Sốt xuất huyết ở người lớn: Triệu chứng và cách điều trị Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp theo mùa và nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng đe doạ đến tính mạng của người bệnh. Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ sơ sinh đều có các dấu hiệu cảnh báo tương đối giống nhau.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây nên. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn (có các khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh cắn. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị lây bệnh hơn cả. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau đớn, đặc biệt là ở xương và các khớp.
Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao còn dạng nặng hơn có thể gây co giật, hạ huyết áp đột ngột và làm bệnh nhân chết nhanh chóng.
2.Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có những nét giống với sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Khi bị nhiễm các loại virus gây bệnh này người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hay xuất huyết nội tạng.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển (thể trung bình) Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng ít hơn ở trẻ em, chủ yếu là những biểu hiện lành tính và không có biến chứng. Bắt đầu với triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị lây truyền bệnh qua muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:
Đau phía sau mắt Đau nhức đầu nghiêm trọng Đau khớp và cơ Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C Phát ban Buồn nôn và ói mửa Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng Người bệnh dễ bị xuất huyết nội tạng (đường ruột và xuất huyết dạ dày) , triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn do xuất huyết đường tiêu hoá sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu dữ dội và sốt nhẹ, không phát ban.
Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện những chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái. .. Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó phân biệt bởi triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có khi người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, tê chân, cánh tay hay liệt nửa người rồi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue) Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, phù não, hạ huyết áp. ..
Trường hợp này hay xảy ra ở người lớn những lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có phản ứng chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus, kéo dài khoảng 2 – 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có diễn biến nặng, dạng bệnh này có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh chóng.
3. Tác động của sốt xuất huyết đến sức khỏe
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị mắc. Dưới đây là một số tác động chính của sốt xuất huyết đến sức khỏe:
- Mất máu: Sốt xuất huyết gây ra sự suy giảm tiểu huyết cầu trong máu, dẫn đến chảy máu nội tạng và mất máu. Điều này có thể gây ra thiếu máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
- Thiếu chất lỏng: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường mất nước và chất điện giải thông qua việc chảy máu. Việc mất chất lỏng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải và gây ra các vấn đề về mất nước và chức năng cơ bản của cơ thể.
- Suy gan: Sốt xuất huyết có thể gây viêm gan và suy gan. Gan chịu trách nhiệm trong việc loại bỏ các chất độc và duy trì cân bằng hóa học trong cơ thể. Suy gan có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Các vấn đề hô hấp: Một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể phát triển các vấn đề hô hấp như viêm phổi và viêm màng phổi. Điều này có thể gây ra khó thở và gây khó khăn trong việc thở.
- Tác động đến các hệ thống khác: Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ thống cơ bắp. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, và giảm sức đề kháng.
Để tránh các tác động tiềm năng của sốt xuất huyết đến sức khỏe, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Người bị mắc sốt xuất huyết nên được chăm sóc tốt, tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và chất lượng giấc ngủ tốt, uống đủ nước và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
4. SINH LÝ CỦA BỆNH
5. TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN:
6. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt xuất huyết có tự khỏi không?
Thực tế vẫn có một số người không hiểu biết đầy đủ về căn bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và cách xử lý làm sao để tránh biến chứng. Theo nhận định của giới chuyên môn thì sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng đe doạ đến tính mạng của người bệnh là vô cùng lớn. Do vậy, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là vô cùng quan trọng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết thích hợp.
Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà: Khi phát hiện triệu chứng sốt kéo dài 2 – 7 ngày, người bệnh nên điều trị ở nhà và biện pháp điều trị chủ yếu là truyền dịch cho người bệnh. Giai đoạn điều trị thời gian ngắn (12-24 giờ) : Cần phải cho người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù dịch qua đường truyền không đem lại hiệu quả và người bệnh có nhiều biểu hiện xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
Giai đoạn nhập viện thời gian dài (> 24 giờ) : Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay khi có triệu chứng tay chân lạnh, sốt cao, mạch yếu, viêm họng, khó thở. .. Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc chữa, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ vẫn nên chăm sóc tại nhà, để bệnh nhân nghỉ ngơi và uống đủ nước, dùng những món thức ăn mềm và có nước, dễ tiêu hoá, hạ sốt với Paracetamol, chườm mát khi sốt cao.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sỹ, tự theo dõi sát sao tại nhà và nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể) .
6. Phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào?
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian là muỗi vằn, chính vì vậy, biện pháp phòng chống sốt xuất huyết cho người lớn và trẻ nhỏ tốt nhất đó là:
- Vệ sinh nơi ở
- môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
- Không nên tích trữ nước trong gia đình
- . Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, bình xịt muỗi hoặc phun hoá chất diệt côn trùng.
- Phát quang bụi rậm và nằm mùng để không bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, bởi vậy, để bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu thì mỗi người cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này nhằm có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
tham khảo thêm dịch vụ răng sứ venus tại nha khoa bednetal
Ngoài ra bạn có thể tham khảo về: Đau răng gây sốt và 1 số cách khắc phục