Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Côn trùng cắn sưng môi có thể gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu và khiến trẻ thấy rất thiếu an toàn. Trẻ bị côn trùng cắn sưng môi xử lý thế nào cho thật nhẹ nhàng và không gây đau ngứa? Mười một cách sau đây sẽ giúp bà mẹ chăm sóc con an toàn.
1. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn sưng môi
Các loại côn trùng cắn sưng môi đều đi kèm với dấu hiệu và triệu chứng riêng biệt.
Ong đốt: Sau khi bị ong đốt trên môi, bố mẹ có thể nhận ra vùng môi của trẻ bị sưng tấy, viêm và đỏ đi kèm cảm giác đau nhức. Một số trường hợp có thể kèm theo xuất huyết trên da.
Muỗi: Khi muỗi đốt, nước bọt của chúng sẽ khiến vùng da bị sưng đỏ và đau, kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bị ngứa và sưng vùng môi bạn cũng có thể bị mỗi đốt.
Kiến lửa: Kiến lửa đốt vào môi có thể khiến vùng da bị đỏ và sưng lên rõ rệt kèm theo cảm giác ngứa rát, đôi khi kéo ra vùng da lân cận. Nếu trẻ bị vết côn trùng cắn bị sưng đỏ thì cũng có thể trẻ bị kiến lửa cắn.
Rệp: Dấu hiệu khi bị rệp cắn tại môi là các vết cắn nằm cạnh nhau có nốt sưng nhỏ màu đỏ với quầng màu đỏ xung quanh vết đốt. kèm theo cảm giác đau đớn lớn hơn khi bị muỗi đốt.

2. Nguyên nhân gây sưng môi khi bị côn trùng cắn
Khi côn trùng đốt vào môi, chất độc hay nước bọt của chúng tiếp xúc trực tiếp với vùng da và máu. Cơ thể sinh ra những phản ứng nhằm chống lại sự thâm nhập gây sưng và viêm tại khu vực này.
Các loại công trùng có răng hoặc gai nhọn khi đốt vào môi nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm dính chặt trên vùng da bị đốt và gây ra những vết sưng kèm cảm giác đau nhức khó chịu.
Trẻ nhỏ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi đưa bàn tay lên miệng sẽ gây ra các vết thương và khiến môi bị sưng.
Môi là một trong các khu vực nhạy cảm trên cơ thể vì vùng da ở đây rất mềm. Hệ thống dây thần kinh đặc biệt lớn giúp chúng ta có thể di chuyển dễ dàng khi trò chuyện, ăn, . .. Vì vậy khi bị côn trùng đốt tình trạng sưng sẽ nặng nề như các khu vực khác của cơ thể.
Ngoài ra, khi bị côn trùng cắn vào môi, có bố mẹ do nóng vội mong muốn cho vết cắn nhanh lành nên tuỳ tiện sử dụng những loại thức ăn, gia vị gây kích ứng rồi bôi lên. Điều này khiến tình trạng sưng đau tại môi thêm trầm trọng.

3. Xử lý khi bị côn trùng cắn sưng môi
3.1. Đá lạnh làm dịu ngứa và sưng viền môi
Chuẩn bị: 1 hoặc 2 viên đá lạnh vào miếng khăn mềm sạch
Cách dùng: Dùng miếng khăn mềm sạch để bọc đá lạnh lên rồi đặt nhẹ nhàng vào vùng môi bị sưng khoảng 8 – 10 phút. Có thể lặp lại sau một vài giờ nếu cần làm giảm vết côn trùng cắn sưng môi nhanh chóng.
Chú ý: Tránh chườm đá thẳng lên môi bởi sẽ gây tê cóng.

3.2. Bột nghệ làm lành vết thương
Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hút dầu, 1 thìa bột nghệ và nước lạnh
Cách dùng: Trộn bột nghệ và đất sét hút dầu đã chuẩn bị cùng với một chút nước lạnh sẽ hình thành nên 1 hỗn hợp sền sệt thoa lên môi.
Chú ý: Không được sử dụng 1 ngày quá 2 lần nhằm tránh gây kích ứng trên da.

3.3. Dùng nước ấm làm dịu vết côn trùng cắn sưng môi
Khi bị côn trùng cắn sưng môi, mẹ có thể dùng nước ấm giúp làm giảm sưng tấy ở trẻ.
Chuẩn bị: Nước ấm và 1 chiếc khăn mềm sạch
Cách dùng: Đem cái khăn đã chuẩn bị nhúng vào nước ấm và phơi nắng rồi áp lên môi khoảng 8-10 phút sẽ kích thích tuần hoàn máu, giảm sưng môi.
Lưu ý: Không được dùng nước quá ấm bởi sẽ khiến việc lấy khăn rất nhanh trở nên khó hoặc gây bỏng.
Tham khảo thêm : Sứt môi hở hàm ếch : khi nào cần thực hiện phẩu thuật

3.4. Tinh dầu tràm trà
Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội và 2-3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất.
Cách dùng: Trộn lẫn tinh dầu tràm trà với gel lô hội cùng với nhau rồi massage nhẹ khoảng 1-2 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
Lưu ý: Có thể áp dụng mỗi ngày 1-2 lần nhằm tăng hiệu quả giảm sưng ở môi.
3.5. Bị sưng môi vì côn trùng cắn bôi dầu dừa
Chuẩn bị: 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
Cách dùng: Bôi một ít dầu dừa vào vùng môi bị sưng, giữ khoảng vài tiếng sau thì rửa lại sạch
Lưu ý: Không dùng lượng nhiều dầu dừa bôi quá lâu trên môi bởi có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng thêm trầm trọng.

3.6. muối nở
Chuẩn bị: 1 thìa Banking soda và nước lạnh
Cách dùng: Hoà baking soda và nước sau đó tiến hành chấm vào vùng môi bị sưng, sau 10 phút rửa sạch với nước lạnh.
Lưu ý: Nếu trình trạng sưng không giảm có thể lặp lại cách dùng trên sau 3 hoặc 4 giờ.

3.7. Mật ong làm dịu vết côn trùng cắn sưng môi
Chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong, bông gòn khử trùng.
Cách dùng: Dùng bôi bông gòn bôi mật ong lên vùng môi bị sưng, để 20 phút sau thì rửa lại với nước sạch. Có thể lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Chỉ bôi nhẹ, tránh xoa quá mạnh tay làm vết sưng thêm nặng hơn.

Tham khảo thêm : Dấu hiệu sưng nướu răng khôn bạn cần biết ?
3.8. Muối epsom làm giảm các triệu chứng côn trùng cắn sưng môi
Chuẩn bị: 1 thìa muối epsom, 1 cốc nước ấm và 1 chiếc khăn mềm sạch.
Cách dùng: Hoà tan muối epsom với nước ấm và ngâm khăn sạch vào nước ấm rồi chấm trên vùng môi bị sưng khoảng 15 phút.
Lưu ý: Có thể lặp lại cách trên 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hết sưng môi.

3.9. Bị côn trùng cắn sưng môi – Dùng ngay lô hội
Chuẩn bị: 1 nhánh lá lô hội tươi.
Cách dùng: Giữ phần gel lá lô hội ở bên trong rồi bôi lên vùng môi đang bị sưng đau khoảng 8-10 phút. Lặp lại khoảng 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Cần bôi nhẹ để tránh làm trầy xước vùng môi đang bị sưng.
3.10. Chiết xuất cây phỉ
Chuẩn bị: 1 thìa tinh chất lá cây phỉ, 2 thìa muối và bông gòn.
Cách dùng: Trộn tinh dầu cây phỉ và muối đều với nhau sau đó dùng bông gòn chấm lên môi khoảng 30 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch.
Lưu ý: Có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần mỗi ngày sau khi môi bớt sưng.

Tham khảo thêm : Đắng miệng: Nguyên nhân và 2 cách xử lý dứt điểm
3.11. Dùng kem EmBé khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Kem Em Bé là sản phẩm lành dùng với trẻ nhỏ khi bị muỗi đốt, bị côn trùng cắn sưng môi, tê tay. .. Kem Em Bé đã được Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế xác nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Kem Em Bé được chiết xuất chủ yếu từ những dược liệu tự nhiên như tinh nghệ nano (Nano curcumin) , tinh chất Cúc la mã, vitamin E, Kẽm oxyd. .. Kem Em Bé có tác dụng sát khuẩn, dịu da và giảm sưng viêm khi muỗi, côn trùng cắn. Dùng Kem Em Bé sẽ làm dịu nhanh chóng vết ngứa, đau đớn, làm mềm da và giảm thâm sẹo.
Đặc biệt, sản phẩm không có paraben hoặc corticoid nên không gây dị ứng và kích ứng với vùng da của trẻ.
Cách dùng: Dùng bông gòn vô trùng lau vùng môi bị sưng sau đó bôi Kem Em Bé, dùng mỗi ngày 2-3 lần.
Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi đã có dấu hiệu sưng môi vì côn trùng đốt.
Khuyến cáo: Không dùng cho bệnh nhân dị ứng với một số thành phần của sản phẩm.
4. Lưu ý khi điều trị vết côn trùng cắn sưng môi
Trong trường hợp bị côn trùng cắn sưng môi có kèm theo các triệu chứng khác như viêm sưng, chảy mủ, sốt cao, . .. Nếu sau khi thực hiện một số phương pháp giảm sưng vẫn không có kết quả, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm.
Khi trẻ bịcôn trùng cắn sưng môi, bố mẹ cần nhanh chóng gắp côn trùng ra khỏi vết đốt, rửa và làm thật sạch vết thương xong mới bôi thuốc.
Một số loại côn trùng đốt có thể gây phản ứng nghiệm trọng như sốc phản vệ nếu trẻ có cơ địa dị ứng vì vậy khi bị côn trùng cắn sưng môi, bố mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế được điều trị sớm.
Khi có ý định dùng bất cứ loại kháng sinh nào bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ. Các bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của loại côn trùng đốt là gì và tình trạng sưng môi mới có cách điều trị thích hợp.

Trên đây là các biện pháp xử lý khi bị côn trùng cắn sưng môi. Hy vọng các phương pháp trên có thể giúp bố mẹ khắc phục tình trạng sưng đau môi một cách nhanh chóng giúp bé không cảm thấy khó chịu.

CS1: 7 Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Pingback: Nẻ môi là gì ? Môi khô nứt nẻ có phải là bệnh không ? | Làng mới
Pingback: 5 Phương pháp giúp bạn sở hữu đôi môi mỏng duyên dáng như ý muốn | Làng mới
Pingback: Khử thâm môi là gì? Những lưu ý khử thâm môi hiệu quả | Làng mới