Khớp cắn ngược thường được hiểu là tình trạng răng móm, đây là một trong các bệnh khớp cắn phổ biến nhất không những gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt mà còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị khớp cắn ngược?
1. Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược như răng móm, mặt lưỡi cày là tình trạng hàm răng dưới bị nhô ra ngoài rất lớn so với tiêu chuẩn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng cắn ngược như do bẩm sinh, có sự can thiệp từ bên ngoài hoặc yếu tố di truyền. Phần lớn các trường hợp gặp tình trạng móm là do những thói quen xấu từ khi còn bé: mút ngón tay, lấy lưỡi đẩy răng, ti giả, răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên, xương hàm trên chậm phát triển và xương hàm dưới phát triển rất mạnh
Theo định nghĩa, răng cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương là 2 dạng của khớp cắn ngược. Cụ thể:
Khớp cắn ngược do răng: Do răng cửa hàm trên mọc trễ hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen nghiêng hàm qua bên theo hướng không thuận tiện. Khi bị khớp cắn ngược ở răng sẽ thấy nhóm răng cửa phía trước cửa hàm dưới nhô ra bên ngoài và bao lấy răng hàm trên. Nếu không chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, gây ra khuôn mặt biến dạng hay còn gọi là mặt gãy.
Răng cắn ngược do xương: Là tình trạng xương hàm trên không phát triển hay xương hàm dưới quá phát triển có thể do cả hai nguyên nhân trên. Ngoài ra, khớp cắn ngược trong xương là do dị tật khe hở hàm. .. Điều này khiến cho xương hàm trên giảm kích thước theo chiều ngang làm cho răng cửa hàm trên luôn nằm phía trong so với răng cửa hàm dưới.

Tham khảo thêm: 9 giải pháp chữa cười hở lợi nên áp dụng
2. Biến chứng của khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược gây ra những biến chứng đối với tính thẩm mỹ cũng như khả năng hoạt động nhai của răng. .. Như:
Mất thẩm mỹ: Biến chứng lớn nhất của khớp cắn ngược là mất đi sự thẩm mỹ và khiến người có khớp cắn ngược mất đi sự tự tin, sợ giao tiếp. Có thể nhìn thấy rõ ràng nhất sự mệt mỏi, chán chường, xấu xí trên khuôn mặt.
Ảnh hưởng đến ăn nhai: Người bị khớp cắn ngược chỉ có thể ăn uống và nhai chậm rãi, nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng va đập răng miệng gây chảy máu hay hóc, sặc ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cản trở cuộc sống sinh hoạt đời thường: Biến chứng cản trở cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Người có răng cắn ngược gặp khó khăn trong khâu giao tiếp, đặc biệt họ không thể nói chuẩn tiếng Anh.
Ngoài ra, tình trạng răng cắn ngược cũng gây nên một số biến chứng khác như viêm phổi, bệnh tim mạch, nhức buốt nửa đầu và khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng. Lây khớp cắn ngược khiến cơ nhai yếu làm thức ăn không được nghiền nát đã xuống dạ dày. Bên cạnh đó, sâu răng, viêm họng, viêm xoang, . .. cũng là các bệnh không tránh khỏi khi bị khớp cắn ngược.
3. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược
Vì sao có tình trạng khớp cắn ngược? Chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây:
3.1. Yếu tố di truyền
Cấu trúc, sự phát triển xương hàm và vị trí răng mọc phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Theo đó, trẻ có thể di truyền từ người thân hoặc do những dấu hiệu khác như: răng mọc bất thường, hàm trên nhỏ lại, hàm dưới phát triển nhanh gây ra răng cắn ngược , móm xương, . ..
Bên cạnh đó một số hội chứng có tính di truyền cao dẫn đến răng cắn ngược bao gồm: Hội chứng Rabson-Mendenhall, Binder nghiêm trọng, Treacher Collin, biến dạng chi, . ..
3.2. Thói quen xấu
Những thói quen xấu khi còn nhỏ khiến tình trạng khớp cắn ngược trở nên trầm trọng hơn như mút ngón tay cái, cho trẻ bú bình liên tục, đưa lưỡi vào hàm dưới, sử dụng núm vú nhân tạo sau 3 tuổi, . ..
3.3. Do chấn thương
Tình trạng xương hàm bị gãy nếu không được phẫu thuật, điều trị và chăm sóc lành thương kịp thời sẽ dẫn đến khớp cắn ngược.
4. Điều trị khớp cắn ngược như thế nào?
Tuỳ theo tình trạng khớp cắn ngược cũng như túi tiền của từng người sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị khớp cắn ngược được sử dụng rộng rãi là: phẫu thuật, bọc răng sứ và niềng răng.

4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh hình răng hàm là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những trường hợp khớp cắn ngược, đặc biệt là khớp cắn ngược do xương.
Phẫu thuật chỉnh hình xương là phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm nhằm mục đích tạo cho hàm trên hàm dưới hài hoà với nhau, từ đó làm biến đổi hình dạng khuôn mặt, đem lại sự cân đối và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và cải thiện được khả năng ăn nhai.
4.2. Bọc răng sứ
Không phải tất cả các trường hợp khớp cắn ngược đều thực hiện được bọc răng sứ. Bọc răng sứ chỉ được chỉ định đối với trường hợp bị trật khớp không do răng. Ưu điểm của phương pháp này:
Thời gian hồi phục nhanh và không mất quá nhiều thời gian như niềng răng.
Cải thiện được màu và hình dáng răng như ý muốn. Những người răng bị ố vàng, xỉn màu bị móm không nên sử dụng phương pháp này
Đạt độ thẩm mỹ cao nhờ răng sứ có màu sắc y hệt răng thật
Độ bền của răng sứ có độ dai lên tới 15 năm và chịu được lực cắn nhai mạnh hơn 3 – 4 lần răng thật.
Tuy vậy, bọc răng sứ cần được mài cùi răng thật tối đa không quá 2mm và chỉ phù hợp khớp cắn vừa phải.
4.3. Niềng răng
Phương pháp niềng răng phù hợp với các tình trạng khớp cắn ngược từ nhẹ đến nghiêm trọng. Mọi người khi gặp tình trạng này đều lựa chọn niềng răng bởi phương pháp này bảo vệ răng thật ở mức cao. Bạn sẽ không cần mài răng hay bọc sứ mà vẫn đưa được khớp cắn trở lại đúng vị trí.

Đối với những trường hợp răng mọc lệch hoặc người có răng bị biến dạng khớp cắn – trong đó có khớp cắn ngược làm cho khuôn mặt mất đi vẻ thẩm mỹ thì hoàn toàn có thể điều trị theo phương pháp chỉnh hình răng. Thực tế, niềng răng cũng là một phát minh vĩ đại và đem đến nhiều lợi ích tốt cho những ai đang gặp rắc rối với hàm răng không được như ý.
Tham khảo thêm: Sự thật về việc tập Mewing giúp cải thiện được khớp cắn ngược
Miệng móm Xấu hay Đẹp? Tướng số của người miệng móm
Pingback: Khớp cắn chéo là gì? 2 nguyên nhân dẫn đến khớp cắn chéo | Làng mới
Pingback: Khớp cắn đối đầu là gì? 3 cách khắc phục khớp cắn đối đầu hiệu quả | Làng mới
Pingback: Bỏ túi 3 phương pháp điều trị răng hô nhẹ | Làng mới
Pingback: Nha sĩ hướng dẫn cách vệ sinh hàm giả tháo lắp và cách bảo quản hàm giả tháo lắp | Làng mới
Pingback: Khớp cắn hở là gì? 3 phương pháp điều trị khớp cắn hở hiệu quả | Nha Khoa Bedental