Nguyên nhân gây mất răng và 1 số hậu quả khi mất răng

mất răng
Tên quảng cáo

 

Mất răng là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mỗi người. Răng chính là một phần không thể thiếu trong hàm răng của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc cắt, nhai thức ăn và giữ cho khuôn mặt cân đối. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nhiễm, chấn thương, hay tuổi tác có thể dẫn đến tình trạng mất răng.

 

Sự mất mát răng không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, làm cho nụ cười trở nên thiếu tự tin, mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai và nói chuyện. Nếu không được điều trị kịp thời và thay thế răng thất thoát, các vấn đề về hàm răng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như di chứng về cơ hàm, biến dạng khuôn mặt, và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể.

 

Vậy nguyên nhân gây mất răng là gì? Nên làm gì khi bị mất răng? Có những phương pháp gì để khắc phục tình trạng mất răng? Mọi thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Nguyên nhân gây mất răng ở người lớn

 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn như:

 

Hậu quả của một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm amidan…

 

Do chấn thương làm hỏng răng hoặc mất răng.

 

Nguyên nhân gây mất răng
Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?

 

Tình trạng răng số 8 bị lệch làm hỏng răng bên cạnh và hỏng chân răng cần phải nhổ răng.

 

Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Ăn uống không đầy đủ chất như canxi, kali. .. làm răng bị bào mòn dễ dẫn tới tình trạng mất răng.

 

Do thói quen: Đây là nguyên nhân không thể thay đổi được, khi tuổi tác tăng cao các hoạt động nhai, ngậm và cắn nhiều lâu ngày sẽ gây xói mòn lớp men ở các góc của răng, dẫn tới hiện tượng lão hoá. Lão hoá răng khiến cho răng không còn chắc khoẻ sẽ dẫn đến mất răng.

2. Hậu quả của việc mất răng?

 

Bất kỳ nguyên nhân gì khiến sự mất răng ở người lớn là không thể phục hồi được và có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng sau:

Làm giảm chức năng nuốt nhai

 

Khi mất một răng thì thực tế chúng ta đã mất gần gấp đôi hệ số nhai của răng kia, các răng khác của hàm trên cũng không còn chức năng nhai. Khi đó sẽ giảm khả năng tiêu hoá thức ăn trước khi xâm nhập cơ thể nguy cơ dễ gây ra tình trạng đau dạ dày. Khớp là mất răng hàm thì khả năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi lực nhai giảm còn ảnh hưởng đến việc ăn uống mỗi ngày.

 

Tham khảo thêm: Miệng móm Xấu hay Đẹp? Tướng số của người miệng móm

Xô lệch răng sẽ gây trật khớp cắn

 

Mất răng không những làm giảm sút lực nhai, mà gây ra hiện tượng xô lệch các răng còn lại trong hàm và rối loạn khớp cắn. Các răng gộp lại với nhau là một chỉnh thể thống nhất nâng đỡ và cân bằng cho nhau trên cung hàm, giúp phân bố đồng đều lực nhai.

 

Khi mất một răng, các răng ở hàm đối diện vị trí răng mất khi mất đi sự nâng đỡ thì chúng sẽ trồi lên hay tụt về phía răng bị mất. Điều này dẫn đến việc hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm làm ảnh hưởng đến cảm giác nhai cắn và gây đau đau nhức khi nhai.

 

Mất răng làm cho lực cắn nhai không được phân bố đều, hai răng bên cạnh vị trí răng bị mất không còn điểm tựa, một số răng sẽ có hiện tượng xô lệch và dịch chuyển đến vị trí răng mất, lâu ngày, sẽ tạo khoảng trống để những răng khác phát triển xô lệch.

 

Không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà gây ảnh hưởng cho những răng còn lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nhai cắn. Cơ thế khi có nhiều khoảng kẽ trong răng khiến thức ăn dễ mắc phải và làm vi khuẩn sinh sôi, nảy nở dẫn tới các bệnh răng miệng ra tăng.

Tiêu xương ổ răng

 

Sau khi mất răng, các xương hàm quanh ổ răng đã mất bắt đầu tiêu biến theo hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Xương ở khu vực răng mất sẽ tiêu đi cực nhanh, ảnh hưởng không ít đến thẩm mỹ hàm răng mà còn gây ảnh hưởng lớn đến việc phục hình sau này, nếu điều trị phải ghép xương.

 

Tiêu xương cũng làm thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt như sưng tấy, không còn điểm tựa da mặt bị chảy xệ nếp nhăn sẽ hình thành nhiều hơn khiến khuôn mặt già đi so với tuổi. Ngoài ra, tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng và cũng khiến hàm giảm lực nhai, răng trở nên yếu hơn.

Bệnh đau đầu, đau cổ vai

 

Răng bị mất làm cho hàm bị mất cân đối, lực nâng đỡ cũng không còn nên các răng còn lại sẽ xoay theo chiều tự nhiên khi đó lực nhai tác dụng lên những răng còn lại tăng lên một cách đột ngột dẫn đến thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày gây ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm làm bạn bị đau đầu, nhức vai, gáy, …

 

Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?
Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?

Phát âm không bình thường

 

Răng cũng tham gia vào việc giúp bạn phát âm chính xác hơn, khi mất răng làm cho răng có khoảng trống dẫn tới phát âm không chuẩn. Đặc biệt khi bạn mất răng cửa, làm giảm hoặc mất tương quan giữa lợi – môi – lưỡi nên dễ phát âm ngọng.

 

Tham khảo thêm: Dùng tăm xỉa răng – Tác hại từ thói quen không tốt

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp

 

Răng bị mất ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp, đặc biệt các vị trí răng sẽ nhô ra khi nói hay cười. Với việc mất răng hàm thì theo thời gian, răng các vị trí răng khác cũng sẽ bị xô lệch và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm. Ngoài ra còn có hiện tượng phát âm bị thay đổi, nói ngọng, . .. răng hàm hay đau, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng sống hàng ngày.

 

Xương hàm có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ mặt nên khi mất răng dẫn đến tình trạng tiêu xương làm cho bạn bị sưng môi, da chảy xệ và vùng da xung quanh miệng hình thành nếp nhăn cũng là nguyên nhân của hiện tượng lão hoá da sớm.

Gây ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể

 

Mất răng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chức năng ăn uống của người bị mất răng. Khả năng nhai bị giảm khi thiếu đi một hoặc nhiều răng, đặc biệt là những răng quan trọng trong quá trình nhai thức ăn. Điều này có thể khiến việc nhai trở nên khó khăn và mất hiệu quả, dẫn đến việc ăn uống bị hạn chế.

 

Việc mất răng cũng có thể gây ra đau khi nuốt, đặc biệt khi những răng còn lại có vị trí không đúng đắn hoặc cắn không đều. Khi nuốt thức ăn, sự không cân đối trong hàm răng có thể tạo ra áp lực không đều lên hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu trong quá trình nuốt.

 

Vì khả năng nhai bị giảm, người bị mất răng thường cần hạn chế một số loại thực phẩm phải nhai nhiều như thịt cứng, rau củ quả cứng, hay hạt giống. Thực phẩm có nhiều chất xơ cũng cần được giảm bớt, vì việc thiếu đi răng làm cho việc nhai và tiêu hóa chất xơ trở nên khó khăn.

 

Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?
Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?

Ảnh hưởng tới tinh thần

 

Khi bị mất răng, tác động tới tinh thần có thể rất lớn, đặc biệt khi những răng bị mất nằm ở vị trí dễ thấy nhất trong hàm răng. Những cảm giác lo sợ, tự ti và mất tự tin có thể xuất hiện, và tác động này không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười và ngoại hình mà còn chi phối toàn bộ tâm trạng và tinh thần của người bị mất răng.

 

Mất răng có thể làm cho người bệnh cảm thấy lo lắng về sự xuất hiện của mình, thậm chí có thể tránh cười hoặc nói chuyện trước mọi người. Tự tin trong giao tiếp và tương tác xã hội có thể giảm sút, khiến người bị mất răng cảm thấy cô đơn và cách biệt với xã hội xung quanh.

 

Ngay cả khi sự mất răng có thể được thay thế bằng các phương pháp phục hình răng hiện đại, như cầu răng hay ghép implant, tâm lý tự ti vẫn có thể còn tồn tại. Một số người có thể lo sợ về việc không thể thích nghi với răng giả hoặc lo lắng về việc răng giả sẽ không tự nhiên như răng thật.

 

3. Làm gì khi bị mất răng?

 

Rất nhiều người thắc mắc phải làm gì khi bị mất răng, thậm chí nhiều người hỏi mất nhiều răng phải làm sao? Khi mất răng có thể sử dụng các biện pháp để phục hồi và giảm thiểu những nguy cơ biến chứng do mất răng gây ra bao gồm:

Hàm giả tháo lắp

 

Đây là kỹ thuật hay được sử dụng với cả người già và các bệnh nhân bị mất răng lâu ngày. Kỹ thuật này có thể sử dụng khi mất một tay vài răng thậm trí cả hàm răng. Phương pháp này sử dụng một hàm giả có phần mô nướu gắn trực tiếp lên răng của người bệnh có thể làm hàm giả bán phần hoặc toàn bộ tuỳ thuộc theo mỗi đối tượng.

 

Khi sử dụng kỹ thuật hàm giả tháo lắp này các bệnh nhân có thể tháo ra một cách dễ dàng. Những nhược điểm của phương pháp này là khi hàm tháo lắp sẽ bị cong và lệch khi bị một lực tác động lớn, khả năng nhai kém, dễ gãy khi sử dụng một thời gian, không ngăn chặn được sự tiêu xương. .. Vì vậy, kỹ thuật này hiện không còn được sử dụng nhiều.

Làm cầu răng giả

 

Đây là phương pháp thay thế đơn giản nhất khi bị mất một hay nhiều răng trên cùng một khu vực, phương pháp này có thể giảm được những nhược điểm của phương pháp hàm tháo lắp nhân tạo. Làm cầu răng sứ là kỹ thuật hàm giả tháo lắp, nhưng muốn làm được cầu răng thì 2 răng lân cận phải rất chắc khoẻ mới có thể giữ được cầu răng.

 

Ưu điểm là khả năng nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, tuổi thọ cao hơn và trông đẹp hơn. Nhược điểm là khó làm vệ sinh các răng bên dưới cầu răng nên không ngăn chặn được sự tiêu xương và dễ gãy nếu ăn uống nhai vật cứng…

Cấy ghép Implant

 

Cấy ghép Implant cũng là phương pháp được sử dụng tốt khi phải thay thế một răng hay nhiều răng ở những vị trí khác nhau trong khoang miệng, Phương pháp này tái tạo và phục hồi khả năng ăn nhai tốt giống với răng thật. Khi sử dụng thì bạn được gắn một trụ chân răng giả vào trong hàm, và gắn chiếc răng thay thế để tạo độ bám chắc.

 

Ưu điểm phương pháp này là tuổi thọ răng giả dài, phục hồi chức năng nhai tốt, thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng tới răng xung quanh và giảm tình trạng tiêu xương. Nhược điểm là đây là phương pháp phẫu thuật nên cũng sẽ gây ra một số tai biến giống với những loại phẫu thuật khác.

 

Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?
Nguyên nhân gây mất răng là gì? Làm gì khi bị mất răng?

 

Như vậy, khi mất răng sẽ có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không những tới sức khoẻ mà thẩm mỹ của mỗi người. Ngược lại nếu không may mắc phải tình trạng trên bạn nên tới các chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám và điều trị kịp thời tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng điều trị khó hơn.

 

Tham khảo thêm: Đốm trăng trên môi có nguy hiểm không và 1số cách khắc phục?

 

Địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội và TP HCM

 

Việc tìm được địa chỉ nha khoa uy tín để phục hình răng khôn bị vỡ là rất quan trọng. Nếu vì ham rẻ mà lựa chọn những cơ sở kém chất lượng thì hậu quả có thể dẫn đến “Tiền mất tật mang”.

 

Nha khoa thẩm mỹ BeDental ra đời năm 2012. Sau một thời gian hoạt động, trung tâm nhanh chóng trở thành địa chỉ cung cấp các dịch vụ nha khoa uy tín cho khách hàng và là một trong những nha khoa dẫn đầu về lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.

 

Với đội ngũ y, bác sĩ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tân tiến, công nghệ hiện đại, nha khoa thẩm mỹ BeDental đã đi những bước vững vàng trên con đường trở thành trung tâm nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam.

 

BeDental ra đời với sứ mệnh “Gieo nụ cười, rải thành công”, chúng tôi tin tưởng mỗi người đều xứng đáng sở hữu một nụ cười tự tin và quyến rũ. Đó là lý do chúng tôi luôn nỗ lực tháo gỡ những vấn đề, rào cản đang che lấp nụ cười đẹp rạng rỡ của bạn. Hơn tất cả chúng tôi tin rằng hàm răng chắc khỏe là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc và nụ cười là chìa khóa của sự thành công.

 

BeDental vẫn luôn không ngừng nỗ lực trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Nha khoa thẩm mỹ, đặc biệt là phục hình răng sứ tại Việt Nam với chiến lược tập trung vào phát triển công nghệ cao và cập nhật các xu hướng, kỹ thuật hiện đại.

 

Với đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nha khoa, BeDental luôn mang đến sự tận tâm, tận tình và tận lực với khách hàng như chính gia đình mình. BeDental là hệ thống nha khoa thẩm mỹ uy tín, chuyên nghiệp với nhiều cơ sở ở trung tâm thành phố lớn giúp khách hàng thuận tiện di chuyển.

 

Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế. Cơ sở vật chất đạt đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi trải nghiệm dịch vụ.

 

nha khoa bedental - nha khoa uy tín tại khu vực hà nội và hồ chí minh

CS1: 7 Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

 

Website: https://langmoi.vn/

 

One thought on “Nguyên nhân gây mất răng và 1 số hậu quả khi mất răng

  1. Pingback: Mài răng có đau không ? 1 số lưu ý trước khi mài | Làng mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *