi niềng răng móm sẽ được bác sĩ nha khoa đưa ra chỉ định cụ thể và để đảm bảo quá trình chỉnh nha được tối ưu nhất.
Hơn nữa, nếu bạn đi niềng răng càng sớm và nhất là cho trẻ thì khả năng phải nhổ răng khi niềng móm là cực thấp. Đây cũng là lí do vì sao các bác sĩ chỉnh nha thường đưa ra lời khuyên nên đi niềng răng càng sớm càng tốt và dĩ nhiên vẫn phải đúng lúc mới đạt được tỉ lệ thành công cao hơn.
7.Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không
Thực chất, răng khểnh cũng là một trong những trường hợp răng mọc lệch lạc, dẫn đến khớp nhai bị hỏng. Do đó, chúng ta bắt buộc phải nhổ răng khi thực hiện chỉnh nha nếu cung hàm hẹp và không còn đủ khoảng trống để các răng khác di chuyển.
Không phải ai cũng may mắn có chiếc răng khểnh duyên dáng vì chúng dẫn đến thiếu thẩm mỹ và ăn nhai khó.
Để làm cho chiếc răng trở về đúng vị trí thì chỉnh nha vẫn được xem là phương án tối ưu nhất. Nhưng nếu cung hàm quá chật thì cần nhổ bỏ vài cái răng để tạo khoảng trống ở vị trí mới của răng.
Tất nhiên, nếu bộ răng của bạn quá thưa và cung hàm còn đủ khoảng trống thì không cần phải nhổ bỏ bất cứ một chiếc răng nào.
8. Nhổ răng khi niềng có hại không
Bác sĩ Vũ Đình Công chia sẻ thêm, nhổ răng khi chỉnh nha không ảnh hưởng tới sức khoẻ và không nguy hại.
Trong nha khoa, đây vẫn là một kỹ thuật tương đối đơn giản ngay cả với các trường hợp nhổ răng khôn cũng chỉ là ca tiểu phẫu. Đối với những răng số 4 hoặc 5 sau khi nhổ cũng tiến hành hết sức nhanh chóng chỉ cần khoảng 5 – 10 phút là bác sĩ đã lấy được ra khỏi hàm.
Cùng với đó, với sự trợ giúp của máy móc hiện đại, thiết bị chuyên dụng và công nghệ tiên tiến thì quá trình nhổ khi niềng sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực.
Điển hình như công nghệ nhổ răng không đau với máy siêu âm Piezotome, đây là công nghệ nhổ răng hiện đại bậc nhất đang được khá nhiều đơn vị uy tín ứng dụng.
Với việc sử dụng các bước sóng siêu âm làm tổn thương dây chằng xung quanh khiến răng lung lay mà không cần cắt nướu, công nghệ trên sẽ hạn chế tối đa những tác động xấu và bảo vệ được mô nướu xung quanh.
Đồng thời, công nghệ đó còn giúp rút ngắn thời gian lành thương sau khi nhổ răng để niềng giúp đảm bảo sức khoẻ của bạn tốt hơn.
Phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome sẽ hạn chế tối đa những tai biến, đau đớn cũng như rủi ro trong quá trình thực hiện. Vì vậy, so với phương pháp cổ truyền hiện nay đây đang là loại hình được đông đảo mọi người lựa chọn hơn.
link tham khảo :Vỡ răng cấm và 1 số cách khắc phục