Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Cắt lợi kiêng ăn gì và cần ăn gì sẽ đươc chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Phương pháp phẫu thuật cắt lợi là như thế nào?

Cắt lợi (cắt nướu răng) là tiểu phẫu nha khoa được thực hiện bằng cách bóc tách, giải phẫu liên kết hàm với mô lợi rồi tiến hành lật vạt lợi lại và cắt đi những phần lợi dư bám trên thân răng, từ đó làm lộ chân răng và giúp răng trông đẹp hơn.
Tham khảo thêm : 9 giải pháp chữa cười hở lợi nên áp dụng
Những yếu tố quyết định thời gian lành vết thương cắt lợi
Giảm yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị lành vết thương cắt nướu như:
Tay nghề của bác sĩ: Kinh nghiệm của bác sĩ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra dễ dàng. Bác sĩ khéo léo giúp cho vết mổ được thực hiện chính xác và hạn chế tổn thương nướu giúp vết thương nhanh lành.
Thiết bị nha khoa tiên tiến: Công nghệ mới giúp kiểm soát và định vị chính xác đường cười hỗ trợ phẫu thuật nhanh. Không cần phải phẫu thuật nhiều lần ở đường viền nướu. Nướu ít bị ảnh hưởng hơn và mau lành hơn.
Chế độ điều trị: Hướng dẫn chăm sóc, ít can thiệp vào vùng phẫu thuật giúp vết thương nhanh bình phục.
Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đúng cách giúp hạn chế rủi ro gây nhiễm trùng và giảm thời gian lành vết thương. Chăm sóc nướu đúng cách sẽ ngay lập tức giúp bạn có được nụ cười rạng rỡ.
Tham khảo thêm : Sưng lợi là gì ? 6 Cách chữa sưng lợi bằng phương pháp tự nhiên
Cách chăm sóc răng miệng sau điều trị cắt lợi

Kiểm soát chảy máu
Sau khi cắt lợi, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn ép gạc và bạn phải thực hiện thao tác trên. Thời gian mất máu mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Thời gian đầu khi còn thuốc gây tê thì mạch máu không co lại nên chảy máu sẽ ít. Sau khi hết gây tê và không còn hiện tượng co ngoại vi thì bạn có thể chảy máu nhiều hơn nữa.
Chảy máu sau phẫu thuật cắt lợi không ồ ạt bằng nhổ răng, vì nó sẽ tích tụ và bám vào vùng chân răng. Hãy đảm bảo ép gạc chắc vào các chỗ còn nhìn thấy chảy máu.
Khi có khối máu đông bám trên răng bạn không nên cắt hoặc nạo ngay trong 2 ngày đầu tiên. Được giữ lại và liên lạc với nha sĩ, khoảng 1 tuần sau phẫu thuật nha sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên biệt bóc bỏ lớp máu đông bám trên mặt răng giúp bạn.
Không nên súc miệng nhiều sẽ làm trôi mất phần máu đông cần thiết cho việc lành vết thương, đặc biệt trong 48h đầu. Việc chảy máu rỉ mủ có thể kéo dài khoảng 12 – 24h. Nếu máu chảy ít sẽ không sao và bạn tiếp tục ép gạc, nhưng nếu máu ra nhiều, nghi ngờ chỉ khâu cố định lợi bị rách thì cần đến ngay nha sĩ để được kiểm tra lại kịp thời.
Tham khảo thêm : 4 Cách khắc phục răng lồi xỉ ở trẻ em và người lớn
Cách kiểm soát đau sau điều trị cười hở lợi
Sau điều trị cười hở lợi, bạn sẽ đau nhiều hơn 12h đầu tiên, sau đó đau giảm nhanh và chỉ còn cảm thấy nóng ran, tê nhẹ trong ngày thứ 2. Vì cơn đau chỉ xuất hiên trong ít nhất là 1 ngày đầu, do đó bạn có thể uống giảm đau ngay khi gặp đợt đau đầu tiên.
Khi mô mềm ổn định (thời điểm 1 tháng) , lúc này khi kéo mô lợi lên trên có thể bị buốt vài chỗ, bạn nên dùng đến các loại thuốc đánh răng giảm đau nhẹ. Việc chải răng phải nhẹ nhàng và không được giật mạnh.
Cách kiểm soát phù nề
Bạn có thể bị phù nề môi trên, vì thế nha sĩ thường kê đơn thuốc kháng viêm để hạn chế tối đa tình trạng này. Ngoài ra, muốn giảm phù nề bạn nên chườm đá ngay sau phẫu thuật hoặc trong những ngày đầu tiên.
Cách thực hiện:
– Chườm đá vào vùng môi tương ứng với vùng phẫu thuật, bạn có thể bọc đá trong túi nilong, khăn ướt hay vải để chườm nhẹ.
– Động tác chườm nên thực hiện liên tiếp, không được tập trung tại một điểm sẽ có thể bị bỏng nhiệt, khi mới phẫu thuật vùng môi bị đau và mất cảm giác, mà bạn đã đưa hòn đá lên đó quá lâu thì gây mẩn đỏ da.
Khi ngủ, hãy nằm ngủ tư thế đầu cao, để hạn chế sưng phù và chảy máu. Nằm ngủ đầu thấp sẽ khiến áp lục vùng đầu cổ tăng thêm. Từ đó dễ phù nề cũng như chảy máu.
Sau điều trị cười hở lợi 2 ngày lại chuyển qua chườm ấm, sẽ giúp tăng cường lưu thông mạch máu xung quanh và kích thích lành thương. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc cơm nóng là những thứ dễ tìm để chườm.
Vệ sinh răng miệng
Việc bảo vệ các múi chỉ cũng quan trọng, đó là phẫu thực chuyển vạt lợi về phía trên trong trường hợp viêm lợi sừng hoá. Vì vậy bạn nên lưu ý cách vệ sinh răng miệng như sau:
– Trong tuần đầu tiên bạn không cần chải răng. Hãy súc miệng với nước sát trùng có chlorhexidin 0,12% và vệ sinh nhẹ vùng lợi với khăn thấm nước ấm (động tác này có thể thay chải răng) , nhưng bạn cần lưu ý chỉ thực hiện khi máu đã rút hoàn toàn không làm hình thành khối máu đông quanh chân răng.
– Tuần thứ 2 bạn có thể chải răng bình thường không cần dùng kem đánh răng và động tác cũng nên thực hiện nhẹ nhàng. Sau khi cắt chỉ xong bạn có thể vệ sinh răng miệng.
– Nếu bị dính thức ăn bạn có thể khều rất nhẹ với tăm hoặc chỉ tơ nha khoa. Động tác phải thật nhẹ nhàng tránh làm mất bám dính đang hình thành ở lợi và chân răng.
Cắt lợi kiêng ăn gì và cần ăn gì?
Cắt lợi cần ăn gì ?
- Bạn nên lựa chọn thức ăn lỏng và dễ dàng tiêu hoá, ví dụ như cơm, cháo, súp, . ..
- Ăn nhiều rau quả, thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất để tăng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Uống rất nhiều nước.
Cắt lợi kiêng ăn gì

Sau khi cắt nướu, bạn nên làm gì trong các chế độ sinh hoạt và ăn uống, giúp nướu nhanh hồi phục và có thể ăn uống lại được? Sau khi cắt lợi do vết thương chưa thể lành nên nếu ăn uống không đúng cách thì vết thương sẽ càng khó lành lại và dễ gây sẹo. Dưới đây là những loại thực phẩm không được ăn sau khi cắt nướu răng:
- Thịt gà, xôi nếp: Đây là hai loại thực phẩm có tính nóng khiến vết mổ cần nhiều thời gian mới lành hẳn và cũng có thể làm phần thịt lớn thêm, dẫn đến tạo sẹo xấu. Tránh thức ăn nóng, đặc biệt là thịt đỏ và đồ nếp nhằm tránh lưu lại sẹo từ vết thương.

- Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều chất đạm cung cấp năng lượng giúp cơ thể khoẻ khoắn, nhưng lúc này chất mỡ trong thịt bò có thể làm thâm môi và tác động vào nét cười của bạn. Do đó, nên kiêng ăn thịt bò nhằm giữ nụ cười mãi xinh đẹp.
- Thức ăn cay nóng, lạnh: Sau khi phẫu thuật nướu, miệng của bạn đang rất đau nên không được ăn đồ cứng vì cần phải sử dụng nhiều lực mới nuốt được. Ngoài ra, đồ ăn quá nóng cũng khiến người mới cắt nướu đau đớn và nổi mụn nước nhiều khiến vết thương lâu lành.
- Hải sản: Đây là loại thực phẩm dễ khiến khoang miệng bị dị ứng và ngứa bởi đây là giai đoạn răng lợi rất nhạy cảm dễ bị kích ứng nên tránh ăn các thực phẩm trên giúp việc phục hồi có thể xảy đến sớm nhất.
- Nước ngọt: Không có gì lạ khi nước ngọt, soda là thực phẩm cần tránh đối với răng và nướu của bạn. Nước ngọt có nhiều axit và đường cũng không lợi cho răng vì tính axit phá vỡ men răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đường cũng có hại không kém, vi khuẩn, mảng bám nếu ưa đường sẽ biến nó thành axit, gây bệnh về răng và nướu.

- Bánh kẹo dẻo: Nó được làm bởi đường tinh chế nên chắc chắn là không an toàn với răng và nướu của bạn. Tương tự, kẹo ngọt bao gồm đường bột hay caramel dễ dính vào răng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
- Bia rượu: Bia rượu và cocktail có thể chứa đường và axit gây hại không tốt cho sức khoẻ nướu răng. Rượu làm hôi miệng là không sản xuất nước bọt có chứa nhiều protein và khoáng chất bảo vệ men răng. Khi bị hôi miệng thì răng và nướu của bạn sẽ dễ bị hình thành<
Bài liên quan