Hàn răng sâu : quy trình và 1 số điều cần biết

hàn răng sâu
Tên quảng cáo

I. Giới thiệu

1.1 Hàn răng sâu  là gì?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng như: Do vi khuẩn, do thói quen ăn uống, do vệ sinh răng miệng kém, do thiếu nước bọt, . .. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ của hàm răng.

Hàn răng sâu (trám răng) là thủ thuật nha khoa rất phổ biến. Thủ thuật này sử dụng vật liệu nhân tạo nhằm lấp những khoảng trống và lỗ hổng do sâu răng gây ra. Ngoài ra hàn răng cũng được thực hiện nhằm phục hồi hình dạng và chức năng thẩm mỹ của răng bị vỡ, nứt và rạn bởi chấn thương và các nguyên nhân khác.

1.2 Lý do tại sao nên hàn răng sâu?

Hiện nay, trám răng được thực hiện rất phổ biến do có quy trình thực hiện tương đối dễ dàng, chi phí thấp và mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm nguy cơ mất răng: Răng bị sâu, nứt và vỡ sẽ có xu hướng để lộ ngà răng bên ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tuỷ, gây viêm nhiễm và hoại tử làm tăng nguy cơ mất răng. Trám răng giúp lấp đầy lỗ hổng, phục hồi vị trí nứt, vỡ, bảo vệ ngà răng và hạn chế tình trạng mất răng.
  • Đảm bảo chức năng nhai của răng: Răng bị sâu, mẻ và nứt sẽ gây tình trạng đau nhức, ê buốt và khó khăn khi nhai. Hơn nữa thức ăn dư thừa dễ bám vào lỗ hổng, tạo vôi răng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Phòng ngừa sau khi sử dụng vật liệu nhân tạo trám lỗ hổng, chức năng nhai của răng sẽ được phục hồi và giảm những triệu chứng nói trên.
  • Phục hồi hình thể của răng: Ngoài việc bảo vệ và cải thiện chức năng nhai, hàn trám răng cũng giúp phục hồi hình thể của răng, giúp cho hàm răng chắc và trắng bóng.
  • Điều trị bệnh sâu răng: Trám răng là phương pháp phòng ngừa chính đối với bệnh sâu răng. Trước khi trám, bác sĩ sẽ loại bỏ mô cứng bị sâu, sau đó dùng vật liệu nhân tạo trám kín lỗ hổng nhằm ngăn chặn sâu răng phát triển. Răng sâu sau khi được hàn trám sẽ giảm nguy cơ tổn thương ngà răng, tuỷ răng và hạn chế lây nhiễm chéo với răng ở các vị trí lân cận.

Link tham khảo :Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?1 số phương pháp giúp giảm đau sau khi nhổ

Tác hại khi răng bị sâu không được điều trị nhanh chóng

Hiện nay, hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa được thực hiện phổ biến với kỹ thuật tương đối đơn giản và không đau. Nhưng vì nhiều lý do, người bệnh có xu hướng trì hoãn hoặc không hàn răng ngay. Việc này có thể đem lại một số khó chịu hoặc biến chứng như sau:

  • Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng: Sâu răng làm chân răng ê buốt gây khó chịu khi ăn nhai. Mặt khác, sâu răng tạo lỗ trên chân răng khiến thức ăn dễ đọng lại ở lỗ sâu tạo mùi hơi thở khó chịu và ép xuống lợi gây đau khi ăn nhai. Răng sâu to mất nhiều tổ chức hay chỉ còn lại chân răng sẽ không đủ khoẻ mạnh để thực hiện chức năng ăn nhai.
  • Nguy cơ viêm nhiễm: Thức ăn sót lại ở lỗ sâu kết hợp với việc tránh nhai sang bên răng ê buốt sẽ dễ tạo cao răng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Với lỗ sâu ở kẽ răng, thức ăn giắt ở dưới lợi làm lợi đau, chảy máu và tăng nguy cơ viêm lợi ở kẽ răng.
  • Răng sâu gây lộ tổ chức ngà răng và đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập tấn công tuỷ răng. Răng sâu có thể bị vỡ làm mất nhiều tổ chức răng gây viêm tuỷ. Tuỷ răng bị ảnh hưởng sẽ gây đau răng, tuỷ chết, tuỷ hoại tử và gây nhiều biến chứng nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan toả làm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng và toàn thân.
  • Nguy cơ mất răng: Răng sâu bị vỡ ra chỉ để lại chân răng, răng viêm nhiễm lâu ngày không phục hồi được sẽ phải nhổ răng.
  • Chức năng thẩm mỹ bị ảnh hưởng: răng sâu đổi màu sẫm đen đi kèm với việc vỡ răng hoặc răng có lỗ thủng ở vùng răng cửa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về thẩm mỹ khiến bạn không tự tin khi giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
  • Sâu các răng xung quanh: Sâu răng ở kẽ răng gây thức ăn giắt kẽ răng. Thức ăn giắt lâu ngày sẽ gây sâu răng bên cạnh.

II. Khi nào nên hàn răng sâu?

Hàn răng sâu được thực hiện hầu hết trong trường hợp bị sâu răng. Bên cạnh đó, biện pháp nha khoa cũng có thể được sử dụng trong một vài trường hợp nhất định.

Dưới đây là những trường hợp cần hàn trám răng:

  • Sâu răng: Sâu răng là tình trạng hại khuẩn trong khoang miệng tăng cao, gây ra sự phá huỷ khoáng khiến men răng bị mòn, yếu và xuất hiện lỗ hổng. Nếu không tiến hành trám răng sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập phá huỷ ngà răng và tuỷ răng, gây viêm tuỷ và áp xe xung quanh chóp răng.
Hàn răng sâu
Khi nào nên hàn răng sâu?
  • Răng bị mẻ: Với các trường hợp răng bị rạn hoặc nứt nhẹ, nha sĩ có thể đề nghị trám răng nhằm phục hồi thẩm mỹ và bảo vệ răng trước sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
  • Thay thế miếng trám cũ: Sau một thời gian, miếng trám cũ sẽ có xu hướng lỏng và đổi màu. Do đó, bạn cần phải thay thế miếng trám mới nhằm đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ.
  • Răng bị ngả vàng, đổi màu: Ngày nay, trám răng cũng được thực hiện nhằm cải thiện tình trạng răng bị xỉn màu, ố vàng, . .. do chế độ ăn và hút thuốc.

Link tham khảo :Sâu răng vào tủy :1 số biểu hiện và cách khắc phục

III. Quy trình hàn răng sâu

3.1 Những vật liệu hàn răng sâu

Các vật liệu hàn răng sâu được dùng để phục hồi lại những lỗ thủng trên mặt răng do sâu răng gây ra. Chúng sẽ tồn tại trên mặt răng nếu để trong miệng lâu, vì thế những vật liệu hàn răng phải mềm, chịu được lực nhai tốt, ít mòn và không gây kích ứng cho răng, miệng, không gây độc cho cơ thể. Mặt khác các vật liệu hàn răng phải dễ thao tác trong miệng để khi tiến hành hàn răng không gây khó chịu cho bạn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều vật liệu hàn răng. Dưới đây là những vật liệu thường được sử dụng:

  • Chất hàn Composite: Là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong hàn răng hiện nay, đặc biệt là hàn răng thẩm mỹ. Loại vật liệu này có màu sắc giống với màu răng, khả năng chịu mòn và chịu áp lực cao. Tuy nhiên, sau khi hàn, răng có thể bị ê buốt nếu răng bị kích ứng với chất hàn hoặc chất dán dính. Sau một vài năm, chất hàn có thể đổi màu hoặc vỡ và bạn phải thay mới.
  • Xi măng thuỷ tinh (GIC cement) : Là loại vật liệu chịu lực, thao tác nhanh thường được dùng để hàn các răng ở vị trí ít tiếp xúc nước bọt và có thể hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác. Vật liệu có chứa Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng và chống lại sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này dễ vỡ, mòn nhanh nên có ít màu để chọn và không tạo được hình thể răng như ý muốn.
hàn răng sâu
Những vật liệu hàn răng sâu
  • Amalgam: Là vật liệu được sử dụng trong hàn răng từ cách đây rất lâu. Loại vật liệu này chịu mòn và chịu áp lực cao. Tuy nhiên vật liệu có màu sẫm như kim loại và không đảm bảo tính thẩm mỹ nên được dùng để hàn các răng ở sâu trong miệng.
  • Mặt khác, khi dùng chất hàn Amalgam, nha sĩ phải tạo các lỗ lưu trữ chất hàn trên răng khiến tổ chức răng lành bị mất nhiều và răng dễ vỡ. Sau một thời gian, màu sẫm của chất hàn sẽ ngấm vào răng làm răng bị sẫm màu.
  • Trước đây, vật liệu Amalgam thường được sử dụng, nhưng hiện tại vật liệu này không được sử dụng nữa vì trong thành phần có thuỷ ngân là kim loại có hại với sức khoẻ.
  • Kim loại: Kim loại được dùng là vật liệu titan hoặc vàng có độ bền tốt với răng và môi trường miệng. Loại vật liệu này chịu mòn và chịu ma sát tốt nên thường dùng với răng hàm. Thường được làm tại xưởng răng với miếng hàn có độ khít sát cao là vật liệu vàng giúp hạn chế sâu răng về sau. Nhược điểm màu sắc khác với màu răng nên không thẩm mỹ. Kỹ thuật làm khó hơn.
  • Sứ: Là vật liệu gần đây được sử dụng nhiều vì giải quyết được nhược điểm không thẩm mỹ của vật liệu kim loại. Các kỹ thuật làm khó thường đòi hỏi nha sĩ có chuyên môn cao.
Hàn răng sâu
Những vật liệu hàn răng sâu

3.2 Quy trình hàn răng sâu

Quy trình hàn răng sâu sẽ được thực hiện như sau:

  • Nha sĩ sẽ xác định răng bị sâu hoặc vị trí sâu trên mặt răng qua khám và bằng film chụp răng. Nha sĩ cũng sẽ giải thích và thống nhất với người bệnh về vật liệu hàn răng.
  • Việc gây tê tại chỗ có thể được thực hiện tuỳ theo kích cỡ và độ sâu của lỗ sâu tránh cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi các bước hàn răng được tiến hành. Việc gây tê tại chỗ sẽ không gây khó chịu bởi trước khi tiêm thuốc tê, nha sĩ sẽ đặt gel tê tại chỗ ở vị trí sẽ cho kim tiêm vào. Gel tê tại chỗ sẽ giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu khi tiêm thuốc tê.
  • Làm sạch các mặt của răng bị hàn và những răng bên cạnh nhằm đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của vết hàn.
  • Làm đầy lỗ sâu: Nha sĩ sẽ dùng dao để hút sạch thức ăn giắt trong lỗ sâu và loại bỏ các tổ chức ngà sâu nhằm tránh tối đa việc sâu răng sau khi hàn răng.
  • Tạo hình lỗ sâu để đảm bảo chất hàn bám dính tốt trên mặt răng.
  • Đặt lớp lót ngoài: Tuỳ theo chiều sâu và rộng của lỗ sâu, nha sĩ sẽ đặt một lớp xi măng mỏng ở đáy của lỗ sâu. Lớp xi-măng còn có chức năng bảo vệ tuỷ răng ở dưới và tránh cho răng bị ê buốt sau khi hàn răng.
  • Hàn răng: Vật liệu hàn răng được đặt vào lỗ sâu để làm sạch lỗ sâu.
  • Chỉnh sửa; khi chất hàn khô, nha sĩ sẽ dùng máy để mài, loại bỏ hàn dư nhằm tạo lại hình dáng và kích cỡ của răng, đảm bảo thẩm mỹ cao.
Hàn răng sâu
Quy trình hàn răng sâu

IV. Ưu và nhược điểm của hàn răng sâu

4.1 Ưu điểm

Ưu điểm chính của phương pháp trám răng sâu là có thể bảo tồn và phục hồi chức năng răng một cách hiệu quả. Nếu sâu răng xảy ra, quá trình trám răng sẽ bảo tồn khoảng trống giữa các răng tự nhiên của bạn và ngăn ngừa sự lây lan của sâu răng và viêm nha chu.
Ngoài ra, nhờ những tiến bộ trong trám răng, các vật liệu như composite có khả năng mô phỏng màu sắc và cấu trúc tự nhiên của răng, mang lại kết quả thẩm mỹ vượt trội. Điều này không chỉ cải thiện vẻ ngoài mà còn tăng sự tự tin cho bệnh nhân sau thủ thuật.

4.2 Nhược điểm

Một trong những điểm yếu chính là nó có thể bị hao mòn theo thời gian. Miếng trám răng, đặc biệt là miếng trám amalgam, có thể bị mòn do áp lực và tác động từ thức ăn, đồ uống và sẽ cần được thay thế theo thời gian.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể phản ứng với các thành phần của mồ hôi, gây ra các vấn đề như quá mẫn cảm hoặc dị ứng. Mặt khác, khi một chiếc răng sâu được loại bỏ để trám răng, một số cấu trúc của răng có thể bị mất, làm giảm độ bền ban đầu của nó.
hàn răng sâu
Ưu và nhược điểm của hàn răng sâu

V. Các lưu ý sau khi hàn răng sâu

Trước khi ra khỏi phòng khám răng, người bệnh sẽ được nha sĩ giải thích về các khó chịu có thể gặp phải sau khi hàn răng, một số lưu ý sau khi hàn răng, cách ăn nhai và vệ sinh răng miệng tại chỗ có miếng hàn. Cụ thể như sau:

  • Sẽ có những khó chịu do tác động của thuốc tê gây nên như: Da mặt của người bệnh bị sưng lên, tê bì, đau môi, lưỡi, hoặc mắt của bạn bị sụp mí. Những khó chịu này sẽ hết ngay sau khi thuốc tê mất tác dụng. Sau hàn răng thì không nên nhai sang bên còn tê để tránh nuốt hay nhai vào môi má mà không có cảm giác, không được ăn và uống nước quá nhiều để tránh bị bỏng khi dùng thuốc tê.
  • Cần hiểu rõ thời gian nên ăn nhai với răng bị hàn để tránh bong, mòn miếng hàn. Với hàn Composite, người bệnh có thể ăn nhai ngay, tuy nhiên với các loại hàn khác thì cần tránh nhai sang bên không có chất hàn khoảng 4 tiếng.
  • Tránh dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng trong những ngày này giúp răng không bị tổn thương gây tê buốt hoặc đau nhức.
  • Việc dùng tăm hoặc vật nhọn khác xỉa răng ở những nơi có miếng hàn ở kẽ răng sẽ gây bong, mòn miếng hàn. Nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng theo hướng dẫn của nha sĩ. Việc chải răng nên nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương, trầy xước lợi, tránh mòn răng và tránh bong, mòn miếng hàn.
  • Hạn chế dùng đồ ăn, uống có màu, cà phê, thuốc lá, . . để tránh miếng hàn bị xỉn màu.

Ngày nay, hàn răng rất dễ dàng, không gây đau đớn và vật liệu hàn răng cũng không còn là điều khiến người bệnh phải lo ngại nữa. Nên chủ động thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để luôn có được nụ cười tự tin và toả sáng

link tham khảo :Răng sứ bị vỡ, hư hỏng do đâu? Có khắc phục được không? Và những lưu ý khi làm răng sứ

hàn răng sâu
Các lưu ý sau khi hàn răng sâu

VI. Câu hỏi thường gặp về hàn răng sâu

6.1 Bao lâu kéo dài quy trình hàn răng?

Thời gian của quy trình trám răng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ phức tạp của khoang, vị trí trên răng, loại vật liệu trám được sử dụng và tay nghề của nha sĩ. Trong nhiều trường hợp, quy trình trám răng có thể được hoàn thành trong một buổi duy nhất, thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.

Tuy nhiên, đôi khi có thể cần phải thực hiện thêm các buổi điều trị, đặc biệt khi khoang điều trị lớn hoặc vị trí khó tiếp cận. Quan trọng nhất, bệnh nhân phải hợp tác và tham gia theo hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo quá trình thực hiện hiệu quả và an toàn.

6.2 Giá cả của quy trình hàn răng

Giá trám răng tại Việt Nam có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, trình độ chuyên môn của nha sĩ và loại vật liệu trám răng được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, mức giá này có thể bao gồm chi phí chẩn đoán, làm sạch và quá trình hàn chính.

Trung bình, giá một ca trám răng có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề và mức độ chăm sóc yêu cầu. Việc trò chuyện trực tiếp với nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí cụ thể cho trường hợp của mình.

hàn răng sâu
Câu hỏi thường gặp về hàn răng sâu

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Website: https://langmoi.vn/

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *