7 cách chữa môi khô hiệu quả ngay tức thì

môi khô
Tên quảng cáo

Môi khô là một vấn đề thường gặp và có thể gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa môi khô hiệu quả ngay tức thì, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 7 phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm dịu và chữa môi khô cho bạn.

Tình trạng môi khô là như thế nào?

Tình trạng môi khô là như thế nào?
Tình trạng môi khô là như thế nào?

Tình trạng môi khô là như thế nào? Khô môi hay nẻ môi là tình trạng vùng da môi thiếu độ ẩm nên bị bong tróc nứt nẻ. Vùng môi tương tự với bề mặt da được cấu tạo bởi 3 lớp tế bào: lớp sừng, lớp và lớp mỡ. Tuy nhiên, lớp sừng ở vùng môi khá mỏng và cũng dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài gây nên tổn thương môi.

Vùng môi là nơi có rất ít sắc tố melanin do vậy không được bảo vệ hiệu quả khỏi những tác động bởi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, môi khác những vùng da bình thường với một số đặc điểm như không có nhờn hay nang lông nên có xu hướng dễ nứt nẻ hơn. 

Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, môi nứt nẻ hiếm khi liên quan đến các cấp cứu y tế.

Tuy nhiên, môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến sốc hoặc hôn mê và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bản thân hoặc người đi cùng có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như lú lẫn, hôn mê, mất ý thức, da lạnh hoặc giảm bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác có thể xảy ra với môi nứt nẻ, tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản.

Tham khảo thêm: Nẻ môi là gì ? Môi khô nứt nẻ có phải là bệnh không ?

Nguyên nhân làm khô môi

Nguyên nhân làm khô môi và cách chữa môi khô
Nguyên nhân làm khô môi và cách chữa môi khô

khá nhiều nguyên nhân tác động lên vùng da môi làm môi khô nứt nẻ, có thể nói đến một số nguyên nhân như:

Nguyên nhân làm khô môi: Thiếu nước

Môi khô nứt nẻ cũng bắt nguồn từ việc cơ thể đang thiếu nước nghiêm trọng. Khi lượng nước trong cơ thể thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh học trong cơ thể. Lượng nước giảm, các khoáng chất tại môi cũng không được hấp thu khiến lớp sừng trên da bong tróc gây nứt nẻ môi.

Tham khảo thêm: 5 Cách sở hữu môi trái tim vạn người mê

Nguyên nhân làm khô môi: Thiếu vitamin

Thiếu vitamin cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô môi. Một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, các vitamin nhóm B gồm B2, B3, B6, vitamin C, kẽm. .. là những thành phần quan trọng giúp tăng cường sức sống, độ ẩm, vẻ mềm mại mịn màng cho làn da cũng như đôi môi.

Khi cơ thể bạn ăn không hợp lý dẫn đến việc cơ thể không nạp đầy đủ một số loại vitamin cùng dưỡng chất thiết yếu khác giúp duy trì vẻ đẹp bên ngoài sẽ khiến đôi môi nứt nẻ, khô ráp, những lớp da bong tróc. Nếu tình trạng thiếu vitamin dưỡng chất trầm trọng thì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu môi hoặc là viêm da môi.

Tham khảo thêm: 4 Cách khắc phục môi trề cải vận đổi mệnh

Nguyên nhân làm khô môi: Do bệnh lý

Khi cơ thể gặp phải một vài bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Đó là nguyên nhân khiến bạn không được coi thường tình trạng môi bị nứt nẻ, bong tróc bởi đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý. Thậm chí có nhiều trường hợp chết do các căn bệnh như cường tuyến giáp, lupus, rối loạn chức năng tuyến giáp.

Những loại bệnh do nấm gây ra có thể xuất hiện ở vùng môi, làm môi khô nứt nẻ, nổi mụn nước hoặc các vết đỏ: Bệnh vảy nến, bệnh chàm, liken môi.

Ngoài ra, cũngmột số loại bệnh do viêm mạch máu gây sưng hạch bạch huyết làm xuất hiện những nốt đỏ ở khoé môi khiến môi khô nứt nẻ như: Bệnh đái tháo đường, Kawasaki, nhiễm nấm Candida, viêm đại tràng mãn tính.

Nguyên nhân làm khô môi: Do dị ứng 

Nhiều người có cơ địa dễ dị ứng thường bị khô môi, nứt nẻ môi khi tiếp xúc với chất coban, niken, . .. Ngoài ra, một số thành phần như flo, sodium lauryl sulphate, clo, . .. trong các sản phẩm như bàn chải đánh răng mềm, nước xúc miệng, nước tắm dễ làm môi bị dị ứng với những triệu chứng bong tróc, khô sưng.

Nguyên nhân làm khô môi: Do thời tiết

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ giảm sẽ làm cho môi mất đi độ ẩm sau đó sẽ trở nên khô hơn nữa. Khi môi quá khô có thể sẽ dễ bị bong tróc theo từng mảng hay vẫn tiếp tục nứt nẻ gây bỏng rộp và chảy máu.

Nguyên nhân làm khô môi: Do tiếp xúc nhiều với yếu tố môi trường ô nhiễm

Một nguyên nhân phổ biến tiếp theo khiến nhiều người bị khô môi đó chính là việc thay đổi độ ẩm và thời tiết trong không khí. Vùng da môi khá mỏng manh nên dễ bị những yếu tố về thời tiết môi trường tác động. Vào những ngày hanh khô hoặcthời tiết lạnh giá vùng môi rất dễ bị khô, nứt nẻ, bong tróc thậm chí chảy máu gây nên đau nhức.

Nguyên nhân làm khô môi: Bóc vảy môi và thường xuyên liếm quanh môi 

Thông thường, chúng ta có phản xạ liếm môi khi vùng môi bị khô hoặc nứt nẻ bởi suy nghĩ cách này sẽ giúp môi ẩmcăng mịn hơn. Tuy nhiên, với việc thường xuyên liếm môi cũng vô tình lấy mất lớp dầu tự nhiên và làm tăng tốc độ bốc hơi khiến môi khô thêm.

Nguyên nhân làm khô môi: Do không thường xuyên dưỡng môi 

Nhiều cô gái luôn chú trọng vào việc dưỡng da tuy nhiên đã bỏ qua một số chi tiết nhỏ trên cơ thể và đó là đôi môi của họ. Việc không sử dụng dưỡng môi sẽ khiến môi bị nứt nẻ và kém tươi tắn đi. Vì vậy, để sở hữu đôi môi căng mọng tươi tắn các nàng đừng quên sử dụng các dòng kem dưỡng môi nhé ! 

7 cách chữa môi khô hiệu quả ngay tức thì 

Cách chữa môi khô: Dùng mật ong

Cách chữa môi khô
Cách chữa môi khô

Mật ong được coi là “thần dược” chữa trị những vết thương hở một cách hiệu quả. Mật ong có chức năng giữ môi bạn thêm mềm chữa trị những vết nứt trên môi.

Nếu bạn kiên trì sử dụng mật ong đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, không những giữ được môi luôn mềm, không khô nứt, mà chúng còn giúp môi bạn trở nên hồng hào, căng mọngchữa trị các vết thâm trên môi bạn nữa đấy.

Cách chữa môi khô: Thoa dầu oliu trước khi ngủ

Cách chữa môi khô
Cách chữa môi khô

Dầu oliu là sản phẩm tự nhiên giúp đôi môi trở nên mịn màngít nứt nẻ, bong tróc. Vì thế hãy thoa dầu oliu mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút giúp môi mềm mại tự nhiên giảm đi cảm giác đau rát khi bị nẻ. Tốt nhất chị em nên áp dụng trước khi ngủ sẽ được kết quả theo ý muốn, tuy nhiên hãy nhớ làm sạch xong mới ngủ nha.

Cách chữa môi khô: Dùng son dưỡng

Son dưỡng luôn là vật bất ly thân của chị em, bởi không những giữ ẩm trị nẻ môi mà còn một lớp son dưỡng làm nền cũng có thể bảo vệ môi trước mọi tác nhân gây bệnh từ ánh nắng mặt trời hay các chất có hại trong son môi đấy bạn nhỉ.

Cách chữa môi khô: Sử dụng dưa leo

Dưa leo cũng là một nguyên liệu được nhiều chị em đã sử dụng trong quá trình skincare của mình. Không chỉ có tác dụng làm mờ vùng bọng mắt mà các dưỡng chất trong dưa leo cũng giúp môi giảm sưng và nứt nẻ.

Khi thực hiện dưỡng môi với dưa leo bạn chỉ cần cắt miếng dưa chuột sau đó chà xát trên phần da bị bong tróc để các dưỡng chất có trong dưa leo thẩm thấu nhanh vào lớp bì của da giúp trị nứt nẻ làm môi mềm mượt tự nhiên.

Cách chữa môi khô: Massage môi tăng cường tuần hoàn máu

Muốn có một làn môi bóng mượt mềm không bị nứt nẻ thì massage môi là phương pháp không thể bỏ qua. Sử dụng một số loại kem dưỡng hay mặt nạ môi xoa lên rồi tiến hành massage nhẹ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ cảm thấy tình trạng khô môi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Trên đây là một số cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà rất đơn giản. Chỉ với vài động tác đơn giản bạn của bạn sẽ có ngay một làn môi hồng hào, mềm mượttươi tắn.

Cách chữa môi khô: Ăn nhiều trái cây giàu vitamin B2, C, A

Cách chữa môi khô
Cách chữa môi khô

Vitamin B2, C, A sẽ chữa lành các bệnh như khô môi, nứt môi cực kỳ nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên bổ sung cho mình những loại Vitamin trên bằng cách nạp thật nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, các loại ngũ cốc, đậu, một số loại hạt và các sản phẩm sữa vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp đôi môi được căng mọng và luôn hồng hào.

Cách chữa môi khô: Tẩy‌ ‌tế‌ ‌bào‌ ‌chết‌ ‌giúp môi không bị thô nhám

Tẩy tế bào chết là việc làm rất cần thiết.. Đây dường như là điều mà ít cô nàng nào để tâm nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng bong tróc, nứt nẻ ở môi.Một tuần bạn nên tẩy tế bào chết cho môi 2 -3 lần bằng các hỗn hợp có thể tự làm như đường và mật ong/dầu dừa, hay bột cà phê xay nhuyễn cùng với dầu dừa nhé.

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm thấy những cách chữa môi khô hiệu quả và ngay tức thì. Việc chăm sóc môi đúng cách không chỉ giúp bạn thoát khỏi tình trạng môi khô mà còn mang lại sự mềm mịn và tươi tắn cho đôi môi của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc môi khỏe và mềm mịn.

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

No.1 Son Dưỡng Môi DHC 

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

DHC cung cấp sản phẩm dưỡng môi chứa các thành phần dưỡng ẩm được chiết xuất từ thiên nhiên bao gồm: dầu olive nguyên chất, lô hội, cam thảo và vitamin E. Sản phẩm giúp giữ ẩm cho môi mềm mại, mịn màng trong thời gian dài, đồng thời giảm khô, nứt nẻ môi. Đặc biệt, sản phẩm không màu, không mùi, không chứa paraben và không gây bóng nhờn.

No.2 Mặt Nạ Ngủ Dưỡng Môi Laneige Lip Sleeping Mask

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

Với Mặt Nạ Ngủ Dưỡng Môi Laneige Lip Sleeping Mask, đôi môi của bạn sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng để trở nên mềm mượt, căng mọng và đàn hồi hơn, kèm theo hương thơm nhẹ nhàng. Bằng cách loại bỏ tế bào chết trên môi, sản phẩm giúp cho đôi môi trông căng mượt và đàn hồi hơn.

No.3 Son Dưỡng Môi Dior Addict Lip Glow 

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

Không thể không kể đến Dior Addict Lip Glow khi nói đến son dưỡng môi: với gam màu tươi tắn, hương kẹo ngọt thơm dễ chịu, cùng thiết kế sang trọng và trẻ trung, sản phẩm này xứng đáng được gọi là “công chúa” của thế giới dưỡng môi với hàng ngàn lựa chọn khác nhau hiện nay.

No.4 Son Dưỡng Môi Gucci Rouge Baume À Lèvres Lip Balm 2 No More Orchids

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

Gucci Rouge Baume À Lèvres Lip Balm 2 No More Orchids mang tông màu hồng baby đáng yêu và xinh xắn, là sản phẩm mới được thêm vào bộ sưu tập son dưỡng môi của Gucci. Với đặc tính không gây bết dính, son giúp đôi môi trở nên căng mọng và rực rỡ hơn.

No.5 Son Dưỡng Dior Addict Lip Glow To The Max 212 Rosewood

Top 5 Son Dưỡng Môi Tốt Nhất Hiện Nay

Son dưỡng môi Dior Addict Lip Glow To The Max 212 Rosewood giúp tăng cường màu tự nhiên cho đôi môi và bảo vệ chống nắng SPF10. Chất dưỡng phong phú cùng với nhũ lấp lánh, mang lại một đôi môi mướt mịn, căng mọng và rạng rỡ.

Chế độ ăn uống trị môi khô nứt nẻ

  • Để bảo vệ đôi môi khỏi tình trạng khô nẻ, ta cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nước khi làm việc trong môi trường khô nóng hoặc trong phòng điều hòa.
  • Hạn chế thói quen liếm, xé, cắn môi và chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin C và vitamin B2.
  • Khi ra ngoài, không quên bôi kem chống nắng và sử dụng son môi giàu vitamin A, E để dưỡng ẩm và không gây kích ứng da môi.
  • Tránh thức ăn cay, mặn và duy trì độ ẩm trong phòng, hạn chế thở bằng miệng.
  • Cũng có thể dùng dưa chuột, nha đam đắp lên môi mỗi tối để làm dịu và dưỡng ẩm cho đôi môi.

Tham khảo thêm: Bao lâu tẩy trắng răng 1 lần để có hàm răng trắng sáng

Những việc không nên làm khi môi khô

  • Liếm môi

Tuy liếm môi khi đôi môi khô có thể tạo cảm giác dễ chịu và làm ẩm tạm thời, nhưng thói quen này thực chất sẽ làm cho đôi môi khô hơn. Nước bọt trong miệng chúng ta có chứa acid, và khi tiếp xúc với môi sẽ làm cho chúng khô và bị tổn thương.

  • Sử dụng son màu lâu trôi

Sự lựa chọn của bạn về loại son môi có thể khiến cho làn môi của bạn trở nên khô và lộ rõ các vân môi sâu, đồng thời cũng làm cho khuyết điểm các vết bong tróc trên môi trở nên rõ hơn.

Nếu bạn muốn tìm kiếm sản phẩm son môi tốt hơn cho làn môi của mình, hãy tránh xa các loại son lì và chuyển sang các sản phẩm chứa dưỡng. Bạn cũng cần lưu ý rằng khi môi bị khô, bạn không nên sử dụng cả cây son để quét lên môi, vì điều này có thể khiến da môi dễ bị nứt nẻ.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một cọ môi nhỏ hoặc ngón tay để thoa son, nhưng nhớ là phải nhẹ nhàng và tế nhị để không làm tổn thương da môi của bạn.

  • Dùng tay bóc các mảng vảy khô

Tuy bóc da môi có thể làm cho bạn cảm thấy đau đớn và chảy máu, nhưng thực tế lại không có lợi ích gì đặc biệt ngoài việc gây tổn thương cho làn da mỏng manh của môi. Nếu sử dụng tay không sạch, hành động này có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm chung, gây hại cho sức khỏe cơ thể.

  • Nhai kẹo cao su có thành phần bạc hà, menthol, hoặc quế

Những thành phần đã được liệt kê có thể gây kích ứng cho da chung, đặc biệt là da môi vì nó mỏng hơn cả da mặt và cơ thể. Vì vậy, nếu bạn muốn bảo vệ đôi môi của mình, hãy tránh xa các loại sản phẩm chứa hương liệu mát, cay, để giảm thiểu tình trạng khô môi, ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *