Chỉ số BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI chuẩn khoa học như thế nào? Chỉ số BMI – body mass index hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, một khái niệm khá mới mẻ với đại đa số người dân. Những ai quan tâm đến thể hình, vóc dáng hoặc các vấn đề về chuyển hóa cơ thể, dinh dưỡng,.. có thể biết đến khái niệm này.
Nó được tính toán như thế nào? Ý nghĩa của nó ra sao và làm cách nào để kiểm soát chỉ số khối cơ thể của bản thân? Hãy cùng Langmoi.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là chữ viết tắt của Body Mass Index. Là chỉ số khối lượng toàn thân thường được sử dụng nhằm xác định độ gầy hay mập của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ đặt ra vào khoảng năm 1832. Và chỉ số BMI có những khác biệt ở mỗi quốc gia. Chỉ số BMI là một công thức tính toán coi một người gầy hay béo. Đây là chỉ số được dùng rộng rãi nhất trên toàn cầu.
Từ những con số tính toán trên, bạn sẽ biết mình có đang dư cân hay là đang nhẹ cân và có body đã đẹp hay là chưa. Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không tính toán chính xác hàm lượng mỡ trong cơ thể – nhân tố tiềm tàng những rủi ro dẫn đến bệnh tật trong tương lai.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công thức kết hợp cân nặng và độ cao nhằm xác định hàm lượng chất béo trong cơ thể. Đây là một trong các phương pháp phổ biến nhất thường được sử dụng làm phương pháp số một cho tình trạng cân nặng của bạn. Chỉ số BMI giúp bạn biết tình trạng hiện nay của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và với mức như thế nào.
Chỉ số BMI được tính toán dựa trên chỉ số là chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi xác định rõ chỉ số bmi của cơ thể thì bạn sẽ lên thực đơn giảm cân hoặc cung cấp dưỡng chất thích hợp.
Cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI được tính bởi cân nặng (tính theo kilogram) chia cho chiều cao lý tưởng (tính theo mét).
Cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI được tính bằng cân nặng (tính theo kilogram) chia cho chiều cao bình phương (tính bằng mét). Công thức tính như sau:
BMI = Cân nặng (kg) /[Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
Diễn giải kết quả BMI đã hiệu chỉnh cho cộng đồng người châu Á:
<16 | Quá gầy, suy dinh dưỡng |
Từ 16 đến nhỏ hơn 18 | Gầy |
18,5 ≤ BMI < 23 | Cân đối |
> 23 | Tiền béo phì |
>25 | Béo phì |
Hạn chế của chỉ số BMI
Chỉ số BMI đưa ra đc tỉ trọng của lượng mỡ, cơ xương và chất lỏng trong cơ thể. Đó là lí do mà kết luận chỉ dựa trên số liệu này có thể gây hiểu lầm. Một số trường hợp sau đây mà chỉ số BMI có thể bị hiểu sai:
Người có nhiều cơ bắp
Một số người có chỉ số BMI cao nhưng không có nhiều mỡ trong cơ thể. Mô cơ của họ đẩy trọng lượng của cơ thể lên. Điển hình cho nhóm này là những vận động viên với khối cơ phát triển mạnh mẽ do tập thể dục.
Mức độ vận động của bạn
Một người có nếp sống tĩnh và thiếu vận động có thể có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên lượng mỡ của họ có thể chiếm một phần trăm vượt trội. Do lười vận động và khối cơ không phát triển nhiều nên kết quả BMI không cao lắm. Tuy nhiên, sức khoẻ của nhóm người này kém so với nhóm phát triển cơ bắp. Và những rủi ro sức khoẻ liên quan đến mô mỡ và tim mạch của nhóm cũng tương đối cao.
Điển hình ở nhóm này là người cao tuổi hoặc người có bệnh lí mạn tính khiến họ ít vận động.
Hình dáng cơ thể – mật độ mỡ trong cơ thể:
Bạn là một hình dạng quả táo hoặc hình quả lê ? Vị trí của chất béo làm nên sự khác biệt về sức khoẻ của bạn. Một cơ thể có hình dạng “quả táo”, hoặc có phần mỡ thừa sẽ có nguy cơ sức khoẻ cao hơn. Khi chất béo chảy xệ quanh eo thay vì hông thì nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng vọt. Chất béo tích tụ ở hông và đùi, hoặc hình dạng “trái lê, không có nguy cơ gây hại.
Tuổi tác (chỉ số BMI lý tưởng có thể thay đổi theo tuổi tác)
Đối với trẻ em, tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng khác nhau theo từng độ tuổi. Thông thường, các em sẽ phát triển chiều cao trước chiều ngang. Nhiều phụ huynh sẽ thấy có một giai đoạn con của họ mặc dù ăn khá nhiều nhưng lại gầy. Đó là vì chiều cao đang tăng trưởng vượt bậc. Chỉ số BMI lúc này cũng cần phải điều chỉnh theo mỗi độ tuổi.
Đối với người cao tuổi thì khối lượng cơ teo đi do quá trình lão hoá và mỡ có xu hướng tích tụ. BMI cũng có xu hướng cao hơn mức thông thường.
Chủng tộc và địa lí
Có khá nhiều sự chênh lệch giữa BMI và nguy cơ sức khoẻ giữa từng nhóm chủng tộc. Ví dụ, người Mỹ gốc Á có xu hướng phát triển các rủi ro về sức khoẻ, như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao với chỉ số BMI thấp hơn người da trắng. Chỉ số BMI khoẻ mạnh ở người châu Á dao động khoảng 18,5 đến 23,9, thấp hơn một chút so với mức tiêu chuẩn. Và người châu Á được xem là béo phì nếu mức BMI đạt 27 trở lên, so với chỉ số béo phì tiêu chuẩn BMI là 30 hoặc cao hơn.
Bệnh lí hoặc tình trạng khác
Một số bệnh lí có biểu hiện ứ máu và tích nước nhiều trong cơ thể như bệnh xơ gan, bụng chướng to
Lúc này một lượng lớn dịch khiến cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh và BMI có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, để kết luận người bị dư cân hay béo phì phải dựa trên BMI.
Phụ nữ mang thai cũng là một trường hợp đặc biệt vì BMI không phản ánh đúng. Cân nặng của sản phụ sẽ thay đổi theo sự tăng trưởng của thai nhi. Trong y khoa sẽ có cách chẩn đoán chính xác hơn theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng.
Những công cụ khác ngoài BMI?
Kích thước vòng eo
Để đo lường chu vi, thước dây phải đi quanh eo của bạn ở giữa xương hông ở lưng dưới và đi vòng quanh bụng.
Nam giới nên duy trì số đo vòng eo của bản thân không hơn 90 cm. Đối với nữ giới là 80cm. Chỉ số trên giúp đo lường về lượng mỡ dư thừa tích tụ tại vòng eo. Nó có liên quan với lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Khối mỡ tại eo sẽ gây ra nhiều nguy cơ bệnh lí tiêu hoá và tim mạch. Số đo vòng eo càng lớn thì nguy cơ liên quan về sức khoẻ càng cao.
Tỷ lệ vòng eo/chiều cao
Tỷ lệ này so sánh số đo vòng eo của bạn với chiều cao của bạn. Đây là một dữ liệu khác về số đo vòng eo. Mục đích của nó toàn diện hơn khi so sánh sự cân đối của vòng eo trên chiều cao của mỗi người. Người cao hơn sẽ có xu hướng tăng số đo vòng eo. Điểm quan trọng là nếu chu vi vòng eo của bạn thấp hơn một nửa chiều cao thì đây là một tỉ lệ tốt.
Làm sao để cải thiện chỉ số BMI của bạn?
Khi có tình trạng dư cân béo phì thì bạn cần giảm cân nhằm cải thiện những rủi ro cho sức khoẻ. Và chỉ số BMI lúc này trở thành một thước đo trong việc theo dõi kết quả của quá trình giảm cân hiệu quả. Để giảm cân và giảm chỉ số BMI là một quá trình phấn đấu nỗ lực dài lâu.
Dưới đây là một vài lời khuyên về việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và thói quen sinh hoạt lành mạnh để bạn có thể thực hiện theo thời gian. Và nếu bạn không thực sự muốn tập trung cho việc giảm cân thì trước hết bạn cần dừng tăng cân. Đây là bước quan trọng giúp ngăn ngừa sức khoẻ của bạn trở nên tệ hơn.
Đặt mục tiêu thực tế
Khi bạn lập kế hoạch giảm cân, mục tiêu đặt ra đặc biệt cần thiết. Một người béo phì với BMI quá cao không thể nào giảm cân cấp tốc thành người cân đối trong vòng 1 -2 tháng ngắn ngủi. Tốt nhất nên vạch ra một lộ trình giảm cân nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn là một mục tiêu nhỏ, ngắn hạn và có cơ hội đạt mục tiêu.
Bước đầu tiên là dừng tăng cân. Sau đó tập trung vào việc giảm 5% trọng lượng của bạn. Hãy biết rằng nếu bạn béo phì và cuối cùng giảm 15% trọng lượng và duy trì nó, điều đó là một thành công thực sự ngay cả khi nó không thoả mãn mục tiêu của bạn là một kích cỡ quần áo cụ thể.
Duy trì việc giảm cân với một tốc độ an toàn tốn quá nhiều sức lực. Đó là một cuộc chạy đua marathon theo thời gian, với các cuộc đua xe đạp và đi bộ xen kẽ. Ở mỗi lần giảm cân 5%, hãy dừng một chút và dành thời gian để tạo thói quen mới để nó thành thói quen. Trong toàn bộ quá trình thực hiện, kỷ luật quyết định thành công. Khi bạn hài lòng và tin tưởng rằng bạn có thể duy trì thói quen mới của mình, vui lòng thực hiện giảm 5% tiếp theo.
Tự theo dõi
Một cuốn sổ nhỏ ghi nhật ký quá trình giảm cân với các chỉ số đạt được sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình của mình. Bạn có thể kiểm tra và ghi nhật ký cân nặng của bạn hàng ngày hoặc mỗi tuần. Nhìn thấy sự thay đổi có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và duy trì tinh thần lạc quan. Hãy tập trung vào sự thay đổi đáng kể mà bạn đạt được.
Đối với chế độ ăn kiêng của bạn, hãy thử ghi nhật ký từng thực phẩm bạn tiêu thụ trong một thời gian. Việc này giúp bạn tìm ra cách cải thiện chất lượng bữa ăn. Đối với những chất kích thích hay gây nghiện hãy ghi rõ lịch trình giảm dần sẽ giúp ích rất nhiều. Lời khuyên từ bác sĩ dinh dưỡng sẽ cung cấp giúp bạn nhiều kiến thức lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tập thể dục
Các khuyến nghị là 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần. Tức là 30p mỗi ngày và ít nhất 5-7 ngày mỗi tuần. Hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao. Tuy nhiên, với những người dư cân béo phì hoặc người lười vận động thì việc đạt đến mục tiêu trên ngày từ ban đầu có thể quá sức. Bạn có thể bắt đầu từ từ rồi tăng dần cho đến khi đạt mục tiêu.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công thức kết hợp cân nặng và chiều cao nhằm đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI cao có ảnh hưởng trong việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường tuýp 2 đối với người lớn. Tuy nhiên, chỉ dựa trên chỉ số BMI không thể xác định toàn bộ vóc dáng cũng như sức khoẻ của mỗi cá nhân. Duy trì một chế độ ăn và luyện tập hợp lý sẽ có được một cơ thể khoẻ mạnh với vóc dáng cân đối.
Làm sao để có chỉ số BMI lý tưởng?
Dựa trên công thức tính toán do Langmoi. Vn đã đưa ra ở trên, bạn cần xác định chỉ số BMI của cơ thể đang ở ngưỡng nào, từ đó so sánh với số liệu chỉ số BMI của người Châu Á. Nếu kết quả không ở trong ngưỡng cho phép – người khoẻ mạnh bạn cần điều chỉnh nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt và ăn uống. Đặc biệt với người ở trong giai đoạn từ béo phì sang béo phì cấp độ 3 nên áp dụng một số biện pháp sau nhằm cải thiện:
Chế độ ăn uống
Cắt giảm lượng calo nạp mỗi ngày, cụ thể là các thức uống và thực phẩm có chứa đường như trà sữa, nước ngọt, kẹo, . .. Đường trong những nhóm thức ăn trên sẽ khiến cơ thể thừa đường và calo, dễ tích trữ mỡ thừa cơ thể.
Tập thể dục
Thống kê cho thấy, những người giảm cân hiệu quả và những người có chỉ số BMI lý tưởng đều thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 – 90 phút mỗi ngày và toàn bộ những ngày cuối tuần nhằm cải thiện sức mạnh chung của cơ thể, tăng cường tính dẻo dai và sức khoẻ tim mạch. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ dư thừa và giảm nguy cơ trầm cảm, stress và những bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, ung thư phổi, tiểu đường, . ..
Uống thuốc giảm cân
Ở một vài người béo phì mức độ nặng cần can thiệp phẫu thuật hoặc chế độ ăn uống và tập luyện không giúp giảm cân hiệu quả thì thuốc giảm cân cũng được mọi người sử dụng. Thuốc giảm cân giúp giảm cân nặng nhanh chóng hiệu quả và ngăn ngừa khả năng mắc bệnh hiểm nghèo.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp giảm mỡ bụng và cân nặng đáng kể khi những phương pháp khác không hiệu quả hoặc biến chứng nghiêm trọng đã xảy đến. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn cơ sở uy tín. Như vậy, chỉ số BMI cơ thể giúp bạn dễ dàng kiểm tra, đối chiếu và xác định được cân nặng của mình thuộc ngưỡng trung bình, gầy yếu hay là béo phì. Để có cơ thể cân đối bạn hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/