Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
6 Điều cần biết về răng khôn mọc lệch sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Răng khôn không chỉ gây nên các cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh, trong trường hợp răng khôn bị mọc lệch sẽ kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ răng miệng thậm chí có thể dẫn đến hỏng răng vĩnh viễn. Dưới đây là những triệu chứng răng khôn mọc lệch dễ nhận biết nhất giúp bạn sớm phát hiện và có biện pháp chữa trị thích hợp nhất.
Răng khôn mọc lệch là gì – Điều cần biết về răng khôn mọc lệch?
Răng khôn mọc lệch là gì? Răng khôn mọc lệch là răng khôn mọc không đúng vị trí – nó là một vấn đề răng miệng phổ biến ở người trưởng thành. Răng khôn còn được gọi là răng số tám và thường mọc khi chúng ta ở độ tuổi từ 17-25. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, răng khôn có thể mọc muộn hơn.
Tình trạng này gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khoẻ răng miệng của người bệnh. Chắc chắn ai ai trong số chúng ta cũng đã từng biết đến tình trạng răng khôn lệch, nhưng chưa chắc đã có ai nắm rõ thông tin về tình trạng này.
Độ tuổi mọc răng khôn khi có xương hàm chưa phát triển về cấu trúc và lớp mô mềm còn mỏng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để răng khôn nhô lên, hoặc có thể mọc dài ra ở phía trong răng hàm.
Những chiếc răng khôn không đảm nhiệm chức năng nhai thức ăn và cũng không đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cấu trúc xương hàm, chính vì thế phải có các phương pháp nhổ bỏ sớm.
Tham khảo thêm : Răng khôn mọc lệch
Các kiểu răng khôn mọc lệch
Có thể chia răng khôn mọc ngược làm các loại dưới đây:
Tham khảo thêm : Trường hợp nên bọc răng sứ
Răng khôn mọc lệch về phía sau: Đây là tình trạng thường gặp nhất của răng khôn mọc ngược, nghĩa là trục của nó nghiêng về phía trước (ở phía răng số 7) một góc 45 độ. Khi ấy, chiếc răng này vẫn mọc ngược lên trên nướu nhưng sẽ tì vào răng số 7 bên cạnh – gây đau đớn và xô lệch răng bên cạnh.
Răng khôn mọc lệch theo chiều dọc: Răng khôn mọc ngang nhưng thân răng quá dài không phát triển gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Cũng có trường hợp răng khôn mọc khá dài nhưng kẽ răng không đều dẫn tới hiện tượng dính thức ăn ở kẽ răng số 7 – số 8, gây đau miệng, viêm lợi và viêm quanh răng.
Răng mọc đâm chéo về phía sau: Răng khôn mọc nghiêng về phía sau cũng được nhiều bác sĩ khuyến cáo nhổ sớm tránh bị biến chứng.
Răng mọc kẹt nằm ngang (răng khôn mọc lệch 90 độ) : Răng khôn mọc kẹp ngang vào răng bên cạnh nếu để lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng, tạo mủ quanh răng dẫn đến viêm hoặc thậm chí là gãy chân răng số 7.
Mọc kẹt trong khoang miệng: Biến chứng liên quan đến lợi và răng khôn xảy ra khi có một mảng nướu che phủ phía trên răng khôn, làm cho răng không thể mọc hoàn toàn lên. Khi mảng nướu này gây áp lực và gây viêm tại khu vực lợi, có thể gây đau và sưng, dẫn đến tình trạng viêm lợi.
Răng mọc mắc kẹt trong xương hàm: Là răng khôn bị xương hàm bao quanh nên không đẩy ra ngoài được. Răng khôn mọc lệch hay mọc sai vị trí sẽ kèm theo các biểu hiện sưng lợi, nướu, ê buốt và cứng hàm do răng không có chỗ hở để vươn lên nên bị mắc kẹt một phần hoặc hoàn toàn trong xương hàm.
Hậu quả của răng khôn mọc lệch
SỐT
Trong một vài trường hợp, sốt là tình trạng thường thấy khi răng khôn mọc lệch, tuy nhiên nếu tình trạng thân nhiệt cao kéo dài thì bạn cần đến bệnh viện ngay vì đây chính là triệu chứng của răng khôn mọc ngược. Răng khôn mọc lệch gây đau và có thể khiến xương hàm co lại cũng dẫn đến sốt. Ngoài ra, tình trạng lợi sưng tấy và viêm nhiễm kéo dài vùng chân răng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị sốt.
Sâu răng
Đây là tình trạng rất phổ biến. Răng khôn mọc lệch và sâu, đâm vào răng bên cạnh tạo khoảng trống đút thức ăn. Ở vị trí đó việc vệ sinh răng miệng khó là môi trường lý tưởng để sâu răng phát triển. Khi răng đã bị hỏng, lỗ sâu sẽ có thể trở nên tệ hơn nữa và huỷ hoại cấu trúc răng hàm. Hậu quả là làm hỏng răng hàm và lây lan sâu răng sang các răng xung quanh.
Ảnh hưởng răng số 7
Khi nhổ răng khôn, chiếc răng đầu tiên bị ảnh hưởng chính là răng số 7 liền kề ngay sau. Điều này vô tình tạo thành khe hở giữa các răng khiến cho thức ăn dư thừa bám vào răng. Quá trình vệ sinh răng miệng cũng trở nên phức tạp và trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng, nghiêm trọng hơn nữa sẽ dẫn tới sâu răng.
Trong những trường hợp biến chứng nghiêm trọng, việc răng số 7 bị viêm nhiễm sẽ kéo theo răng số 8 bị tổn thương và thậm chí mất hoàn toàn răng.
Hôi miệng
Một biểu hiện răng khôn bị mọc lệch nữa đó là bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác khô miệng và đắng lưỡi. Trong quá trình mọc răng khôn, giai đoạn nướu chưa thực sự trồi lên, phần lợi bắt đầu nứt và hình thành nên khe hở giữa những kẽ răng. Khi chúng ta ăn uống, các mảng bám thức ăn sẽ mắc kẹt vào khe hở đó, nếu không vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận, những mảng này có thể phát triển thành ổ vi khuẩn gây hôi miệng và cảm giác đắng lưỡi.
Gây viêm chân răng
Đau họng
Tình trạng răng khôn mọc bị lệch cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau họng và sốt nhẹ. Khi các tụ vi khuẩn phát triển mạnh hơn trong quá trình nuốt, những chùm vi khuẩn này sẽ lọt vào khí quản theo đường miệng và tạo ra cảm giác đau họng ở bệnh nhân. Thêm vào đó mọc răng khôn cũng sẽ khiến phần nướu bị sưng lên làm tổn thương tới hệ thống mạch máu và dẫn đến tình trạng sốt cao.
Đau nhức dai dẳng
Tình trạng mọc răng khôn cũng sẽ kéo theo hiện tượng đau dai dẳng trong một khoảng thời gian. Đặc biệt, đối với những trường hợp răng khôn mọc quá lệch thì cảm giác đau đớn này sẽ ngày càng trở nên rõ rệt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khi mọc răng khôn đều xuất phát từ quá trình lớn lên tự nhiên của răng. Một chiếc răng khôn thông thường sẽ mọc liên tục trong nhiều năm và kéo theo đó là cảm giác đau nhức không thể dừng lại nếu không được điều trị sớm. Tình trạng đau nhức gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân, khiến bạn gặp phải những khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt. Nếu kéo dài nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho răng của bạn.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Ở miệng có các dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc sẽ chèn ép và làm mất hoặc giảm cảm giác ở lợi, môi, lưỡi, nhất là ở nửa cung hàm. Răng khôn cũng có thể gây nên hội chứng thị giác: đau nhức một bên mặt và sưng đỏ quanh ổ mắt.
Răng khôn mọc lệch phải làm thế nào?
Trong hầu hết những trường hợp mọc lệch thì răng khôn sẽ được loại bỏ. Chính vì vậy các nha sĩ luôn khuyên bạn đi khám răng định kỳ vào khoảng thời gian 16 – 25 tuổi nhằm giúp phát hiện những trường hợp răng khôn mọc lệch được loại bỏ kịp thời.
Tại sao phải nhổ bỏ răng khôn? Quá trình nhổ răng khôn rất đơn giản và khá phổ biến hiện nay. Bạn không nên quá lo sợ vì những ca nhổ răng sẽ phải gây mê để giảm đau đớn. Nhổ răng khôn không tốn nhiều thời gian, không gây đau và làm lành vết thương nhanh.
Tuỳ vào tình trạng hiện răng không bị lệch hiện tại mà nha sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nha sĩ sẽ gây tê cho bạn trước và sau đó mới phẫu thuật nhổ răng khôn. Cuối cùng là giai đoạn hậu phẫu với các hướng dẫn và chỉ định để vết thương mau bình phục.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: 14 Mẹo trị đau răng khôn hiệu quả nhất - Làng mới
Pingback: Nhổ răng khôn bao giờ hết đau ? - Làng mới
Pingback: Bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn? - Làng mới
Pingback: Cách khắc phục của việc bị gãy răng cửa - Làng mới
Pingback: 8 NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG SỮA MỌC LỆCH - Làng mới
Pingback: Đau răng khôn nên và không nên ăn gì ? - Làng mới
Pingback: 5 Trường hợp không nên nhổ răng khôn - Làng mới
Pingback: 9 Phương pháp ngăn ngừa hôi miệng sau khi nhổ răng khôn - Làng mới