Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì? 1 số lưu ý khi đau bụng phải

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Tên quảng cáo

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì?

Bỗng một ngày bạn cảm thấy chiếc bụng của mình không được khỏe, bạn cảm thấy lo lắng vì đau bụng phải. Bạn không biết lý do đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì? Bạn băn khoăn về cách thức điều trị vấn đề rắc rối này. Hôm nay Langmoi.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu ” Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì nhé.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau bụng bên phải có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường có một số nguyên nhân chính:

Đau ở bụng trên bên phải có thể do

Do đau gan, viêm gan hay có thể là ung thư gan:

Biểu hiện là các cơn đau dữ dội và dai dẳng ở bụng phải có thể kèm theo vàng da, vàng tóc, sụt cân, chán ăn hay mệt mỏi. Do tắc nghẽn/nhiễm khuẩn đường mật, túi mật hoặc giun trong ống mật: Triệu chứ ng là đau bụng phải và quặn theo từng cơn dữ dội.

Viêm bể thận của thận bên phải:

Đau ở lưng phải và lan toả sang vùng bụng bên phải. Do viêm màng phổi bên phải hoặc bị đau ruột già. …

Đau ở bụng dưới bên phải có thể do

Do đau ruột thừa hoặc viêm ruột thừa cấp:

Đau sẽ xuất phát từ vùng rốn và sau đó lan xuống nửa phần dưới của bụng phải khiến người bệnh rất khó chịu khi ngồi xổm hoặc nằm xuống. Người bệnh cần tới ngay bệnh viện để thăm khám khi có triệu chứng đau bụng vì viêm ruột thừa có thể gây nguy hại đến sức khoẻ. Đau bụng kinh nguyệt: đau bụng dưới bên phải kèm theo tình trạng ra máu kinh nguyệt, đây là biểu hiện sinh lý thông thường của cơ thể.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì

Viêm bàng quang:

Thông thường người bệnh sẽ có triệu chứng đau dữ dội vùng xương mu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều kèm theo những cơn đau khi đi vệ sinh, nước tiểu đục kèm theo mủ, máu và có mùi hôi.

Mang thai ngoài tử cung:

Thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, đau bụng kèm theo chảy máu ở ruột non hoặc buồng trứng, cơn đau dữ dội, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

U nang buồng trứng:

Khi khối u nang nằm ở buồng trứng bên phải sẽ gây ra đau bụng bên phải. Khi cơn đau ngày càng nặng, kèm theo sốt, nôn mửa thì cần tới ngay bệnh viện để đề phòng nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra đau bụng bên phải còn có thể do lao ruột, bệnh do kí sinh trùng a-míp, do các bệnh tim mạch, tổn thương khi phẫu thuật, buồng trứng xung huyết khung chậu,… gây ra.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì

Đau bụng dưới bên phải là bệnh như thế nào? Nguyên nhân gây ra đau bụng phải

Điểm mặt nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải

Theo các chuyên gia y tế, thông thường thì hiện tượng đau nhói bụng dưới bên phải hoặc căng tức bụng dưới bên phải hay đau bên phải bụng dưới thường là dấu hiệu báo động về vấn đề nghiêm trọng, gồm:

1. Viêm ruột thừa gây đau bụng dưới bên phải

Ruột thừa là một phần trong đường tiêu hoá nằm ở dưới rốn và gần chỗ nối của ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa là một nguyên nhân phổ biến gây đau dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau bụng dưới bên phải vì viêm ruột thừa cần được điều trị y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa nhằm ngăn chặn cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Nếu gặp phải triệu chứng đau bụng dưới bên phải vì viêm ruột thừa thì bạn không được tuỳ tiện sử dụng thuốc chữa táo bón hoặc thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc trên sẽ khiến ruột thừa bị vỡ. Do đó, cách an toàn nhất là bạn hãy chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Đầy hơi chướng bụng

Theo nhận định của một vài chuyên gia tiêu hoá thì tình trạng đầy hơi chướng bụng chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới bên phải. Tình trạng trên chủ yếu xảy ra khi thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn khi đến khu vực ruột già. Thực phẩm càng khó tiêu thì cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều khí hơn. Khi lượng khí dư thừa sẽ gây chướng, đau tức bụng dưới và đầy hơi.

Trường hợp đau tức bụng dưới bên phải kèm đầy hơi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá hay một triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc hội chứng không dung nạp đường lactose.

3. Thoát vị gây đau bụng dưới bên phải

Thoát vị là các túi phình của tạng hoặc mô bị nhô ra và di chuyển ra ngoài chỗ ban đầu. Các túi phình có thể bị đẩy xuyên qua các chỗ hẹp hoặc chỗ yếu của cơ bắp. Thoát vị sẽ xảy ra xung quanh vùng bụng. Tình trạng thoát vị nếu xảy ra ở bên phải bụng sẽ dễ gây đau bụng dưới bên phải do xung quanh túi phình và sẽ đau hơn khi ho hoặc nhấc một vật nặng.

4. Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới đau bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới bên phải là vì sao hay bị đau nhói bụng dưới bên phải là do đâu? Theo các chuyên gia y tế thì đau bụng dưới bên phải là triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm trùng thận. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy đau ở lưng dưới hai bên hông hoặc háng.

Nhiễm trùng thận là tình trạng xảy ra khi nhiễm trùng tiết niệu bắt nguồn từ bàng quang đến thận hoặc niệu quản và nó gây tổn hại đến một hoặc hai quả thận. Tình trạng nhiễm trùng thận nếu không được chữa trị sẽ gây ra các thương tổn lâu dài, do đó bạn cần đi thăm khám ngay khi có triệu chứng.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì

5. Sỏi thận gây đau bụng dưới bên phải

Sỏi thận là sự tích tụ như một khối cứng của những tinh thể và chất rắn tích tụ bên trong thận. Bạn sẽ không có triệu chứng đau cho đến khi sỏi thận bắt đầu hình thành xung quanh hoặc đi sâu vào đường ống dẫn thận và niệu quản. Khi bị sỏi thận, bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở lưng hoặc bên hông, bên dưới xương ức hoặc ở bụng dưới và vùng xương chậu. Cường độ và vị trí của cơn đau sẽ thay đổi khi sỏi thận đi qua đường tiết niệu.

6. Hội chứng ruột kích

Hội chứng ruột kích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng mãn tính phổ biến liên quan đến ruột già. IBS có thể gây đau ở vùng bụng dưới kèm với những triệu chứng tiêu hoá khác: Táo bón Tiêu chảy Co thắt dạ dày Đầy hơi, chướng bụng. ..

7. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm bệnh rối loạn tiêu hoá gây ra các tổn thương trong mô ruột có thể gây gia tăng tỷ lệ ung thư đại trực tràng. Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm ruột là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Cả hai tình trạng mãn tính có thể gây viêm trong đường tiêu hoá và do đó liên quan đến triệu chứng đau tức bụng dưới bên phải hay đau nhói bụng dưới bên phải.

Bệnh viêm ruột sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm nghiêm trọng nếu không được chữa trị. Bạn nên thăm khám bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu đau vùng bụng dưới khác thường.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì ở Nam và Nữ

Đau bụng dưới bên phải ở nam giới là bệnh gì?

Vùng bụng ở nam giới và nữ giới không giống nhau về cấu trúc giải phẫu, vì thế nguyên nhân gây đau bụng cũng sẽ có nhiều dị biệt. Các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam giới bao gồm:

1. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong bụng bao gồm ruột non và mạc nối lọt vào ống bẹn sinh sản nên ổ thoát vị. Do cấu tạo vùng bẹn ở nam giới có dây thừng tinh chạy ngang nên thành bụng suy yếu khiến cho tình trạng đau xảy ra ở nam giới thường xuyên hơn nữ giới. Bạn sẽ có cảm giác đau nhói bụng dưới bên phải và khó chịu vùng bụng dưới hơn khi ho, nhấc đồ vật nặng hoặc di chuyển. ..

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải ở nam giới

2. Xoắn tinh hoàn gây đau bụng dưới bên phải

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn đột ngột quay quanh trục và xoắn lên dây thừng tinh, làm giảm hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến đau đột ngột và dữ dội, sưng ở tinh hoàn và đau bụng dưới gần bẹn ở nam giới. Nếu để tình trạng trên lâu dài có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn cùng những vùng lân cận. Xoắn tinh hoàn cần phải phẫu thuật gấp.

Do sao phụ nữ hay bị đau nhói bụng dưới bên phải?

Nhiều chị em còn khá băn khoăn trước tình trạng thi thoảng đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ và không biết điều triệu chứng trên có thể dẫn đến các bệnh lý gì? Theo các chuyên gia y tế, một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới sẽ nghiêm trọng hơn và phải can thiệp y khoa. Cơn đau bụng có thể xảy ra ở phía dưới bên phải và có thể xuất hiện ở bên trái.

1. Bị đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải khi kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra trước hoặc giữa kỳ kinh nguyệt. Thực tế, triệu chứng đau có thể xuất hiện ở cả hai bên của vùng bụng dưới – khi tử cung co lại nhằm làm tróc lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải ở nữ

2. Đau bụng dưới bên phải nữ vì lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh nguyệt thông thường là triệu chứng phổ biến của kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên đôi lúc triệu chứng đau nhói bụng dưới phải cũng có thể được gây ra do bệnh lý nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung khiến máu không chảy ra ngoài được mà bị đọng lại và gây ra xuất huyết bên trong và nhiễm trùng.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng gây đau đớn mãn tính với hầu hết nữ giới và có khả năng dẫn đến hiếm muộn. Nếu bạn nghi ngờ lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới bên phải thì bạn nên đi thăm khám để được tư vấn cách chữa trị kịp thời nhằm hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra.

3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là túi đựng đầy chất lỏng có thể ở bên trên hoặc bên trong buồng trứng. Hầu hết các u nang không gây đau đớn hoặc khó chịu và có thể tự động biến mất. Tuy nhiên đối với một số loại u nang buồng trứng lớn, đặc biệt là nếu u bị chèn ép, có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng của vỡ u nang buồng trứng bao gồm đau dữ dội hoặc đôi khi đau nhói bụng dưới bên phải (hay bên trái – tuỳ thuộc vị trí của u nang) và đầy hơi hoặc trướng bụng.

4. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh ở bên ngoài tử cung, ví dụ như tại một trong những đường ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể gây đau bụng dưới bên phải (hay là bên trái – tuỳ thuộc vị trí nằm của trứng đã thụ tinh) cùng các triệu chứng khác.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì

5. Bệnh viêm vùng chậu

Nếu bị đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ thì bạn có thể nghĩ về bệnh viêm vùng xương chậu. Đây là một bệnh viêm nhiễm đường sinh dục có thể gây đau nhói bụng dưới cho nữ. Các triệu chứng rất nhẹ thường không xảy ra quanh năm.

6. Xoắn buồng trứng gây đau bụng dưới bên phải ở nữ

Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng hay ống dẫn noãn bị xoắn lại làm tắc nghẽn hay cắt đứt đường cấp máu của bộ phận này. Tình trạng có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới dữ dội. Thông thường cách xử trí là phẫu thuật nội soi cắt bỏ buồng trứng.

Cách xử lý khi bị đau bụng bên phải

Chính vì đau bụng bên phải có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh, nên khi đau bụng chưa rõ nguyên nhân tạm thời không cho người bệnh uống thuốc, không tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc theo sự mách bảo của những người không phải thầy thuốc. Cần đưa bệnh nhân đi khám ở các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Đau bụng phải là biểu hiện của bệnh gì
Cách điều trị khi bị đau bụng phải

Ngoài ra để giảm đau bụng bạn có thể sử dụng các cách đơn giản như tránh hoạt động mạnh, nên nằm im hoặc có thể xoa bụng, chườm nóng để giảm bớt cơn đau. Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước gây ảnh hưởng tới chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể, trường hợp đang điều trị một số bệnh lý khác yêu cầu đòi hỏi hạn chế lượng nước thì cần xin ý kiến của bác sĩ.

 

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *