Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?& những lưu ý vô cùng quan trọng trước khi lấy tủy!

răng lấy tủy tồn tại được bao lâu
Tên quảng cáo

1. Nguyên nhân cần thực hiện lấy tủy răng

Lấy tuỷ răng và khám kỹ bệnh lý răng nhằm bảo đảm kết quả điều trị. Biện pháp lấy tuỷ răng thường sử dụng khi phát hiện răng sâu ở mức độ trung bình. Trường hợp sâu răng sau khi khám có phát hiện tại chân răng và ngà răng đặc biệt là phía dưới men răng sẽ phải lấy tuỷ răng. 

 Răng sâu viêm kéo dài sẽ dẫn đến giảm chức năng nhận thức của hệ thần kinh xung quanh răng. Từ đó, sức khoẻ răng miệng giảm gây nên các bệnh lý răng nghiêm trọng và thậm chí là đau đớn do ăn nhai. Do đó, thủ thuật lấy tuỷ răng sẽ khoanh vùng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh lý sâu răng đến các vị trí đang khoẻ. 

răng lấy tủy tồn tại được bao lâu
răng lấy tủy tồn tại được bao lâu

2. Phương pháp lấy tủy răng trong nha khoa

Phương pháp lấy tủy răng cần thực hiện tại nha khoa bởi bác sĩ chuyên khoa răng nhằm hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do hút tủy răng là thủ thuật nha khoa nhưng người bệnh cần phải thực hiện đầy đủ các bước từ gây tê đến chăm sóc hậu phẫu. 

 Sau đây là các bước cần thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ cho răng: 

  • Kiểm tra lâm sàng kết hợp chụp x-quang răng nhằm xác định bệnh và vị trí cần chữa trị. Cần xác định có răng chết tủy hay không trước khi tiến hành lấy tủy làm răng 
  •  Gây tê: thuốc tê sẽ phần nào làm giảm cảm giác đau ở tủy răng để bệnh nhân không đau đớn sau khi thủ thuật hoàn tất. Bước làm này rất quan trọng và cần thực hiện vừa lượng vì quá ít thuốc tê dẫn đến mất sức còn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cấu trúc thần kinh răng. 
  •  Lấy tủy chân răng: nha sĩ sẽ đợi khi thuốc tê phát huy tác dụng mới thực hiện lấy tuỷ. Chiều cao tuỷ cần lấy được xác định trên phim răng đã chụp trước đó. Bác sĩ sử dụng khoan nha khoa sẽ đục lỗ nhỏ trên răng dẫn đến vị trí buồng tuỷ và ống tủy. Trong khi thực hiện khoan, nha sĩ dùng vòi phun để làm sạch răng sẽ dễ dàng quan sát thấy ống tủy và xác định đúng vị trí cần lấy tủy. 
  •  Trám lại răng sau khi lấy tủy: Sau khi lấy tủy răng cần có một lớp bọc trên răng nhằm phục hồi cấu trúc răng như trước khi khoan lấy tủy. Trước hết nha sĩ sẽ kiểm tra răng tránh lấy không hết tủy dẫn đến viêm tái phát sau khi phẫu thuật. Trám răng sẽ làm đầy lỗ khoan sau khi thực hiện phẫu thuật lấy tuỷ. Nha sĩ cần kiểm tra cả răng lẫn ảnh chụp nhằm đảm bảo trám được chính xác và an toàn. 
răng lấy tủy tồn tại được bao lâu
răng lấy tủy tồn tại được bao lâu

3. Sau khi răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Theo các nghiên cứu và thực tế bệnh nhân, răng điều trị tủy thường có thời gian tồn tại ít. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do tủy răng là nơi xảy ra quá trình trao đổi nuôi răng và cảm giác của thần kinh răng. 

 Tình trạng răng chết tủy tồn tại đến bao lâu sẽ tuỳ thuộc theo sức khoẻ răng của bệnh nhân nhưng thời gian đều rất ít. Hầu hết bệnh nhân đã điều trị tủy bị sâu răng mức độ nặng và nhẹ sẽ dẫn đến răng dễ gãy hay màu biến đổi do lượng dinh dưỡng không còn được cung cấp đầy đủ để nuôi răng. Quan trọng hơn nữa là chức năng ăn nhai sẽ gặp trở ngại với các thực phẩm giàu axit, nóng, lạnh hoặc quá cứng. 

 Bệnh nhân sau khi chữa tuỷ răng sẽ bảo tồn răng sau chữa tủy trong khoảng 15 – 25 năm. Do đó, trám răng sau khi chữa tuỷ sẽ hỗ trợ một phần chức năng ăn nhai nhưng không phục hồi hoàn toàn được răng nguyên thuỷ chưa qua điều trị tuỷ. 

 Để kéo dài thời gian phục hồi răng đã chữa tủy, nha sĩ hay khuyên bệnh nhân dùng kỹ thuật trám răng mới. Giải pháp làm răng sứ sẽ nâng cao thời gian ăn nhai và giảm tổn thương trên răng sau một thời gian dùng kéo dài. 

răng lấy tủy tồn tại được bao lâu
răng lấy tủy tồn tại được bao lâu

4. Những chia sẻ về chăm sóc răng chữa tủy

Bên cạnh khám răng sau phẫu thuật lấy tuỷ thì bệnh nhân cần tham khảo hướng dẫn điều dưỡng giúp răng phục hồi tốt hơn không để lại di chứng. Trước tiên bệnh nhân cần theo dõi nếu có biểu hiện đau nên trao đổi với bác sĩ nhằm loại trừ các nguy cơ như: 

  • Viêm tuỷ vẫn có thể tồn tại nếu quá trình trám tuỷ không loại bỏ hết tuỷ chết. 
  •  Nha sĩ hàn răng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến vi khuẩn thâm nhập tấn công hoặc ăn mòn răng 
  •  Nha sĩ lấy tuỷ làm tổn hại chân răng dẫn đến thủng đáy tuỷ hoặc viêm tuỷ. 
  •  Răng bong lớp trám khi ăn nhai do axit hay vi khuẩn tấn công. 

Sau khi lấy tuỷ răng ngoài kiểm tra đau bất thường người bệnh nên có những thói quen chăm sóc răng miệng cẩn thận khác để bảo vệ răng trong giai đoạn phục hồi tốt hơn tránh lung răng hay mẻ răng: 

  • Cân đối thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng

Sau khi lấy tuỷ sức khoẻ răng vẫn còn yếu cần lựa chọn thực phẩm phù hợp. Những thực phẩm nóng, lạnh, cứng, dai. .. sẽ làm răng bị tổn thương dẫn đến rạn nứt sau khi điều trị. Vấn đề này cần được chú ý với tất cả bệnh lý điều trị trong nha khoa.

Giúp quá trình phục hồi được đẩy mạnh, người bệnh cần chọn nhóm thực phẩm bổ sung vitamin D, canxi và kẽm để chức năng nướu răng được bảo vệ hiệu quả và ngăn ngừa gãy chân răng.

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là điều rất quan trọng để răng đã lấy tuỷ sống được bao lâu. Theo khuyến cáo từ nha sĩ và chuyên gia chăm sóc răng miệng mỗi người nên đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với chiếc bàn chải lông mềm giúp loại bỏ cặn bã và mảng bám của thức ăn còn lại. Với kem đánh răng cũng cân bằng môi trường răng và làm sạch vi khuẩn trên răng giúp ngăn ngừa viêm nướu hay viêm lợi.

Mỗi người cần phải vệ sinh bàn chải định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng đầu chải không làm tổn thương răng và nướu. Thời gian trung bình thay mới bàn chải là 3 tháng.

  • Định kỳ tái khám nha khoa theo hướng dẫn bác sĩ

Sau khi điều trị lấy tuỷ bác sĩ sẽ lên lịch hẹn kiểm tra răng cho bệnh nhân nhằm tiếp tục theo dõi quá trình phục hồi của răng. Người bệnh cần chủ động thực hiện tái khám phù hợp với hướng dẫn của bác sĩ nhằm sớm phát hiện biến chứng hay bất thường sau điều trị. Thời gian tái khám cần liền nhau 2 – 4 tuần và dãn dần cho đến khi sự phục hồi của răng được khẳng định không có ảnh hưởng nào đáng kể. 

 Sau khi răng đã phục hồi và hoạt động bình thường, người bệnh nên thực hiện tái khám định kỳ 6 tháng/lần. Mỗi người cho dù có niềng răng hay không cũng nên kiểm tra răng 2 lần mỗi năm để loại trừ các bệnh răng và hạn chế phải can thiệp vào răng vĩnh viễn. 

 Thủ thuật lấy tuỷ răng sẽ làm suy yếu chức năng ăn nhai của răng vĩnh viễn. Bệnh nhân thời gian sống của răng sau khi thực hiện phẫu thuật lấy tuỷ cũng ngắn hơn với răng bình thường. Do đó bệnh nhân cần kiểm tra kỹ trước khi thực hiện điều trị. 

 Răng chết tuỷ tồn tại được bao lâu tuỳ thuộc vào khả năng phục hồi của từng bệnh nhân. Tuỷ kéo dài thời gian sử dụng răng, bệnh nhân nên chăm sóc trong giai đoạn phục hồi và tái khám phù hợp với hướng dẫn của thầy thuốc. Đồng thời, nhằm hạn chế biến chứng sau lấy tuỷ, người bệnh nên chọn lựa địa điểm và nha khoa uy tín khi thực hiện lấy tuỷ răng. 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *