Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
1 Số cách chữa khàn tiếng tại nhà dễ nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Vấn đề bị khàn tiếng và mất giọng là một trạng thái thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, dù là người lớn hay trẻ em. Sự thay đổi đột ngột trong giọng nói có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và công việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá vấn đề này và cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị cho khàn tiếng và mất giọng.
Bị Khàn tiếng là như thế nào?
Khàn tiếng (khàn giọng) là thay đổi đột ngột của giọng nói là tình trạng thường gặp kèm theo với đau và rát cổ họng. Khi bị khàn tiếng, giọng của bạn trở nên khàn, yếu hoặc đục khiến cho tiếng nói của bạn không rõ ràng và mạch lạc. Khàn tiếng cũng là vấn đề của dây thanh âm và có thể dẫn đến viêm thanh quản. Nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày thì nên đến gặp bác sĩ bởi đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nặng
Tham khảo thêm : Mất giọng : Nguyên nhân và 1 số giải pháp
Nguyên nhân gây khàn tiếng?
Nguyên nhân gây khàn tiếng? Tình trạng bị khàn tiếng xuất hiện phổ biến nhất ở những người có đặc thù nghề nghiệp là nói nhiều. Điển hình nhất là: giáo viên, MC, phát thanh viên, ca sĩ, người bán hàng/tư vấn, … Nói nhiều liên tục trong nhiều giờ khiến dây thanh quản phải hoạt động rất mạnh và không được nghỉ ngơi sẽ trở nên yếu và tổn thương.
Lúc này, sức đề kháng yếu trở thành “lỗ hổng” cho phép nhiều virus, vi khuẩn thâm nhập và tấn công, dẫn đến sưng viêm kéo dài. Các tổn thương thần kinh như hạt xơ, viêm thanh quản, u dây thanh, … gây cản trở sự vận động của 2 dây thanh, dẫn tới giọng nói bị biến dạng, âm thanh trở nên khàn đặc và thậm chí không rõ thành tiếng.
Những ai có nguy cơ bị khàn tiếng?
Sau khi đã hiểu khàn tiếng là như thế nào, thì bạn nên xác định rõ các đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này trong tương lai. Khàn tiếng là tình trạng phổ biến có thể gặp với mọi đối tượng. Theo thống kê, trên toàn cầu có khoảng 1/3 số người sẽ bị khàn giọng ít nhất một lần trong cuộc đời.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, không kể tuổi tác, giới tính, . .. Tuy nhiên, nguy cơ khàn tiếng sẽ cao hơn nếu bạn đang làm trong môi trường hay sử dụng âm thanh to khi nói hoặc nói nhiều, đặc biệt là: giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên, . ..
Bên cạnh đó, khàn giọng cũng là triệu chứng kèm theo của một số bệnh như cảm lạnh, viêm xoang, . .. Mặt khác, tình trạng thay đổi giọng nói đôi khi không liên quan với những thương tổn của dây thanh quản, mà thay vào đó là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nhất định.
Triệu chứng của việc bị khàn tiếng
Lời nói được hình thành từ hoạt động của 2 dây thanh (thanh đới) nằm trong thanh quản. Hai dây thanh này rung động đồng nhất, đóng mở nhịp nhàng, biến hoá linh hoạt theo từng âm điệu và phát ra âm thanh êm dịu theo mức độ cao/thấp khác nhau. Từ đó, biểu đạt được tâm trạng và tình cảm của mình trong mỗi lời nói.
Biểu hiện tiếp theo của khàn giọng và mất tiếng là giọng nói bị đục, khàn, không được như xưa. Các âm sắc trong lời nói không còn tròn trịa mà trở nên trầm đi. Gây khó khăn khi nói chuyện và người nghe đôi khi không hiểu được đầy đủ thông tin.
Bên cạnh đó, phần họng có cảm giác khô, rát và khó chịu. Đang trong tình trạng khô họng gây ra sốt và có biểu hiện mất nước ở người bệnh.
Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái suy nhược, kèm theo sốt cao, đau đầu và cảm thấy khó thở, khó ăn. Đặc biệt nếu giọng nói khàn đục lâu sẽ dẫn tới tình trạng mất tiếng vĩnh viễn.
Bị khàn tiếng có nguy hiểm không?
Khàn tiếng là phổ biến và sẽ không nghiêm trọng nếu tình trạng này chỉ xảy ra dưới 2 tuần. Tuy nhiên nếu đã chữa trị nhưng tình trạng khàn tiếng lại tái diễn sau 2 tuần thì bạn cần đến bệnh viện khám. Bởi vì rất có thể, khàn tiếng kéo dài cũng là một dấu hiệu của một tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn ví dụ như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp.
Tham khảo thêm : Đắp răng khểnh- cách có nụ cười duyên dáng!
Bị khàn tiếng khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khàn tiếng dù không phải là tình trạng nguy hiểm trực tiếp đe doạ đến sinh mạng con người song đôi lúc nó cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác có liên quan. Vì vậy, bạn cần hiểu chính xác khàn tiếng là như thế nào và các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng để có cách xử trí phù hợp khi mắc phải tình trạng này.
Thông thường, khàn tiếng sẽ xuất hiện trong một vài ngày rồi sau đó nhanh chóng biến mất tăm. Tuy nhiên, nếu thấy thời gian này xuất hiện lâu hơn nhiều, khoảng 10 ngày với người lớn và 1 tuần nếu đối tượng là trẻ sơ sinh thì nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tình trạng khàn giọng đi kèm với khó thở, chảy nước dãi hoặc khó nói ở trẻ em cũng rất đáng chú ý.
1 Số cách chữa khàn tiếng tại nhà
Cách chữa khàn tiếng tại nhà có hiệu quả không?
Theo các chuyên gia hô hấp, người bệnh hoàn toàn có thể chữa khàn tiếng tại nhà trừ trường hợp bệnh cấp tính. Điều trị đây là một hiện tượng rất bình thường mỗi khi thời tiết thay đổi và bệnh sẽ tự hết sau khoảng 1 tuần. Những phương pháp điều trị tại nhà mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm, người bệnh không cần đến các cơ sở y tế, phòng khám nên tiết kiệm được thời gian và chi phí tối ưu
Tuy nhiên, trong trường hợp khàn tiếng nhiều lần hoặc khàn tiếng bắt nguồn do những nguyên nhân bệnh lý, kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám cụ thể và điều trị theo phương pháp chuyên khoa.
Hiệu quả khàn tiếng không đe doạ tới tính mạng, tuy nhiên bạn không được chủ quan mà cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa từ trước. Cùng với đó, khi bị khàn tiếng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm có được kết quả điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm : Hơi thở có mùi tanh là bệnh lý gì ?
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Ngậm chanh mật ong chữa khàn tiếng
Một cách khác giúp cải thiện giọng nói và làm dịu cổ họng đó là kết hợp chanh tươi với mật ong. Mật ong được biết đến với tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt. Cùng với vitamin C trong chanh tươi giúp bạn nhanh chóng khôi phục được giọng nói của mình.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Chữa khản tiếng với chanh tươi
Chanh tươi chứa tinh dầu và hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Kết hợp chanh tươi với tỏi và mật ong là mẹo chữa đau rát cổ họng, khản tiếng được dân gian sử dụng từ rất lâu.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Lá hẹ chữa khàn tiếng
Dùng lá hẹ chữa khàn tiếng là mẹo dân gian được khá nhiều người bệnh sử dụng, cả người lớn và trẻ con. Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính hàn, vị cay nồng, có tác dụng làm dịu cổ họng. Dân gian hay sử dụng lá hẹ kết hợp với mật ong giúp cải thiện tình trạng khản tiếng tốt hơn nữa.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Chữa khàn tiếng với giá đỗ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giá đỗ có chứa lượng chất dinh dưỡng khá cao, đặc biệt vitamin C. Hơn thế, trong giá đỗ còn rất nhiều canxi, protein, amino acid. .. Biết hoạt chất này có tác dụng tốt trong phòng và điều trị một số bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là khàn tiếng
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Quả lê chữa khàn tiếng
Lê là loại quả rất bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Trong lê chứa nhiều thành phần như vitamin C, PP, Photpho và Axit folic mang đến tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, dịu cổ họng. Ngoài ra, lê còn giúp thanh nhiệt, hoá đàm, giảm ho, tư âm bổ phế, vì vậy quả này hay được sử dụng để điều trị bệnh khàn tiếng cho nhiều người.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Hạn chế nói chuyện
Một trong những nguyên nhân của khàn tiếng là việc sử dụng tới giọng nói quá nhiều, do vậy, muốn cải thiện tình trạng này, người bệnh cần hạn chế nói chuyện để dây thanh âm được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nói chuyện thì thầm bởi lúc này dây thanh quản sẽ bị kéo căng vượt ngưỡng cần thiết và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Uống nhiều nước ấm
Một trong những mẹo chữa khàn tiếng hiệu quả đó chính là uống nhiều chất lỏng ấm, như nước đun sôi, trà, cà phê. Bạn nên cố gắng uống khoảng 8 – 10 ly nước lớn mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít) .
Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng những loại nước như cafe hay trà đen bởi chúng có thể khiến cơ thể thiếu nước, làm dây thanh âm bị khô và làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Cách chữa khàn tiếng tại nhà: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ngoài ra, người bị khàn tiếng cũng cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, loại bỏ ngay những thực phẩm gây kích ứng với cổ họng như Đồ ăn mặn, ngọt, cay nóng. Thay vào đó, thêm nhiều rau củ, hoa quả và sữa vào thực đơn cũng giúp cải thiện tình trạng khàn tiếng.
Vừa qua chúng tôi đã giới thiệu cho bạn một vài cách chữa khàn tiếng tại nhà rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí cũng như trả lời một số câu hỏi như Nguyên nhân gây khàn tiếng? Cách chữa khàn tiếng tại nhà. Trong trường hợp khi bị khàn tiếng kéo dài, cũng như các phương pháp trên không có tác dụng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.