8 Cách trị loét miệng nhanh ” thần tốc ” sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Như nào là loét miệng ?
:max_bytes(150000):strip_icc()/GettyImages-624261782-5ad0f2a0c5542e0036be4c02.jpg)
Theo thuật ngữ y học loét miệng hay nhiệt miệng, chuyên môn gọi là loét lở miệng (aphthae, canker sores) là vết loét hình tròn hoặc bầu dục tái phát trong miệng, ở mặt trong môi, má hoặc phía dưới lưỡi. .. đây là bệnh không lây nhiễm. Vị trí hay thấy ở lớp niêm mạc phía trong của miệng, khoảng 20 – 40% dân số bị loét áp tơ ít nhất một lần trong cuộc đời và nhiều người có thể bị tái phát thành nhiều đợt. Bệnh xảy ra nhiều nhất lứa tuổi thiếu niên và hiếm gặp hơn ở người lớn tuổi.
Loét miệng cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục ở cả nam lẫn nữ. Đến nay nguyên nhân bệnh cũng chưa thể hiểu rõ, mới chỉ liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, các chất gây ô nhiễm, độc tố trong chế độ ăn uống, thuốc hay sự thiếu dinh dưỡng. .. cách điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Chủ yếu là giảm triệu chứng, giảm tần suất và kích thước của loét, giảm đau và giảm tái phát.
Loét miệng cũng gây trở ngại đến sự hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là bệnh thiếu hấp thụ. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khách quan do đánh răng quá nhiều, tai nạn cắn vào má trong miệng; dùng thức ăn nhạy cảm; thiếu lượng vitamin B12, canxi hoặc sắt; phản ứng dị ứng với những thực phẩm trong miệng; sự thay đổi hormone của kỳ kinh hoặc bị stress. Đối tượng có khả năng bị mắc bệnh nhiệt miệng gồm nhóm sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu.
Tham khảo thêm : Nổi mụn nước trong miệng : Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng loét miệng:
Người bệnh khi bị nhiệt miệng ở môi sẽ có các triệu chứng sau:
- Đau và nóng rát ở vùng môi.
- 2-3 ngày sau xuất hiện vết mụn rộp to hoặc bé và gây ngứa ngáy, đau nhức.
- Kèm với triệu chứng đau họng là hơi thở có mùi và sốt. ..
- Khoảng 1 tuần vết phồng vỡ dần sẽ trở thành vết loét gây khó khăn trong ăn uống và trò chuyện.
- Và để tình trạng này mau lành, tránh vết loét gây tổn thương nặng thì dưới đây là 12 cách hiệu quả nhất người bệnh nên nhớ.
Tham khảo thêm : 6 Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Vì sao bạn bị viêm loét niêm mạc miệng?
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm loét niêm mạc miệng, gồm:
– Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương thường gặp ở lợi và các cung răng hàm trên, xô ngã hoặc bị đánh; do thực hiện thủ thuật nha khoa như trám răng, hàn răng, mài răng, thay răng mới nhưng không lành, răng bị lệch, vỡ. .. ; trẻ em bị que tăm, bút vẽ, các vật sắc nhọn chọc vào miệng lưỡi.
– Do tác dụng của một số chất tẩy rửa như axít, nước muối, nước súc miệng quá đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng vệ sinh miệng không kĩ. ..
– Nhiễm khuẩn: nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, hay gặp ở người thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn hệ miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, nghiện thuốc lá, vệ sinh kém.
– Nhiễm virus: viêm miệng do virut Herpes với triệu chứng là mụn nước lan ra xung quanh tạo nên vết loét thường gặp ở môi, lưỡi, niêm mạc miệng, có thể có sốt, viêm họng và sưng hạch.
– Varicella zoster virus (VZV) : gặp trong bệnh thuỷ đậu là bệnh gây loét và mụn nước ở niêm mạc miệng. VZV tiềm ẩn trong tế bào thần kinh, gây phát ban da ứng với mô thần kinh và ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V gây loét miệng, rất đặc trưng vì cùng màu với đau và dị cảm.
– Những mụn nước nhỏ ở môi, má, lưỡi và họng vỡ nhanh chóng tạo vết loét. Coxsackie virus: là chủng virut gây bệnh tay – chân – miệng cho trẻ; tổn thương mụn nước trên nền đỏ tạo nên loét thường gặp ở niêm mạc miệng và lưỡi gà, chủ yếu ở họng dưới, môi, niêm mạc má.
– Rubella: gây nên bệnh quai bị, dấu hiệu ở miệng gọi là dấu Koplik, với dát hồng ban nhỏ ở niêm mạc má và trung tâm hoại tử trắng, chỉ mất 1-2 ngày trước triệu chứng toàn thân. Epstein – Barr virus (EBV) : gây triệu chứng sốt và loét miệng vùng sau miệng họng.
Miễn cũng có nhiều nguyên nhân chính gây viêm loét miệng bao gồm: ảnh hưởng của nội tiết; các gen lặn; tình trạng dị ứng thức ăn và thuốc trị bệnh; bị thiếu hụt một số loại vitamin: C, PP, B6, B 12; thiếu sắt; mắc bệnh tự tự miễn ……
Cách trị loét miệng
Dùng baking soda

Một trong những cách trị nhiệt miệng đơn giản và mau khỏi là súc miệng với baking soda. Đây là loại muối có thể giúp trung hòa độ pH và giảm viêm để vết lở miệng mau lành.
Cách làm nước súc miệng baking soda: Hoà 230ml nước với 5g baking soda. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trong khoảng 15 – 30 giây thì nhổ bọt. Một ngày thực hiện súc miệng với baking soda khoảng 2 – 3 lần cho tới khi khỏi nhiệt miệng.
Tham khảo thêm : Cẩm nang chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Dùng dầu dừa

Đặc tính kháng khuẩn trong dầu dừa tốt nhờ chứa acid lauric tự nhiên. Với những vết nhiệt ở môi, bạn nên dùng dừa sớm giúp giảm sưng, giảm đau và rút ngắn thời gian lành vết thương. Để điều trị, bạn lấy lượng dầu dừa tươi vừa đủ rồi thoa lên vết nhiệt miệng ngày 3-4 lần.
Dùng bã chè khô

Trong chè chứa chất tanin có khả năng trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả. Mỗi lần uống xong, bạn nên để lại túi trà chè rồi bôi ngay lên vết loét trên môi. Đây là cách trị nhiệt miệng giúp giảm đau, giảm sưng phù, chống viêm nhanh chóng và hiệu quả cao.
Bổ sung thêm vitamin B, C và sắt vào cơ thể

Nhằm tiêu diệt những loại vi khuẩn gây viêm loét miệng và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp bằng cách bổ sung thêm thực phẩm nhiều vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin tốt đối với cơ thể gồm: acid folic (có trong súp lơ xanh, rau bina, cà chua, . ..) , kẽm (có trong ngũ cốc, hàu, sò, ngao, . ..) , Vitamin B (có trong sữa đậu nành, sữa bò, trứng. ..) , nước dừa, . ..
Vệ sinh khoang miệng đúng cách
Khi vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, cách tốt nhất là cần tránh tối đa việc chà xát những vật sắc nhọn, thức ăn cứng, thực phẩm được ướp nhiều gia vị. .. Vì cách này sẽ giúp làm cho vết loét giãn rộng ra và mau lành hơn. Ngoài ra, người bệnh nên chú ý không sử dụng bàn chải đánh răng chứa thành phần Sodium lauryl sulfate – 1 vì chúng gây nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, việc duy trì súc miệng với nước muối ngày 2 lần mỗi sáng và tối. Đây không những là một thói quen tốt giúp khử trùng mà còn bảo vệ vùng khoang miệng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là việc cần phải được thực hiện mỗi ngày, và không chỉ khi bị nhiệt miệng ở môi. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ những chất dư thừa, thanh lọc cơ thể và thải độc ra khỏi cơ thể.
Người bệnh khi bị nhiệt miệng hay có cảm giác đau và rát nên bổ sung một cốc nước mát cũng sẽ giảm khó chịu phần nào. Bên cạnh đó, uống nước giúp giữ độ ẩm khoang miệng và giảm thiểu tình trạng khô môi khiến vi khuẩn khó sinh sôi.
Dùng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp giúp cho vết nhiệt miệng không bị nóng rát và sưng đỏ. Bạn có thể bôi một chút mật ong lên vết nhiệt với tần suất 4 lần/ngày. Có thể pha trà, thêm vào một chút mật ong rồi uống mỗi ngày, chú ý uống chậm giúp làn môi được tiếp cận với mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ, trộn cùng mật ong và chanh rồi bôi trên vết nhiệt miệng với tần suất 3 lần/ngày.
Dùng sữa chua

Theo nhiều nghiên cứu, trong sữa chua chứa chất vi phân lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng xuất hiện từ bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP. Vì vậy, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn nhằm tăng cường hệ thống vi sinh vật đường ruột, giúp điều trị khỏi lở miệng và viêm dạ dày.
Lưu ý trong điều trị và phòng ngừa
Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau do đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày.
Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc điều trị như: dùng các loại thuốc hạ sốt; giúp bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%; giảm đau toàn thân với thuốc gây tê lidocain; sử dụng thuốc kháng viêm, sát trùng răng miệng bằng các dung dịch sau: orabase, zilactin. .. ; dùng thuốc kháng virus bằng: acyclovir hoặc famciclovir; khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.
Có thể áp dụng các cách tự điều trị khi bị loét miệng như: không uống rượu, ngừng hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, ngọt, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống thở để uống nước, tuyệt đối không uống nước nóng. Thức ăn chải răng ở các nơi không đau và không chải răng ở những vị trí đau hoặc viêm loét vì có thể gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi khi chải răng.
Đi khám bệnh khi có những dấu hiệu sau: vết loét phát triển nhiều và to lên một cách khác thường so với các biểu hiện đã nói ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hay sốt nhẹ nhưng liên tục nhiều ngày.
Phòng bệnh: Cần chú ý nếu loại thức ăn này đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì không nên dùng loại thức ăn lấy ngay. Với những loại thuốc trị bệnh gây dị ứng phải nhớ là không dùng loại thuốc nào mới phòng được viêm loét miệng vì dị ứng thuốc.
Cũng cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều nhóm vitamin C, PP, B6 và B12 như: rau củ các loại, quả chín, cam, bưởi, quýt, bơ, trứng, thịt, cá. .. nhằm phòng ngừa viêm loét miệng do thiếu hụt vitamin loại này.
Hầu hết tình trạng loét miệng ở môi sẽ tự khỏi mà không gây nên biến chứng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng nói trên để rút ngắn thời gian lành của những vết lở miệng. Lưu ý nếu những vết loét trong miệng ngày càng lan rộng và có thêm nhiều vết loét kèm sốt, đau đầu, phát ban, . .. người bị nhiệt ở miệng cần được khám để được điều trị sớm.
Điểm mạnh đặc biệt của Nha khoa Be chính là đội ngũ bác sĩ và cơ sở hạ tầng cao. Bác sĩ Bedental không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ, phụ tá của Bedental không ngừng học hỏi, tham dự các khóa học nâng cao tay nghề. Thường xuyên áp dụng các công nghệ nha khoa tân tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ nha khoa đều được áp dụng công nghệ tân tiến nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, an toàn. Ưu điểm của Nha khoa BeDental Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Cấy ghép Implant: implant Dentium, implant Tekka, implant Osstem, Humana, ghép xương răng, nâng xoang hàm. CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090 CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM) 56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080 GIỜ HOẠT ĐỘNG: 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Sở hữu trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất đẳng cấp 5 sao mang tới cho khách hàng không gian thư thái, an tâm khi sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp.
Phòng khám được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng đa dạng, giá thành dịch vụ phải chăng phù hợp với khách hàng.
Nha khoa BeDental cung cấp dịch vụ
Bọc răng sứ: Dán sứ Veneer, bọc
răng sứ Venus, HT Smile, Emax, Cercon, Lava 3M, Roland, Lisi Press, răng sứ kim cương.
Niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt Invisalign, niềng răng mặt lưỡi.
Điều trị các bệnh lí răng miệng: Nhổ răng khôn mọc lệnh, mọc ngầm, điều trị tủy răng, trám răng, chỉnh cười hở lợi, tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng hô, móm, răng thưa.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Thứ tự ,dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng | Nha Khoa Bedental
Pingback: 15 cách điều trị đắng miệng dứt điểm tại nhà | Nha Khoa Bedental