Mất giọng là một biểu hiện có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Một số với mỗi bệnh khác nhau sẽ kèm theo các triệu chứng khác ngoài triệu chứng mất giọng. Một số người có thể bị mất giọng vĩnh viễn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nên cần phải tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời tránh tình trạng khó hồi phục giọng nói.
1. Mất giọng bệnh gì?
Mất giọng nói là tình trạng giọng nói của bạn trở nên khàn không còn được như trước đó hay thậm chí khó có thể phát ra tiếng. Mất giọng nói không phải là một bệnh mà nó là một triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau.
Giọng nói giúp chúng ta truyền đạt kiến thức đến những người khác, truyền đạt cảm xúc theo tần số và âm thanh của giọng nói. Trường hợp bị mất giọng nói thì không chỉ khiến bạn cảm thấy lo sợ mà còn làm cho việc giao tiếp trở nên khó khăn. Khiến người khác khó có thể nghe được những điều bạn đang nói, nhất là với những người hay phải nói như giáo viên, MC. ..
link tham khảo :Miệng chua là bệnh gì ?
Mất giọng nói có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau và với mỗi nguyên nhân này việc điều trị cũng khác nhau. Thường thấy nhất là các nguyên nhân cảm lạnh hay cảm cúm khác.
2. Lí do gây mất giọng
Nguyên nhân mất tiếng, mất giọng có thể rất nhiều. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất giọng:
Cảm lạnh
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra mất giọng. Cảm lạnh là một bệnh mà rất nhiều loại virus có thể gây ra, hay gặp khi bị gặp lạnh sẽ khiến cho vùng họng của bạn bị sưng đau và dây thanh âm cũng bị sưng từ đó hạn chế độ rung của dây thanh âm khiến bạn bị mất giọng. Những triệu chứng khác của cảm lạnh có thể có như sốt cao, đau đầu, đau người, chảy nước mắt, sổ mũi và ho khan hoặc có đờm trắng loãng.
Thường thì bạn chỉ cần điều trị các triệu chứng nhẹ, kết hợp với việc ủ ấm, uống nước ấm. .. sau khoảng vài ngày đến một tuần bệnh sẽ tự hết và giọng nói của bạn có thể trở về như ban đầu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu sau 7 đến 10 ngày không thấy cải thiện hoặc các triệu chứng trầm trọng hơn như mũi nghẹt nhiều, ho đàm đặc có thể bạn bị bội nhiễm vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Cảm cúm
Cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra mất giọng. Bệnh cảm cúm là do virus cúm gây ra và nó cũng gây ra các triệu chứng nặng hơn so với cảm lạnh thông thường. Những biểu hiện có thể gặp của cảm cúm bao gồm đau họng nhiều, khàn tiếng, nhức đầu, sốt hoặc sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, chảy mũi, sổ mũi và ho. Ngoài ra, cũng có thể có các triệu chứng khác như sốt hoặc tiêu chảy.
Hầu hết các triệu chứng bệnh có thể cải thiện bằng việc điều trị triệu chứng và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi phù hợp trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm là viêm phổi, đặc biệt là đối với người trung niên, người cao tuổi hoặc những người có vấn đề ở đường hô hấp và tuần hoàn. May mắn là cảm cúm có thể phòng tránh được nhờ chủng ngừa tiêm mỗi năm.
Phải sử dụng giọng nói quá nhiều
Mỗi lần bạn nói hoặc cười, cần phải sử dụng nhiều cơ khác nhau, bao gồm cả các cơ ở mũi và cổ họng. Cũng tương tự như nhiều cơ khác trên cơ thể, việc sử dụng quá mức các cơ để hát hay nói cũng khiến các cơ đó bị đau, căng và chấn thương vùng cơ khiến cho bạn bị khàn tiếng hoặc mất tiếng. Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc sử dụng giọng kém cũng khiến chúng ta dễ dàng bị mất tiếng khi nói quá lớn, ho quá nhiều hay sử dụng âm cao hơn hoặc thấp hơn bình thường trong thời gian dài.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá gây kích ứng dây thanh quản và lâu dài có thể dẫn đến những vấn đề về giọng nói. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc trước đây và hiện tại có khả năng bị mất giọng nói cao hơn khoảng ba lần so với những người không bao giờ hút thuốc. Ngoài ra, việc hút thuốc cũng có thể làm gia tăng khả năng phát triển một khối u nhỏ, không phải ung thư được gọi chung là polyp trên dây thanh quản. Nó có thể khiến giọng nói của bạn trở nên khàn hơn.
Dị ứng
Khi nói về dị ứng, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến sổ mũi, ngứa mắt và ho. Khó chịu miệng, dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn theo một vài cách như làm cho dây thanh quản bị sưng phồng, tiết dịch mũi sau vào dây thanh quản và gây kích ứng dây thanh quản, ho nhiều làm viêm dây thanh âm hoặc sử dụng thuốc điều trị sẽ làm cho vùng họng bị khô khiến cho dây thanh âm hoạt động không tốt.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh tự miễn gây ra sưng, đau và cứng khớp. Khoảng 1/3 người bị viêm khớp dạng thấp gặp phải vấn đề với giọng nói, bao gồm đau họng và mất giọng. Đó là bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến những khớp nhỏ trên mặt và cổ họng, dẫn đến một số vấn đề trong hô hấp và hoạt động của dây thanh quản.
Bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến có hình dạng con bướm và sản sinh ra loại hormone kiểm soát các hoạt động trong cơ thể bạn. Khi tuyến giáp của bạn không sản sinh đầy đủ, một triệu chứng bạn có thể gặp phải là giọng nói khàn. Nếu tuyến giáp phình ra, bạn có thể bị ho và khó nói.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Đây là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Triệu chứng chủ yếu là ợ chua và đau rát thượng vị, ngoài ra bệnh này cũng có thể làm ảnh hưởng giọng nói của bạn. Axit trong dạ dày có thể gây kích ứng dây thanh quản, cổ họng và thực quản. Điều này dẫn đến bạn bị khàn giọng, thở khò khè và có nhiều chất nhầy trong cổ họng.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng gây ra bởi nhiều nguyên nhân và triệu chứng chủ yếu là khiến cho giọng của bạn bị khàn. Viêm thanh quản cấp có thể do bị cảm lạnh hoặc lạm dụng giọng nói của mình gây ra hoặc viêm thanh quản mạn tính nếu hít phải cái gì đó gây khó chịu, ví dụ như khói thuốc hay khói hoá chất.
Nốt, polyp và u nang
Mặc dù không rõ nguyên nhân hình thành nhưng một số khối u không phải ung thư có thể xuất hiện trên dây thanh quản của bạn. Một số yếu tố bất lợi có thể là sử dụng giọng nói quá nhiều, ví dụ như hét hoặc nói quá nhiều. Có ba loại bao gồm:
Nốt: Các hình dạng tương tự như mô sẹo này thường phát triển ở trung tâm dây thanh âm. Chúng có xu hướng biến mất khi nói chuyện một thời gian.
Polyp: Chúng chỉ xuất hiện ở một bên của dây thanh âm và có nhiều kích thước và hình dạng. Không giống như các nốt, chúng cũng cần được điều trị bằng phẫu thuật.
U nang: Chúng là các cục chứa đầy chất lỏng hoặc nửa lỏng nửa rắn phát triển gần hoặc bên dưới bề mặt của dây thanh quản. Nếu chúng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về giọng nói, thì sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ chúng.
link tham khảo :1 số dụng cụ nha khoa thường được sử dụng
Bệnh hệ thần kinh trung ương
Một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như bệnh Parkinson cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ ở miệng và cổ họng. Gần 90% người bị Parkinson mắc các dạng rối loạn giọng. Nguyên nhân do Parkinson khiến các bộ phận của não kiểm soát chuyển động và phối hợp bị suy yếu. Điều này có thể có nghĩa là bạn không còn khả năng kiểm soát những cơ cần thiết cho giao tiếp.
Ung thư vòm họng
Khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng. Các triệu chứng khác của bệnh có thể thấy là đau họng, đau khi ho, khó thở hoặc thấy khối u tại vùng cổ. ..
Trên đây là một số nguyên nhân mất tiếng hoặc mất giọng. Nếu bạn thấy các vấn đề về giọng nói kéo dài hơn 2 tuần, thì cần khám tại các cơ sở tai mũi họng để được chẩn đoán điều trị đúng phương pháp nhằm cải thiện chất lượng sống.
3. Các phương pháp điều trị
Tình trạng khàn giọng mất tiếng nếu không được điều trị sớm và triệt để có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Đồng thời đây cũng là lời cảnh báo sớm của một số bệnh bạn không thể chủ quan.
3.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp cải thiện khàn giọng mất tiếng
Khi cảm thấy giọng nói trở nên khàn, đặc và không rõ tiếng thì bạn nên:
– Hạn chế nói chuyện, tránh nói to với âm lượng cao để dây thanh quản được nghỉ ngơi.
– Súc miệng với nước muối pha loãng khoảng 3 lần/ngày. Nên ngậm nước mật ong pha với gừng ấm giúp giảm viêm hiệu quả.
Không sử dụng các chất kích thích, những thức uống có ga gây tổn thương cho cổ họng.
– Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng. Cơ thể mùa hè nên tránh sử dụng máy điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, còn mùa đông cần giữ ấm và có quàng khăn khi ra ngoài.
– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cung cấp nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
3.2. Đến cơ sở y tế điều trị chứng khàn giọng mất tiếng
Chứng khàn giọng diễn ra trong thời gian lâu có thể dẫn đến tình trạng mất tiếng nói và gây trở ngại trong giao tiếp. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm. Tại đó, với thiết bị y tế chuyên dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương ở cổ họng và đặc biệt là dây thanh quản bằng những phương pháp sau:
này Khám chuyên khoa tai – mũi – họng.
– Nội soi họng thanh quản để đánh giá mức độ viêm và xác định những bất thường khác (nếu có) .
Chụp CT vùng cổ họng để xem có hay không khối u mọc tại vị trí này.
– Siêu âm cũng là một cách kiểm tra có hạch ở cổ họng hay không để xác định khối u và xem tình trạng có lan ra những vùng lân cận hay không.
Với những bước khám cần thiết trên, nếu tình trạng khàn giọng do virus gây nên thì bạn có thể mua thuốc uống theo đơn kê của bác sĩ. Nhưng nếu có dấu hiệu khối u hay mức độ viêm quá nghiêm trọng bạn cần có những biện pháp kịp thời mới điều trị bệnh được dứt điểm
link tham khảo :Top 3 máy tăm nước phổ biến hiện nay 2023
4. Phòng tránh khàn tiếng
Bạn cũng có thể chủ động phòng tránh và ngăn cho tình trạng khàn giọng tìm đến bằng cách:
– Tập uống nhiều nước mỗi ngày và không để cổ họng bị khô.
– Ngưng hút thuốc, uống rượu, bia, . .. vì đây là các chất gây tổn thương vùng cổ họng và thanh quản.
– Giữ ấm cổ họng cả mùa đông lẫn mùa hè và giữ vệ sinh thường xuyên.
– Hạn chế nói trong thời gian làm việc và cần nghỉ ngơi đúng giờ. Không nói to, cười nhiều hay khóc vì sẽ kích thích dây thanh quản.
Trên đây là thông tin cần biết về nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp cho tình trạng khàn giọng mất tiếng. Mặc dù được xem là tình trạng hay gặp nhưng bạn không nên coi thường và cần đi khám ngay với bác sĩ có chuyên khoa tai – mũi – họng. Tiếng cạnh đó, chủ động phòng tránh ngay trong nếp sinh hoạt hàng ngày cũng là việc cần thiết và quan trọng. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ thêm về tình trạng khàn giọng dẫn đến mất tiếng là gì!
Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn.
Ưu điểm của Nha khoa BeDental
Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ
Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm.
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/