Một trong các vấn đề sức khoẻ mà ai cũng mắc phải liên quan đến răng miệng chính là cao răng. Mặc dù, sự xuất hiện của cao răng không gây ảnh hưởng đối với sức khoẻ của bạn song đây lại là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng có điều kiện phát triển. Vậy cao răng là gì? Quá trình cạo cao răng diễn ra như thế nào? Cạo cao răng có đau không? Mỗi năm nên lấy cao răng bao nhiêu lần? Và chi phí cho mỗi lần cạo cao răng là bao nhiêu? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm nhé.
1.Cao răng là gì?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng, đây là các vết bám có màu trắng ngà ở giữa chân răng và nướu. Thông thường, cao răng được hình thành từ các vệt bám mỏng tích tụ dần cộng với quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Theo một vài nghiên cứu về nha khoa thì vi khuẩn chiếm khoảng 70% trọng lượng của lớp cao răng. Đồng thời, việc chải răng mỗi ngày cũng giúp loại bỏ một phần mảng bám mỏng và mềm. Theo năm tháng, hợp chất muối tồn tại bên trong tuyến nước bọt cùng các cặn thực phẩm còn sót lại sẽ tạo điều kiện khiến lớp vôi răng trở nên dày, cứng rồi bám chắc vào chân răng hay cả mép lợi. Trong khi đó, cao răng lại là thủ phạm đưa đến tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng, . .. Với tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ vệ sinh và lấy cao răng nhằm ngăn ngừa sự phát triển cũng như tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trú ngụ ở chân răng và nướu.
Nhiều năm trở về trước, nhiều người thường ít quan tâm vào việc cạo vôi răng tuy nhiên đây là nguyên nhân dẫn đến một vài biểu hiện bất thường ở răng miệng. Điển hình như hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nha chu, đau răng, . ..
Bên cạnh đó, cao răng cũng là yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ viêm tuỷ ngược dòng. Trong khi đó, vi khuẩn ẩn nấp trong cao răng cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh như viêm amidan, lở miệng, viêm họng, . .. Chính vì vậy, hằng năm mỗi người nên thực hiện kiểm tra răng theo định kì và đảm bảo lấy cao răng ít nhất mỗi năm 1 lần. Việc chủ động lấy vôi răng mỗi năm sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ cao răng bám sâu và gây viêm nhiễm cho nhiều bộ phận xung quanh.
2. Quá trình lấy cao răng diễn ra như thế nào?
2.1. Thăm khám ban đầu
Thăm khám ban đầu là bước cần thiết đối với tất cả bệnh nhân thăm khám và điều trị răng miệng từ cơ bản đến phức tạp. Khi bạn lấy cao răng thì bác sĩ cũng sẽ thăm khám để đánh giá mức độ vôi răng của bạn đến mức độ nào. Thông thường có 3 mức độ vôi răng, mức 1 là thấp nhất và không có quá nhiều mảng bám. Mức 2 là mức mảng bám tập trung tương đối nhiều và che phủ hoàn toàn chân răng. Mức 3 trở đi là mức độ vôi răng khá nghiêm trọng và đã xuất hiện gay tụt lợi, viêm lợi hay viêm nha chu ,. … Song song với chẩn đoán mức độ vôi răng, bác sĩ cũng sẽ phát hiện những bệnh răng miệng nếu có của bạn.
2.2. Vệ sinh răng
Sau khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện vệ sinh răng miệng nhằm làm sạch miệng và đảm bảo môi trường giảm thiểu tối đa vi khuẩn và ngăn chặn những nguy cơ nhiễm khuẩn khi lấy vôi răng.
2.3. Lấy cao (vôi) răng
Bác sĩ sẽ sử dụng dao siêu âm và 1 dụng cụ nhỏ để lấy đi dung dịch vệ sinh trong quá trình lấy vôi răng. Nhiều bạn nghĩ rằng dao lấy vôi răng sẽ tiếp xúc với lớp vôi răng và cạo những mảng bám này ra ngoài và như vậy sẽ làm tổn thương và hỏng lợi. Trên thực tế thì loại dao trên sẽ sử dụng sóng siêu âm làm cho mảng bám tự tách ra ngoài chân răng. Nếu quan sát những trường hợp có vôi răng nhiều thì bạn có thể thấy dụng cụ chưa cần chạm vào răng thì mảng bám đã tách ra ngoài.
Vậy vì sao quá trình lấy cao răng có thể gây ra chảy máu? Điều này là vì những răng trên có vôi răng quá dày, vôi răng ăn sâu ở dưới chân răng. Chính vì vậy khi tách các cao răng ăn sâu xuống chân răng, lợi có thể bị tách rời một chút gây nên chảy máu. Tuy nhiên bạn không nên quá lo sợ bởi khi loại bỏ những mảng bám chân răng nếu được chăm sóc đúng cách thì lợi sẽ bám lại và hồi phục như ban đầu.
Trong quá trình lấy cao răng các bạn sẽ hầu như không cảm giác đau. Tuy nhiên với một vài bạn có cơ địa hơi nhạy cảm sẽ có thể cảm thấy hơi ê buốt.
Quá trình lấy cao răng sẽ được tiến hành tuần tự từ trong ra ngoài ở hàm dưới rồi lên hàm trên cho đến khi tất cả lớp cao răng được loại bỏ.
2.4. Thực hiện đánh bóng răng
Sau khi quá trình lấy cao răng hoàn tất, bạn sẽ được vệ sinh sơ bộ và đánh lại cho hàm răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng thuốc đánh bóng răng vừa đủ bôi lên răng và đánh làm cho răng được mềm, sạch và bóng lên.
2.5. Kiểm tra
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thêm lần nữa nhằm xem có còn vôi răng nào không và kết thúc quá trình lấy vôi răng cho người bệnh.
2.6. Vệ sinh răng miệng và hướng dẫn chăm sóc răng
Bước cuối là vệ sinh lại răng miệng. Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ căn dặn một vài điều về quá trình chăm sóc răng nhằm tránh cao răng. Nếu như bạn có bệnh về răng miệng thì một lịch tái khám sẽ được chuyển cho bạn nhằm chữa khỏi hoàn toàn.
Sau quá trình lấy cao răng, không ít bạn cảm thấy răng được “thoáng đãng hơn” khá nhiều. Các trường hợp bị vôi răng quá dày có thể nhận thấy răng không những thoáng mà còn trắng và sạch sẽ bật tông hơn hẳn ban đầu.
Tuy nhiên, sau lấy cao răng, những mảng bám vẫn có thể bám trở lại bất kì lúc nào nếu bạn không chú ý việc vệ sinh răng miệng và kiểm tra sức khoẻ răng miệng mỗi 6 tháng một lần. Để tránh những mảng bám cao răng, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
– Đánh răng sáng tối sau mỗi bữa ăn, đây là việc cần làm mỗi ngày. Khi đánh răng bạn nên duy trì đánh răng ít nhất 3 phút và đúng kỹ thuật sẽ loại bỏ được mảng bám.
– Hạn chế đồ ngọt và ăn nhiều tinh bột sau các bữa tối.
– Súc miệng mỗi ngày với nước muối sinh lý để bảo vệ răng.
– Cuối cùng, bạn cần tránh những chất kích thích có hại, cụ thể là thuốc lá. Trong thuốc lá có thành phần hoá học gây ra những mảng bám màu sắc và ám mùi trên răng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên men răng, vòm họng và hệ thống hô hấp của bạn.
Tham khảo quy trình lấy cao răng tại đây
3. Lấy cao răng có gây đau đớn ? Ý nghĩa của việc lấy cao răng
Có rất nhiều bạn đọc hỏi rằng khi cạo răng có bị đau đớn hoặc để lại di chứng gì không? Đối với người lần đầu tiên cạo hoặc có tuýp răng nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy hơi buốt răng trong khi cạo. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng bởi trình trạng trên sẽ biến mất trong khoảng 12 – 36 tiếng mà không cần thiết phải can thiệp với thuốc.
Một số bạn cảm thấy hoang mang khi chân răng chảy máu trong quá trình cạo vôi răng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một biểu hiện bình thường vì lớp cao răng quá dày có thể ăn sâu khiến chân răng chảy máu do việc cạo bỏ vôi sẽ tác động nhẹ tới vùng nướu. Ngoài ra, các bạn ở tuýp răng nhạy cảm cũng có thể bị chảy máu chân răng khi có tác động từ bên ngoài.
Sau khi tiến hành cạo vôi răng sạch sẽ, bác sĩ thường dặn dò người bệnh chú ý một vài điều sau đây nhằm giảm thiểu tác động lên vùng chân răng vừa vệ sinh. Cụ thể như:
– Không nên dùng các thực phẩm và thức uống có chứa nước đá lạnh hay thậm chí là nóng.
– Tuyệt đối không hút thuốc, không uống các đồ uống có màu sắc đậm như cà phê, coffee, nước sinh tố (cà chua), . ..
– Đối với những người răng miệng có không tốt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Do đó, các bạn nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Đảm bảo tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để thuận tiện theo dõi mức độ hiệu quả và chuyển biến của răng sau khi kết thúc trị liệu.
Ý nghĩa của việc lấy cao răng
Cao răng như một kẻ thù của mỗi chúng ta, vì vậy việc lấy cao răng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều trị cao răng vừa mang lại lợi ích về thẩm mỹ vừa có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị bạn sẽ gặp phải tình trạng:
– Mất thẩm mỹ do mảng bám khiến bạn ngại tiếp xúc với mối quan hệ bên ngoài.
– Hôi miệng.
– Viêm nướu: Nướu sưng đỏ, chảy máu.
– Nướu tụt, ê buốt răng.
– Sâu răng, viêm tủy.
– Viêm nha chu: Nướu viêm đỏ, chảy máu, răng lung lay.
4. Mỗi năm nên lấy cao răng bao nhiêu lần?
Mặc dù đem đến nhiều lợi ích song không nên thực hiện việc lấy cao răng một cách thường xuyên vì việc sử dụng sóng âm và lực đẩy mạnh làm ảnh hưởng đến răng và nướu. Khoảng cách giữa những lần lấy cao răng quá gần khiến cho răng không được nghỉ ngơi, khi đó người bệnh sẽ bị các triệu chứng đau răng, nhức răng, buốt răng, răng nhạy cảm, lung lay răng, . ..
Theo các chuyên gia nha khoa thì thời gian trung bình để lấy cao răng 1 lần là 6 tháng. Khoảng thời gian trên là đủ để mảng bám cao răng hình thành chưa gây ra quá nhiều rắc rối về răng miệng cũng như đủ giúp răng và lợi hồi phục khoẻ mạnh sau lần lấy cao răng trước. Để chắc chắn hơn nữa, nha sĩ sẽ thăm khám xem có cần đi lấy cao răng nữa không và các vấn đề răng miệng khác nếu có.
Mặc dù khoảng thời gian 6 tháng được khuyến cáo chung với hầu hết mọi người nhưng tuỳ theo yếu tố cấu tạo răng, chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng là mức độ hình thành cao răng ở từng cá nhân là khác nhau. Một số đối tượng sau cần lấy cao răng thường xuyên hơn:
- Người hay sử dụng chất kích thích khiến cao răng hình thành nhanh và nhiều như: hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều bia rượu, cà phê,…
- Người có men răng sần sùi, khiến các mảng cao răng dễ hình thành và tích tụ ở thân răng, nướu răng.
Lấy cao răng với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 10 tuổi cần được thăm khám kiểm tra sức khỏe răng miệng kỹ càng, ngoài ra khi thực hiện cũng cần đặc biệt nhẹ nhàng.
5. Làm thế nào để hạn chế cao răng hiệu quả?
Nguyên nhân khiến cao vôi hình thành nhiều chính là từ chế độ vệ sinh răng miệng không đúng cách. Cụ thể là do việc chăm sóc răng miệng, thực đơn ăn uống và thay đổi một vài hành vi trong cuộc sống thường nhật. Dưới đây sẽ là cách hạn chế cao răng mà bạn cần lưu ý nếu muốn giữ gìn răng miệng được khoẻ.
5.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Mỗi ngày bạn nên tiến hành chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên lựa chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor. Thực hiện đánh răng đúng cách, không chải răng quá mạnh tay hay chải theo phương ngang sẽ không làm tổn thương men răng và nướu lợi làm gia tăng nguy cơ hình thành cao răng.
Để hạn chế cao răng thì việc đánh răng hàng ngày là không đủ, bạn cần thực hiện cả việc dùng chỉ nha khoa giúp làm mềm mảng vụn thức ăn ở chân răng. Đồng thời không quên súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng thông thường kháng khuẩn tốt hơn.
5.2 Hạn chế cao răng với chế độ ăn uống hợp lý
Một trong các cách hạn chế cao răng bạn cần lưu ý là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Vi khuẩn sinh sống trong khoang miệng sẽ hấp thụ những mảnh vụn thực phẩm để sinh trưởng và phát triển, chủ yếu là thực phẩm chứa đường và tinh bột. Khi ăn, vi khuẩn sẽ giải phóng thêm những axit có hại đối với răng miệng làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng khác.
Chính vì thế, bạn nên thiết lập cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý và lưu ý đến lượng đường và tinh bột trong các món ăn. Nên súc miệng với nước lọc hoặc nước muối sau khi ăn uống giúp giảm đường bám trên răng.
5.3 Không hút thuốc lá
Đã có nhiều nghiên cứu về việc hút thuốc lá có nguy cơ hình thành cao răng cao hơn so với các biện pháp khác. Cao răng ở người hút thuốc lá được nhuộm màu nâu đậm ở bề mặt răng làm mất mỹ quan trầm trọng. Vậy cho nên, tốt nhất là bạn không nên hút thuốc lá nhằm hạn chế cao răng hình thành và đặc biệt là đảm bảo sức khoẻ lâu dài.
6. Chi phí lấy cao răng ?
Mức giá cả về cạo vôi răng tại các nha khoa không thường ở một mức giá nhất định. Nhưng hầu hết, giá cạo vôi răng trên thị trường hiện nay giao động từ khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ. Tuỳ vào mức độ vôi răng cũng như những công nghệ, tay nghề của bác sĩ tại các nha khoa đó. Vì vậy bảng giá thành cạo vôi răng ở các nha khoa không nằm ở mức giá cố định. Bởi chi phí cạo vôi răng phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác nhau cũng chính là tình trạng vôi răng của bạn hiện có. Thông thường chi phí để cạo vôi răng ở mỗi nha khoa sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như:
Mức độ vôi răng
Thông thường khi tính đến chi phí cạo vôi răng, bác sĩ nha khoa thông thường sẽ xét trên tình trạng vôi răng của bạn nhiều hay là ít. Đối với các bệnh nhân có vôi răng nhiều khó lấy hơn sẽ có chi phí cao hơn so với các bệnh nhân có vôi răng ít.
Đội ngũ và tay nghề của bác sĩ
Lấy vôi răng vốn là một dịch vụ đơn giản tại các nha khoa. Tuy nhiên nếu việc thực hiện không đúng phương pháp cũng như sử dụng tần số và kĩ thuật không phù hợp có thể làm tổn thương đến răng và gây mất các vi thể, ảnh hưởng đến nướu của bệnh nhân và gây nên tình trạng ê buốt chảy máu nhiều. Do đó, những kỹ năng trên phụ thuộc khá nhiều ở tay nghề của bác sĩ nha khoa. Đối với các nha khoa có được những bác sĩ có tay nghề cao nhiều kinh nghiệm thì chi phí lấy răng cũng có phần đắt đỏ hơn. Song đó thì cũng đảm bảo có được hiệu quả cao hơn và nhanh hơn.
Cơ sở vật chất trang thiết bị tại nha khoa
Một trong các yếu tố nhằm đảm bảo quá trình cạo vôi răng cũng như những dịch vụ nha khoa khác được hiệu quả có thể kể đến như là những dụng cụ và trang thiết bị. Là một yếu tố cũng có thể nằm trong chi phí các dịch vụ tại nha khoa. Với những máy móc, trang thiết bị tiên tiến có thể đảm bảo cho việc lấy cao răng an toàn và hiệu quả hơn.
Tham khảo chi tiết về giá thành, chi phí lấy cao răng
7. Địa chỉ lấy cao răng chất lượng, uy tín mà bạn không thể bỏ lỡ
Lấy cao răng là một trong các dịch vụ phổ biến nhất tại phòng khám nha khoa. Tuy nhiên để phương pháp này mang được kết quả tối đa cho mỗi khách hàng, chúng tôi đã nâng cao việc cung cấp dịch vụ của mình với các bộ dụng cụ, trang thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất nhằm đảm bảo trải nghiệm của khách hàng luôn có hiệu quả cao nhất. Cùng với đó, việc lấy cao răng không phải là nỗi sợ của bạn tại BeDental, vì phòng khám với đội ngũ y bác sĩ lành nghề và có nhiều kinh nghiệm về ngành nha khoa. Giúp bạn loại bỏ được cao răng một cách dễ dàng, hiệu quả và tuyệt đối an toàn. Mang đến cho bạn một hình mới cho răng miệng của bạn với những chiếc răng được chăm sóc trắng sáng, sạch sẽ mà không có bất cứ tổn hại hay biến chứng nào khác.
BeDental hiện là một trong các nha khoa uy tín nhất tại Việt Nam và được đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Bằng việc trang bị cơ sở vật chất cùng với đội ngũ y bác sĩ nha khoa hàng đầu Việt Nam và đội ngũ nhân viên nhiệt tình thân thiện, chúng tôi mong muốn đem đến dịch vụ nha khoa tốt nhất đến bạn tại BeDental giúp cho răng miệng của bạn luôn khoẻ và tự tin hơn nữa trong giao tiếp. Để tiện trong việc đi lại cũng giống với nhu cầu dịch vụ của bạn BeDental hiện có các văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nếu có thắc mắc hoặc có mong muốn lấy cao răng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp nha!