Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
I. Chảy máu khi đánh răng là gì?
Hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng là một tình trạng bất thường ở nướu, có thể do chấn thương hay bệnh ở nướu gây ra. Nướu khoẻ sẽ có màu hồng, săn chắc và không dễ dàng bị chảy máu ngay cả khi bạn dùng bàn chải đánh răng vào nướu quá mạnh so với nhiều người bình thường khác.
Vậy nên, khi tình trạng nướu đang bị chảy máu tự nhiên hoặc với lực tác động quá nhỏ, ví dụ đánh răng bằng bàn chải mềm hay dùng chỉ nha khoa đúng cách thì chắc chắn đó là một biểu hiện bệnh lý ở nướu hoặc nặng hơn là tổn thương của mô quanh răng (bệnh viêm nha chu) .
Đa số những người bị chảy máu khi đánh răng sẽ hay nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung. Tuy nhiên, nếu muốn điều trị dứt điểm hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng thì bạn cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị, vì thiếu vitamin C cũng là một trong số những nguyên nhân không hay gặp.
II. Nguyên nhân gây ra đánh răng hay bị chảy máu
2.1 Viêm lợi gây chảy máu khi đánh răng
Phần lớn mọi người bị viêm lợi là do mảng bám ở trên đường viền nướu trong thời gian dài. Mảng bám răng được hiểu là những mảnh vỡ và vi khuẩn bám trên răng của bạn.
Đánh răng là cách giúp loại bỏ nhanh những mảng bám và có thể phòng ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, mảng bám có thể sẽ còn ở trên đường viền nướu nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa theo đúng cách.
Nếu mảng bám lâu ngày không được loại bỏ, nó có thể cứng lên thành nướu (chân răng) và làm tăng nguy cơ chảy máu khi đánh răng. Sự tích tụ của những mảng bám gần nướu răng của bạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu.
2.2 Chảy máu chân răng do viêm nha chu
Nha chu (viêm nha chu) là bệnh lý răng miệng diễn ra khi tình trạng viêm nướu trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và những mô mềm kết nối giữa răng và nướu của bạn. Viêm nha chu có thể khiến răng bị gãy hoặc nứt và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng.
2.3 Các bệnh lý của răng
Khi răng bị sâu, đặc biệt sâu tại vị trí các kẽ răng, thức ăn đọng lại ở lỗ sâu gây viêm lợi ở chân răng. Những ổ nhiễm trùng ở chân răng làm lợi sưng cũng gây hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Mặt khác, khi răng của bạn bị đau hoặc xuất hiện triệu chứng ê buốt, khó chịu, bạn có xu hướng chuyển nhai sang bên răng đang bị đau, điều này làm cho cao răng dễ dàng bám hơn gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm lợi và lợi bị chảy máu.
2.4 Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào sâu bên trong răng của bạn. Khi bị áp xe răng, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội, đánh răng dễ bị chảy máu, sốt và sưng má. Nếu chuyển qua giai đoạn sưng vùng mặt thì bệnh lý này đã tiến triển nghiêm trọng.
2.5 Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Hiện tượng thay đổi nội tiết thường xuất hiện trong mọi giai đoạn đời của người phụ nữ, từ tuổi dậy thì đến mang thai hay giai đoạn tiền mãn kinh thậm chí cả khi sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi hormone là nguyên nhân khá phổ biến làm tăng khả năng chảy máu vùng nướu.
Đối với nhiều người, hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của thai kì. Ngoài nguyên nhân chính là do bệnh lý và vệ sinh răng miệng không tốt thì những thay đổi của giai đoạn thai cũng khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, trong giai đoạn thai kỳ nồng độ progesterone được sản xuất cao hơn sẽ làm tăng lượng máu tới nướu, nhạy cảm và kích thích gây ra chảy máu chân răng.
2.6 Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Tiêu hoá thành phần trong một số loại thực phẩm chế biến mà bạn ăn hàng ngày có thể khiến kích ứng nướu và gây ra hiện tượng hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Vì vậy, bạn cần có các cách thay thế lành mạnh hơn. Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng từ thực phẩm thường bắt nguồn từ tình trạng thiếu vitamin C và vitamin K, đây là những loại vitamin cần thiết nhất đối với sự đông máu.
Bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn nhiều loại rau xanh, trái cây và củ quả. Đặc biệt, bạn cũng cần bổ sung cả canxi, vitamin C và K, magie để tăng cường thể lực.
2.7 Sử dụng một số thuốc trong điều trị bệnh
Dùng thuốc chữa bệnh gây ra hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng thường gặp ở những người có bệnh mãn tính cần điều trị với thuốc nhuận tràng. Một số thuốc dùng để điều trị những bệnh lý tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ hay thuốc hoá trị khi điều trị các bệnh ung thư cũng có thể gây ra chảy máu lợi.
2.8 Bàn chải đánh răng thô cứng
Có người cho rằng chảy máu khi đánh răng là vì bàn chải quá cứng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng loại quá cứng thì nên thay chiếc mới mềm hơn. Ưu tiên chọn mua và sử dụng các loại bàn chải có đầu lông mềm để đem lại sự dễ chịu, êm dịu khi đánh răng.
Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh tay quá cũng sẽ có thể gây hại cho nướu và gây ra hiện tượng hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng, vì thế nên cố thay đổi thói quen không tốt này.
III. Phòng tránh chảy máu khi đánh răng
3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách phòng trường hợp chảy máu chân răng
Đây là bước quan trọng giúp ngăn chặn việc chảy máu khi đánh răng. Bạn cần lưu ý nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào thời điểm trước khi đi ngủ và lúc mới tỉnh dậy thì. Bạn cần ghi nhớ phải đánh răng đúng cách, đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên hoặc quay vòng tròn.
Nên sử dụng các loại bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh tay gây xây xước hoặc tổn thương niêm mạc lợi dẫn đến chảy máu khi đánh răng.
3.2 Kiểm tra răng miệng thường xuyên
Bạn nên đến gặp nha sĩ 2 lần mỗi năm để tư vấn, kiểm tra sức khoẻ và chăm sóc răng miệng. Nha sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn đang gặp vấn đề viêm lợi và dạy bạn cách đánh răng đúng cách. Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách có thể loại bỏ mảng bám trên đường nướu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và chảy máu khi đánh răng.
Nha sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng các loại nước súc miệng thích hợp giúp hạn chế hình thành những mảng bám cứng đầu trong miệng. Súc miệng với nước muối nóng là cách tự nhiên và hiệu quả nhất có thể để làm dịu nướu đang bị sưng dễ chảy máu.
3.3 Bổ sung thêm các vi chất cần thiết để ko bị chảy máu chân răng
Bạn nên cung cấp vitamin C và K cần thiết đối với sức khoẻ răng miệng. Vitamin C có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương và vitamin K có vai trò giúp giảm nguy cơ bị chảy máu khi đánh răng. Bạn có thể cung cấp vitamin C từ những loại quả khác như cam, quýt, chanh và vitamin K khi ăn cà rốt hoặc củ cải đường.
Canxi, magie và các hợp chất chống viêm có trong thành phần của cá cũng rất có lợi đối với sức khoẻ răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau củ bởi chất xơ trong rau quả có thể có vai trò loại bỏ các mảng bám trên răng và xung quanh nướu giống như khi đánh răng.
link tham khảo : Bút tẩy trắng răng là gì ? Lưu ý khi sử dụng bút tẩy trắng răng
3.4 Sử dụng bàn chải đánh răng mềm tránh chảy máu chân răng
Sử dụng bàn chải đánh răng với sợi tơ mềm là cách sẽ tạo ra sự dễ chịu tuyệt vời cho răng lợi, đặc biệt trong trường hợp bạn hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Lông bàn chải đánh răng quá dày có thể là tác nhân gây nên mài mòn men răng.
Bạn cũng có thể xem xét đến việc sử dụng những loại bàn chải đánh răng bằng điện. Đầu bàn chải được thiết kế đặc biệt với tác dụng giúp bạn làm sạch đường viền nướu dễ hơn so với các loại bàn chải đánh răng bình thường khác.
Tóm lại, chảy máu chân răng khi đánh răng là một tổn thương rất hay gặp. Phần lớn mọi người đều chủ quan nhưng đây là dấu hiệu báo động của các bệnh răng miệng cần chữa trị kịp thời. Vì vậy, cần thực hiện những biện pháp trên nhằm ngăn chặn chảy máu khi đánh răng và bảo vệ sức khoẻ răng miệng của bạn.
Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn.
IV. Khi nào cần thăm bác sĩ nha khoa
4.1 Khi triệu chứng kéo dài
Nếu nướu của bạn tiếp tục chảy máu, đặc biệt là chảy máu mỗi khi bạn đánh răng hoặc ăn, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Nếu nướu của bạn tiếp tục chảy máu, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nướu, nướu bị tổn thương hoặc bệnh nha chu.
Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải gặp nha sĩ ngay lập tức để bắt đầu đánh giá, chẩn đoán và điều trị thích hợp chính xác nhằm ngăn chặn vấn đề tiến triển và bảo vệ sức khỏe nướu và răng của bạn.
4.2 Khi cần điều trị chuyên sâu
Nếu tình trạng chảy máu nướu răng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn và không thể thuyên giảm bằng các biện pháp tự nhiên, điều quan trọng là phải tìm đến nha sĩ để điều trị. Điều trị chuyên sâu có thể bao gồm làm sạch kỹ lưỡng, loại bỏ mảng bám và mảng bám chảy máu khỏi mô nướu hoặc các thủ thuật nha khoa sâu hơn như đánh bóng nướu.
Nếu cần thiết, nha sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống viêm và kháng sinh. Quan trọng nhất, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với nha sĩ của bạn để đảm bảo rằng các vấn đề về răng miệng của bạn được điều trị hiệu quả và kịp thời.
Ưu điểm của Nha khoa BeDental
Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ
Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm.
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0934.61.9090
CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông – 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh – 0766.00.8080
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website:https://langmoi.vn/
Pingback: Nấm lưỡi là gì ? 4 cách chữa nấm lưỡi tại nhà | Làng mới