Khàn tiếng là tình trạng giọng nói của bạn đột ngột có biến đổi và thông thường xuất phát từ tình trạng đau hoặc khô rát cổ họng, . .. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến những vấn đề của dây thanh quản và chứng viêm phế quản. Nếu bị khàn giọng trong 2 tuần thì bạn cần được thăm khám càng nhanh càng tốt nhằm phát hiện các vấn đề cụ thể cùng phương pháp chữa trị thích hợp. Vậy khàn tiếng là như thế nào? Cùng Langmoi.vn tìm hiểu nhé!
Khàn tiếng là gì?
Khàn tiếng (mất giọng) là tình trạng thay đổi giọng đột ngột khiến âm thanh không còn trong trẻo. Người bị khàn giọng sẽ cảm thấy khó để nói chuyện và rất cố mới có thể tạo ra âm thanh đủ nghe. Tình trạng trên sẽ tự khỏi trong khoảng một vài ngày, tuy nhiên nếu dai dẳng trên hai tuần không có nguyên nhân thì bạn cần đến viện khám nhằm loại trừ những khả năng tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
Hiện tượng khàn tiếng còn bắt nguồn do virus tấn công làm cơ quan hô hấp phía trên bị viêm nhiễm. Thực tế, đa số các trường hợp mất tiếng là do bệnh viêm thanh quản gây nên. Cho những ai chưa biết bệnh viêm thanh quản là sự viêm nhiễm của dây thanh âm hoặc thanh quản do cơ thể đang hoạt động với cường độ cao khi bị nhiễm trùng , kích thích.
Bệnh lý có thể được phân làm hai loại là viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mạn tính. Người ta căn cứ vào khoảng thời gian khàn tiếng và đặt cột mốc là 3 tuần để biệt hai loại bệnh lý này. Bệnh viêm thanh quản có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: nhiễm khuẩn, virus, chất gây dị ứng, khói thuốc lá, độ ẩm không khí, . ..
Nguyên nhân gây ra khàn tiếng
Có quá nhiều lý do dẫn đến khàn tiếng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất
– Viêm thanh quản: Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản nhất gây khàn tiếng. Những người làm công việc thường xuyên phải nói to và nói nhiều như giáo viên, huấn luyện viên, ca sĩ, hoạt náo viên, người bán hàng. ..
– Viêm họng hoặc viêm amidan: Nếu khí hậu thay đổi hoặc chuyển mùa, cổ họng của bạn sẽ dễ dàng bị tổn thương mà dẫn đến tình trạng khàn tiếng, gây ảnh hưởng cho sinh hoạt và công việc.
– U dây thanh âm: Khối u ác tính trên dây thanh âm làm bạn bị khàn giọng. Những người hay lạm dụng giọng nói thường dễ có polyp cao hơn với người khác.
– Dị ứng: Tình trạng dị ứng gây chảy mũi và hắt hơi có thể làm cổ họng bạn bị khàn tiếng.
– Trào ngược dạ dày: Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên dây thanh âm.
– Do mắc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp: Do tuyến giáp nằm ở vị trí cổ mà khi suy giáp không được chữa trị sẽ tác động lên dây thanh quản và dẫn đến khàn tiếng.
– Do sử dụng thuốc lá: Những người có tiền sử nghiện thuốc lá khả năng bị khàn tiếng cao là do viêm đường hô hấp.
– Ung thư: Những bệnh nhân ung thư thanh quản, ung thư cổ họng và u lympho đều có triệu chứng ban đầu là khàn giọng.
– Chấn thương tại những khu vực cổ họng bị tai nạn giao thông và tai nạn lao động thì các phẫu thuật nội soi phế quản có thể chèn lên thanh quản và gây khàn tiếng.
– Liệt dây thần kinh quản
– Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ: Căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.
Những người có nguy cơ bị khàn tiếng
Tình trạng này khá phổ biến, với hơn 1/3 dân số toàn cầu bị khàn tiếng ít nhất một lần trong cuộc đời.
Khàn giọng có thể diễn ra với tất cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, với nhóm dân số thường phải dùng giọng nói với tần số cao hoặc âm thanh to như giáo viên, nghệ sĩ hay huấn luyện viên. .. thì khả năng mắc khàn giọng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, những trường hợp bị chứng cảm cúm như viêm họng và ho cũng hay kèm theo tình trạng viêm thanh quản cũng bị khàn tiếng. Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể là một tình trạng rối loạn mà không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh quản.
Khi nào cần đến khám bác sĩ?
Khàn giọng dù không phải là tình trạng nghiêm trọng hay đe doạ trực tiếp đến tính mạng song đôi lúc đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác có liên quan. Vì vậy, bạn phải hiểu chính xác khàn tiếng là gì cùng các nguyên nhân của nó và triệu chứng để có biện pháp xử lý thích hợp nếu mắc phải tình trạng này.
Thông thường, khàn tiếng sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày rồi sau đó sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng chúng kéo dài lâu hơn thông thường, trên 10 ngày với người lớn và 1 tuần nếu đối tượng là trẻ em lớn tuổi thì cần phải gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tình trạng khàn tiếng thường kèm với khó thở, chảy nước dãi hoặc khó nuốt với trẻ em cũng rất cần chú ý.
Cách phòng tránh nguy cơ khàn tiếng
Một vài cách có thể giúp bạn bảo vệ dây thanh quản:
– Dừng hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc trực tiếp: Vì hít hút thuốc lá sẽ làm kích thích cho dây thanh âm và thanh quản có thể làm khô họng của bạn.
– Vệ sinh miệng định kỳ: Mất giọng có thể vì nhiễm khuẩn đường hô hấp. Rửa mặt sẽ giúp ngăn chặn việc lan truyền vi khuẩn và giúp bạn khoẻ mạnh.
– Uống đủ nước: Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Nước làm loãng đờm sẽ làm ẩm họng của bạn.
– Hạn chế uống cafein và những thức uống có cồn bởi vì chúng có tính lợi tiểu cao có thể làm bạn mất nước.
– Tránh khạc nhổ bởi nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm dây thanh quản và đau họng của bạn.
Các phương pháp điều trị khàn tiếng
Việc điều trị khàn tiếng sẽ tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người bệnh. Hầu hết khàn tiếng đều sẽ tự hết sau 2 tuần tuy nhiên nếu tình hình đã kéo dài quá thời gian thì bệnh nhân nên đến khám bác sỹ ngay để có thể điều trị kịp thời:
Điều trị trực tiếp thanh quản:
– Xông hơi ở họng với nước nóng và tinh dầu hoặc thuốc
– Dùng khí dung để điều trị khàn tiếng. Trước hết, đặt ống khí dung qua đường mũi hoặc miệng. Bệnh nhân cần phải thở sâu và dài để khí thuốc đi sâu vào thanh quản.
– Chấm thuốc thanh quản: Tiến hành nội soi thanh quản và có que được quấn chặt bông gòn đựng thuốc gây mê và dung dịch corticoid. .. Đưa bông gòn đặt vào hạ thanh và trên đầu 2 dây thanh.
– Bơm thuốc vô thanh quản: Dùng mũi tiêm chích thuốc thẳng trực tiếp lên cả 2 dây thanh quản.
– Dùng mũi chích tiêm trực tiếp lên 2 dây thanh quản
–Uống thuốc điều trị khàn tiếng
– Chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh nhằm diệt khuẩn và virus gây nhiễm trùng họng và dây thanh quản
– Điều trị với thuốc tiêu viêm và chống phù nề
– Tăng cường vitamin B và C nhằm tăng sức miễn dịch cơ thể
Sử dụng thuốc kháng viêm và chống phù nề trong điều trị khản tiếng .
Phẫu thuật để điều trị khàn tiếng trên dây thanh quản .
– Loại bỏ tổn thương và giả mạc .
– Cắt loại bỏ khối u .
– Cắt loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dây thanh quản .
Điều trị tại nhà
– Uống thêm nước ấm: Nước sẽ làm mềm thành họng, chống kích ứng và sưng viêm. Lưu ý, bạn nên hạn chế uống nước có cồn bởi chúng làm bạn mất nước nhanh hơn.
– Súc họng với nước muối: Muối sẽ sát trùng, làm dịu cổ họng và chống viêm tại chỗ họng, ngăn chặn viêm nhiễm lan ra.
– Ngậm gừng và chanh: Bạn dùng gừng cắt miếng mỏng rồi trộn với một chút muối và nước cốt chanh rồi nhai trong một vài phút. Các dưỡng chất trong gừng và chanh sẽ làm dịu họng và giảm viêm ở cổ họng.
– Uống nước mật ong: Mật ong là một phương thuốc tự nhiên có hiệu quả đối với bệnh về hô hấp. Uống nước mật ong ấm ngay khi bạn khàn tiếng mất giọng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay tức thì.
– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Khàn tiếng sẽ kèm theo viêm họng nếu bạn không thích ăn. Vì thế, bạn nên ăn các món đặc, lỏng như canh, súp sẽ dễ ăn hơn.
– Loại bỏ những hoá chất độc hại trong môi trường: Hoá chất, khói thuốc, lông động vật. .. có thể làm mất tiếng trở nên nghiêm trọng hơn nữa, vì thế bạn nên làm sạch môi trường sống xung quanh giúp giọng nói được khoẻ mạnh.
Một số câu hỏi liên quan
- Khàn tiếng có khả năng là dấu hiệu của ung thư phổi?
Khàn tiếng( khàn giọng) có thể là một triệu chứng của ung thư phổi hoặc ung thư vùng cổ trên nhưng nó có liên quan với ung thư thanh quản nhiều hơn.
- Khàn tiếng có nguy hiểm không?
Khàn giọng là phổ biến và cũng không nghiêm trọng nếu tình trạng bệnh chỉ xảy ra dưới 2 tuần. Nhưng nếu đã chữa trị nhưng tình trạng khàn tiếng cứ kéo dài trên 2 tuần thì bạn cần đến bệnh viện khám. Bởi vì cũng có thể, khàn tiếng dài có thể là một dấu hiệu của một tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn ví dụ như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp. ..
- Khàn tiếng uống gì?
Nếu khàn giọng là bị cảm lạnh, viêm họng và ho thì bạn nên uống những đồ ấm và bổ như trà gừng nóng, trà mật ong bạc hà, anh đào mật ong. ..
Khi bị khàn tiếng, bạn nên uống những thứ nước có độ ấm và tốt cho cổ họng như trà gừng mật ong
- Bị khàn tiếng ăn gì cho khỏi?
Không có khuyến cáo về cách ăn sao cho khỏi khàn tiếng( khàn giọng) , tuy nhiên nếu khàn giọng không phải là một dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư hay do tình trạng khuyết tật dây thanh quản thì bạn có thể ăn những đồ ăn nhẹ, mềm và nhiều dưỡng chất giúp tăng cường vùng họng thanh quản. Nếu khàn tiếng vì cảm lạnh ăn súp hoặc cháo sẽ là cách ăn tốt nhất cho sức khoẻ và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Khi bị khàn tiếng phải kiêng ăn gì?
Để bảo vệ vùng họng thanh quản, bạn nên kiêng uống rượu và hạn chế ăn uống đồ lạnh, đồ quá cay hoặc quá nóng.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/