Làng Phù Lưu cách thủ đô Hà Nội 16 km về phía bắc, nằm bên Quốc lộ 1A, gần kề với thị trấn Từ Sơn. Nơi đây có đầm Phù Lưu, được coi là nơi khởi đầu sông Tiêu Tương, con sông truyền thuyết đã gắn liền với sự tích Trương Chi-Mỵ Nương cũng như trong văn hóa dân gian của vùng Kinh Bắc. Do thuận lợi về vị trí, cũng như phong thủy, Phù Lưu đã sớm hình thành nghề buôn bán từ xa xưa, quê hương của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời kỳ cận hiện đai.
Lịch sử hình thành làng quê văn hiến Làng có tên nôm là làng Giầu, vào buổi sơ khai làng nguyên là một vùng trồng trầu. Theo thuyết phong thủy mà dân làng từ xưa đã truyền tụng qua bài Mộc dục là: “Làng nằm trên một dải đất cao, có mạch từ đền Cổ Pháp đến núi Voi, núi Ngựa qua nhập vào sông Kim Ngưu rồi tích tụ ở chốn Loa Hồ. Vì thế đất cát tràn khí tốt, sản sinh những bậc văn nhân, sĩ, nông, công, thương, bốn nghề toại nguyện…”. Thực tế đó là sự lý giải cho vị thế, cảnh quan tuyệt hảo ở đây – nơi đất lành được tụ khí chung đúc, nơi tiện lợi giao thông, thành trạng chuyển nối giữa rừng núi và đồng bằng, giữa đô thị và nông thôn. Do đó Làng vừa sản sinh văn nhân vừa phát triển mọi nghề, nhất là thương nghiệp. Phía nam làng Phù Lưu là khu rừng Sắt, vốn là lăng mộ của Trần Bá Liệt và một số quý tộc nhà Trần. Phía bắc của làng Phù Lưu là đầm Phù Lưu và rừng Báng, đầu thế kỷ XX, dân làng Đình Bảng mới được phép khai phá rừng thành đất công. Ở phía đông, nằm sát cạnh làng Phù Lưu là làng Đình Bảng. Xưa nằm ở vị trí có nhiều lợi thế khiến cho làng Phù Lưu sớm trở thành trung tâm buôn bán. Đó là vị trí trung tâm của đồng bằng cao xứ bắc thuộc lưu vực sông Hồng, sông Đuống, sông Tiêu Tương… Đầu thế kỷ XX, làng Phù Lưu có diện tích khoảng 49 hecta, 180 hộ dân, 3078 người. Cư trú trong làng bao gồm nhiều dòng họ, nhiều người trong họ quan hệ theo huyết thống thân tộc khá chặt chẽ, một số họ lớn ở làng Phù Lưu như: họ Hoàng, họ Chu, họ Vũ, họ Phạm… Ngoài mối liên kết theo họ, người dân ở đây còn liên kết theo giáp. Ngoài nét chung của một làng quê, ở Phù Lưu còn có những nét riêng, độc đáo của một làng buôn trong sinh hoạt văn hóa, tổ chức của cư dân dã có dáng dấp phố xá. Truyền thống văn hoá làng Phù Lưu Phù Lưu vốn là một làng nông nghiệp cổ truyền, canh tác một dải đất màu mỡ. Những ghi chép trong các nguồn thư tịch cổ đã cho biết Phù Lưu xưa là một làng chợ lớn. Sách “Đại nam nhất thống chí” ghi: “ Chợ Giàu ở huyện Đông Ngàn, buôn bán đông đúc là một làng chợ lớn trong tỉnh”.Sách “ Phong thổ Hà bắc đời Lê” cũng chép “ Buôn the lụa, có người Phù Lưu buôn bán khắp nơi”. “Ai lên quán dốc chợ GiàuNgay tên làng Phù Lưu, vốn có tên là Thị Thôn( làng Chợ), đã cho thấy ngay từ đời Lê, Phù Lưu đã là một làng chợ. Sau này mới đồng nhất tên làng với tên xã là Phù Lưu ( hay còn gọi là chợ Giàu) với câu ca: Để thương, để nhớ, để sầu cho khách đường xa” Theo truyền thuyết, chính đầm Phù Lưu là nơi các tướng của Triệu Quang Phục: Trương Hống và Trương Hát tập hợp và huấn luyện quân sĩ tiến ra đánh đuổi quân giặc nhà Lương. Thời Lý, Trần, Phù Lưu thuộc đất Cổ Pháp, Quê hương nhà Lý, theo truyền thuyết , đó là nơi nhà Lý xây dựng bản doanh để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống. Thời Pháp thuộc, người Phù Lưu sớm nổi dậy chống Pháp, giác ngộ Cách Mạng. Sau cách mạng Tháng Tám, Phù Lưu là địa điểm dự bị để họp quốc hội đầu tiên, đó là đình làng Phù Lưu. Các di tích lịch sử – Văn hóa Các công trình đình, đền làng Phù Lưu là những công trình tín ngưỡng, tôn giáo, trung tam sinh hoạt văn hóa của toàn dân, đông thời là nơi hội tụ, lưu giữ bền vững và tôn nghiêm những truyền thống của người Phù Lưu: “Uống nước nhớ nguồn”, hiếu học, trọng nhân nghĩa, đoàn kết nhân ái và có quan hệ thủy chung, rộng mở, khuyến khích làm việc nghĩa, giúp dân, giúp nước. Ở đó cũng là nơi lưu giữ những nguồn tài liệu quý và phong phú, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử Phù Lưu nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung trên nhiều lĩnh vực. Quỳnh Phương |
-
Nhân lên ngọn lửa đam mê ngành Y dược
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) có những chia sẻ với phóng viên về ngành Y dược. Tạp chí Điện tử Làng Mới trân trọng giới thiệu tới bạn đọc […]
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản […]
-
Trồng rau bằng công nghệ điều khiển tự động
Trước xu hướng phát triển của nông nghiệp đô thị, Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Dịch vụ – Thương mại Huy Hoàng (quận Bình Tân, TP. HCM) đã nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thuỷ canh để trồng rau trên mái nhà. Công nghệ này giúp sản xuất rau an […]
-
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với Chi tổ, hội Nông dân nghề nghiệp
Ngày 24.2.2021, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với các cấp Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ nhằm chuẩn bị triển khai Đề án về việc xây dựng mô […]
-
Thủ tướng dự Lễ Khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Sự ra đời của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Chiều 25/2 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, […]
-
Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Làng Mới trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do […]
-
Những nông dân thu tiền tỷ nhờ mạnh dạn chuyển đổi
Xã Ea Sol (huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk) vốn có thế mạnh về phát triển cây cà phê và hồ tiêu. Tuy vậy những năm gần đây cà phê và hồ tiêu rớt giá, dẫn đến giảm thu nhập, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác. Nhờ đó, […]
-
Hiệu quả từ mô hình HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nhờ liên kết với doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu để liên kết tiêu thụ bền vững, Hợp tác xã Bưởi Thành Công (HTX) (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã mở rộng diện tích có trên 54,2ha, thu hút 41 xã viên. Trung bình mỗi năm doanh […]
-
Chuyện về “lão nông” góp tiền xây cầu nông thôn mới
Đã 5 năm nay, người dân xã Cát Hưng (huyện Phù Cát, Bình Định) không phải lo lắng khi lên rẫy vào những mùa mưa lũ. Đó là khi cây cầu qua suối được xây dựng từ tấm lòng của ông Phan Thanh Liệm và bà con trong thôn Mỹ Thuận. Xây dựng nông thôn […]