Năm 2014, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là một trong những xã đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Sau 3 năm đạt chuẩn, đến nay, không những kinh tế – xã hội của xã phát triển mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ, cuộc sống của người dân đã có sự đổi thay rõ rệt.
![]() Trở lại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh vào một ngày đầu tháng 7, trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa đang trổ đòng, những ruộng hoa màu xanh tốt, đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá sạch sẽ… Qua đó có thể thấy, sau khi đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, Phước Trạch vẫn không ngừng nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Từ khi có chủ trương về xây dựng NTM, nhiều công trình trên địa bàn xã Phước Trạch được nâng cấp. Những tuyến đường liên ấp, liên xã đã được bê tông hoá rộng, đẹp. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố. Ðặc biệt, với đặc thù là địa phương nông nghiệp, xã Phước Trạch đã tập trung xây dựng các tuyến kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng. Ông Ngô Văn Cao- nông dân ấp Bàu Vừng, xã Phước Trạch cho biết: “Khi chưa có kênh mương thuỷ lợi, việc sản xuất không được thuận tiện do không chủ động được nguồn nước tưới. Lúc đó, để trồng lúa, hoa màu, người dân phải đào giếng, sử dụng máy bơm, nên năng suất cây trồng không cao. Sau khi xã Phước Trạch xây dựng NTM, các kênh mương thuỷ lợi được đầu tư, việc tưới tiêu dễ dàng và hiệu quả hơn, vì vậy mà năng suất cây trồng ngày một tăng”. Ông Cao tính, trước kia khi nguồn nước tưới còn khó khăn, 1 ha dưa leo chỉ thu hoạch khoảng 500kg, nay có thể đạt 800 – 900kg/ha; lợi nhuận cũng tăng lên 4-5 triệu đồng/vụ do giảm được chi phí sử dụng điện để bơm nước vào đồng ruộng. Với chủ trương phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, xã Phước Trạch đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, thu nhập của người làm nông cũng nâng lên. Ðến nay, thu nhập bình quân mỗi năm của người dân đạt từ 39,5 tới 42 triệu đồng. Nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trạch, cho biết: “Sau 3 năm đạt chuẩn xã NTM, xã Phước Trạch có sự thay đổi rõ nét. Thời gian tới, xã sẽ tiến hành quy hoạch vùng sản xuất cụ thể để bảo đảm sản xuất thuận lợi và bảo đảm “đầu ra” cho bà con nông dân. Nhận thức rõ “đạt chuẩn NTM đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí càng khó hơn”, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh, cụ thể là xã Phước Trạch đã và đang tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí theo hướng bền vững, xứng đáng là xã điểm đầu tiên trong phong trào thi đua xây dựng NTM. Vũ Nguyệt |
-
Gần 9.000 thanh niên đã được sàng lọc Covid-19 lên đường nhập ngũ
Hàng nghìn thanh niên tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quãng Bình… đã lên đường nhập ngũ, sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa có 3.873 công dân nhập ngũ, trong đó 3.503 công dân nhập ngũ vào 17 đơn vị Quân đội là: […]
-
Bệnh nhân ung thư có nên tiêm phòng vaccine COVID-19?
Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine COVID-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư. Theo GLOBOCAN 2020 (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam ước tính có hơn […]
-
Dự kiến số lượng Đại biểu Quốc hội khóa XV ở 63 tỉnh, thành
Trong số 500 Đại biểu Quốc hội của cả nước, TP. Hồ Chí Minh – dự kiến có 30 đại biểu – sẽ là địa phương có số lượng ĐBQH nhiều nhất. Theo VOV
-
Dự kiến số lượng Đại biểu Quốc hội khóa XV ở 63 tỉnh, thành
Trong số 500 Đại biểu Quốc hội của cả nước, TP. Hồ Chí Minh – dự kiến có 30 đại biểu – sẽ là địa phương có số lượng ĐBQH nhiều nhất. Theo VOV
-
Công chức ứng cử đại biểu Quốc hội cần điều kiện gì?
Cán bộ đảng viên ứng cử Đại biểu Quốc hội phải là những người tiêu biểu, xuất sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, kinh nghiệm, thể hiện trách nhiệm nêu gương… Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, người ứng cử đại […]
-
Hội ND Gia Lộc: ” Giải cứu” hơn 610 tấn nông sản chất lượng và cơ hội quảng bá thương hiệu
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, gần trăm mẫu rau màu của bà con nông dân tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã đến vụ thu hoạch nhưng không thể tiêu thụ, nguy cơ phải đổ bỏ… Năm bắt được tình hình đó, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Gia Lộc đã phối hợp […]
-
Những nông dân thu tiền tỷ nhờ mạnh dạn chuyển đổi
Xã Ea Sol (huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk) vốn có thế mạnh về phát triển cây cà phê và hồ tiêu. Tuy vậy những năm gần đây cà phê và hồ tiêu rớt giá, dẫn đến giảm thu nhập, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác. Nhờ đó, […]
-
Hiệu quả từ mô hình HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nhờ liên kết với doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu để liên kết tiêu thụ bền vững, Hợp tác xã Bưởi Thành Công (HTX) (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã mở rộng diện tích có trên 54,2ha, thu hút 41 xã viên. Trung bình mỗi năm doanh […]
-
Chuyện về “lão nông” góp tiền xây cầu nông thôn mới
Đã 5 năm nay, người dân xã Cát Hưng (huyện Phù Cát, Bình Định) không phải lo lắng khi lên rẫy vào những mùa mưa lũ. Đó là khi cây cầu qua suối được xây dựng từ tấm lòng của ông Phan Thanh Liệm và bà con trong thôn Mỹ Thuận. Xây dựng nông thôn […]