Nhổ răng khôn có đau không ? 1 số điều bạn cần biết trước khi nhổ răng khôn

Tên quảng cáo

Khi bị đau răng khôn do chèn ép hoặc nhiễm trùng hoặc những bệnh lý răng miệng khác có liên quan, phương pháp chữa trị hiệu quả nhất chính là nhổ răng khôn. Điều này khiến mọi người thường đặt các câu hỏi: “Nhổ răng khôn có đau không?” và “Nhổ răng khôn đau bao nhiêu ngày?”.

1. Răng khôn là gì?

Thực chất răng khôn là tên gọi được sử dụng để chỉ những chiếc răng hàm mọc sau cùng của mỗi bên hàm, còn gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc khi đã thay thế răng mà lại xuất hiện sau cùng, chủ yếu ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.

Do răng khôn mọc sau cùng nên vòm miệng của con người sẽ không có đủ chỗ để chúng mọc lên. Do đó, răng khôn mọc chéo, xô lẫn nhau hoặc mọc xen chỗ những răng khác sẽ dẫn đến sưng, đau.

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc chéo hoặc mọc lệch không can thiệp kịp, khiến phần nướu bị sưng to, dễ tích ứ thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu. ..

2. Tác dụng của răng khôn 

Phiền toái những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn vì chúng chỉ mọc khi con người đã trưởng thành và đến độ tuổi dậy thì, có thể bắt đầu nhận biết mọi thứ.

Do xuất hiện muộn nên phải qua giai đoạn mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhô lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không đều đã khiến mọi người gặp không ít khó khăn và phiền phức. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có giá trị về mặt thẩm mỹ hoặc chức năng nhai.

Nói cách khác, răng khôn chính là “kẻ thù” của nhiều người vì chúng đem lại phiền phức và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ bỏ dù sớm hay muộn. Theo số liệu thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được duy trì đến cuối quãng đời mới.

Cũng có nhiều người cho rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, nhưng răng khôn có lý do riêng của nó nên không cần nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người là có 32 răng, trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Đau không có ý nghĩa đặc biệt khi việc mọc răng khôn lại gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây nhiều cơn đau tương tự như là mọc các răng khác.

Răng khôn mọc cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc ngược hay mọc ngang khiến bệnh nhân sưng và đau trong miệng nên khó nhai thức ăn.

link tham khảo :1 Số cách khắc phục mũi thấp không cần phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm nhiễm của răng khôn kéo dài mà không chữa trị hoặc can thiệp sớm sẽ gây huỷ hoại xương xung quanh chiếc răng này và điều tồi tệ hơn nữa là có thể làm hỏng vĩnh viễn hàm răng còn lại.

3. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Lý do cần nhổ răng khôn là vì răng khôn thường mọc ở những nơi không thuận tiện, hoặc khi xương hàm đã mất chỗ mà răng khôn lại nằm rất sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến mất thẩm mỹ, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lây lan làm gia tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được điều trị kịp thời nên gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho những vùng lân cận.

Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây ra biến chứng viêm, loét, chảy máu nướu và tổn thương cho những răng lân cận.

Khi răng khôn không gây biến chứng nhưng có khe dính thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng các răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để phòng ngừa biến chứng.

Khi răng khôn mọc đều, đủ chỗ, không bị xương và nướu chèn ép nhưng không có răng đối diện che khuất, khiến răng khôn trồi lên tới hàm trên, thành bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.

Răng khôn mọc dài, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng khác thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nướu răng bên cạnh thì cần phải nhổ.

Răng khôn có viêm nướu hoặc sâu răng thì bệnh nhân cần làm chỉnh hình và trồng răng giả.

Răng khôn là nguyên nhân của các bệnh lý toàn thân khác.

Không phải bất kì trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn được răng khôn ở các trường hợp sau:

Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị mắc kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên biệt để làm sạch hoàn toàn.

Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, khó đông cầm máu, đái tháo đường. ..

Răng khôn liên quan trực tiếp với các cấu trúc khác như xoang hàm, thần kinh. ..

Quá trình nhổ răng khôn có đau không?

Hầu hết bệnh nhân trước khi nhổ răng khôn đều băn khoăn không biết nhổ răng khôn có đau không. Nếu hiểu rõ nhổ răng khôn đau không thì cần biết rằng bước tiếp theo trong quá trình nhổ răng khôn là nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ hay gây mê tuỳ thuộc vào độ khó tính toán cho ca nhổ răng khôn và tình trạng sức khoẻ của từng người.

Thông thường, có 3 loại gây tê và gây mê được sử dụng:

Gây tê cục bộ: Phương pháp này chỉ được áp dụng cho một ca nhổ răng khôn đơn giản. Nha sĩ tiến hành gây tê cục bộ với một hoặc nhiều lần tiêm thuốc xung quanh vị trí của răng khôn cần nhổ. Nhổ răng khôn có đau không nếu được gây tê? Nếu trước khi tiêm, nha sĩ thoa lên nướu một chất làm tê nướu thì bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình tiêm thuốc tê. Ngược lại, bạn có thể cảm thấy một chút đau nhẹ tuỳ theo kỹ thuật tiêm của nha sĩ.

Trong quá trình nhổ răng khôn sau khi gây tê, bạn hoàn toàn tỉnh táo. Thuốc tê sẽ không làm mất hết cảm giác và bạn có thể cảm thấy một số áp lực lên khu vực răng được nhổ, cũng như cảm nhận được các động tác của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn sẽ không bị đau hay buốt.

Gây mê an thần: Phương pháp này cũng được áp dụng với các ca nhổ răng khôn khó hơn. Nha sĩ sẽ gây mê an thần cho bệnh nhân thông qua ống truyền tĩnh mạch (IV) trên cánh tay nhằm giúp người bệnh tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật và kiểm soát hành vi của người bệnh trong toàn bộ quá trình nhổ răng khôn. Lúc này, ý thức của bạn trong quá trình nhổ răng khôn sẽ bị hạn chế và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn.

Ngoài ra, phương pháp gây tê cục bộ để làm mềm nướu cũng sẽ được thực hiện. Do đó, với câu hỏi nhổ răng khôn có đau không nếu được gây mê an thần thì câu trả lời là “không”.

Gây mê toàn thân: Đối với một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân bằng cách tiêm thuốc qua da hoặc sử dụng đường truyền tĩnh mạch ở cánh tay hoặc cả hai. Điều này làm cho bệnh nhân tỉnh táo và có thể ngủ ngon trong suốt ca phẫu thuật, vì vậy mà không biết gì về quá trình nhổ răng khôn. Gây tê cục bộ cũng được thực hiện nhằm mục đích giảm bớt khó chịu sau phẫu thuật.

link tham khảo:Cổ họng có đờm và những điều cần biết

Nhổ răng khôn có đau không nếu được gây mê toàn thân? Câu trả lời là người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay có bất cứ trải nghiệm nào trong quá trình này.

Như vậy, với cả 3 phương pháp gây tê và gây mê, câu trả lời về việc liệu quá trình nhổ răng khôn có đau không là “không”. Với gây tê cục bộ hay gây mê, việc nhổ bỏ răng khôn không gây đau đớn nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau vì thiếu thuốc tê và thuốc mê hoặc không đủ thời gian để thuốc tê, thuốc mê phát huy tác dụng. Lúc này, bạn nên nói với nha sĩ để có thể được tiêm thêm thuốc.

Sau khi nhổ răng khôn có đau không?

Hẳn là bạn đã biết được trong quá trình nhổ răng khôn có đau không. Tiếp theo, hãy thử tìm hiểu xem sau khi nhổ răng khôn có đau không?

Sau khi nhổ răng khôn, thuốc tê và thuốc mê sẽ dần hết tác dụng. Khi thuốc đã tan hết, người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau. Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người cùng nhiều yếu tố khác mà cơn đau nhức sau khi nhổ răng khôn sẽ nhiều hay ít:

Cơ địa của bệnh nhân: Quá trình lành thương của từng người là khác nhau vì hệ miễn dịch của mỗi người không như nhau, dẫn đến tình trạng phản ứng lại với nhiều loại thuốc và vết thương cũng khác nhau. Lệch người có cơ địa khoẻ mạnh sẽ lành vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dự đoán được cơ địa của mình qua những kinh nghiệm khi có các vết thương nhỏ trong cuộc sống: rách tay nhẹ, xước da. ..

Tình trạng răng khôn được nhổ: Sau khi nhổ răng khôn có đau không và đau nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào việc chiếc răng được nhổ có mọc sâu, mọc dài hay không. Những chiếc răng mọc bất thường này đòi hỏi nha sĩ phải cắt nướu, rất đau đớn và gây nhiều thương tổn lên vùng răng cần nhổ hơn. Răng có tình trạng viêm nhiễm trước nhổ như abces nướu, viêm lợi nặng, viêm tuỷ xương và viêm mô tế bào cần được điều trị giảm tình trạng viêm cấp tính trước khi nhổ.

Kỹ thuật và kinh nghiệm của nha sĩ: Nếu nha sĩ có tay nghề giỏi và kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm nhiều năm thì cơn đau sau khi nhổ răng khôn sẽ ít đi.

Công nghệ nhổ răng: Đây là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng khôn nhiều hay ít cũng như nhổ răng khôn đau bao lâu. Hiên nay, kỹ thuật lấy máu tự thân quay ly tâm (gọi là PRF) đặt vào ổ răng nhổ nhằm tăng cường quá trình lành thương sau nhổ đã áp dụng phổ biến trong nha khoa để làm giảm tối đa sự khó chịu sau phẫu thuật.

Chế độ chăm sóc hậu phẫu: Sau khi nhổ răng khôn có đau không? Câu trả lời là tình trạng đau hay không đau, đau ít hay đau nhiều đều tuỳ thuộc vào quá trình chăm sóc răng miệng và chế độ ăn sau nhổ răng khôn. Nếu chăm sóc tốt và không bị nhiễm khuẩn thì cơn đau sau khi nhổ răng khôn sẽ ít hơn.

Nhổ răng khôn đau bao nhiêu ngày?

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau? Thực tế, không chỉ thắc mắc nhổ răng khôn có đau không, nhiều người cũng quan tâm đến việc nhổ răng khôn mấy ngày hết đau.

Sau nhổ răng khôn, người bệnh có thể cảm thấy đau và cứng cơ hàm nếu không mở miệng trong suốt quá trình thực hiện. Cơn đau nhức sau khi nhổ răng khôn sẽ kéo dài khoảng 5-7 ngày hoặc trung bình từ 2-4 ngày. Trong thời gian này, người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau giảm dần từ đau buốt sang ê nhẹ, rồi hết đau và trở lại bình thường.

Đôi khi, cơn đau sau khi nhổ răng khôn có thể kéo dài từ 5-7 ngày hoặc thậm chí hàng tuần. Tốc độ chữa lành sẽ phụ thuộc vào độ sâu của vết thương và cơ địa của từng người. Nếu cơn đau kéo dài hay trở nên trầm trọng thêm vào ngày thứ 3, bệnh nhân có thể bị viêm ổ răng mủ – tình trạng cục máu đông không xuất hiện hoặc đã bị vỡ ra từ vết thương hở, khiến xương răng bị bật ra ngoài.

link tham khảo :Dental Filling vs Crown: 4 things to consider

Có thể phải mất vài ngày hay vài tuần để nướu lành lại hoàn toàn và quá trình này đau sẽ ít hoặc không đau. Vì xương ổ răng sẽ cần nhiều tháng mới mọc trở lại lấp đầy ổ trong xương hàm. Tuy nhiên, quá trình này không đau vì người bệnh không cảm nhận được việc này.

Cơn đau thông thường sẽ xảy ra 3 ngày đầu sau nhổ rồi nhẹ dần và hết hoàn toàn. Nếu bạn cảm thấy cơn đau ngày càng gia tăng sau ngày thứ 3 thì phải đi khám ngay lập tức bạn nhé!

nha khoa bedental - nha khoa uy tín tại khu vực hà nội và hồ chí minh

CS1: 7 Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://langmoi.vn/

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *