Người nông dân miền Đông Nam Bộ đang than như vậy trước tình trạng giá lợn hơi và cả lợn nái tuột dốc thê thảm khiến bà con phải cầm cố sổ đỏ duy trì đàn lợn, chờ lợn lên giá mới bán như một vô vọng.
Lợn hơi xuống mức 26.000 – 28.000 đồng/kg. Nhưng hiện tại, lợn nào đạt yêu cầu (90 – 110kg/con với 75% nạc) mới được giá 27.000 đồng/kg. Lợn xấu hơn, giá 24.000 – 25.000 đồng/kg thương lái còn không muốn mua.
Một hộ chăn nuôi, ở thị xã Long Khánh kể mới xuất lứa lợn 50 con, mỗi con lỗ 1 triệu đồng. “Lúc mua con giống bên ngoài giá 1,2 triệu đồng; lợn con từ lúc cai sữa (10 – 15kg) nuôi đến 110kg mất trung bình 150 ngày. Tiền thức ăn mua qua đại lý tốn 2,5 triệu/con. Tổng chi phí hết 3,7 triệu/con, chưa kể tiền công và thuốc men nhưng thương lái trả 27.000 đồng/kg, con cả trăm ký mới được 2,7 triệu đồng…”. Cũng theo ông Lành, giá lợn con hiện chỉ còn 350.000 đồng/kg loại 8 – 12kg, từ 12 – 15kg mới được 450.000 đồng/kg. Chỉ tính thức ăn, lợn con khi mua về là đã bị lỗ, chưa tính hao hụt do lợn giống chết.
Tình trạng lợn bán ngay thì thua lỗ trầm trọng, duy trì đàn thì lãi mẹ đẻ lãi con không ít hộ đã đưa sổ đỏ vào ngân hàng, giờ phải kiếm tiền mặt để trả nợ, rút sổ ra rồi bán trại. Nhiều hộ chăn nuôi không đủ sức trả nợ còn bị đại lý cám siết lợn, siết sổ đỏ trại nuôi. “Tình trạng bi đát đến nỗi người dân nói đùa với nhau rằng giờ lợn không ăn cám mà chỉ ăn sổ đỏ”
Tình trạng không chủ động được đầu ra, giá cả phụ thuộc vào thương lái khiến các hộ chăn nuôi điêu đứng cứ lập đi lập lại không theo quy luật nào cả khiến các hộ chăn nuôi rao bán cả chuồng trại, bỏ nghề cũ nhưng không biết sẽ làm gì tiếp theo.
Tình trạng này cũng không khác trên lĩnh vực cây trồng, không chỉ vật nuôi như lợn mà cây trồng như dư hấu cũng “ăn” sổ đỏ của nông dân vì vào vụ mùa thu hoạch mà không có thương lái mua.
Đơn cử như ở Quảng Ngãi, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, năm nay toàn tỉnh có khoảng 700 ha dưa hấu, tập trung vào các huyện xã Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Quảng Ngãi, Đức Phổ, Tư nghĩa… Với năng suất khoảng 2,5 – 3 tấn/sào, ước tính sản lượng dưa thu hoạch trong vụ đầu năm nay sẽ đạt khoảng 24.000 tấn.
Tuy nhiên, hiện hàng trăm ha dưa hấu đã bắt đầu chín nhưng do không có người mua, nên giá dưa rớt mạnh, nhiều hộ nông dân ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Mộ Đức, Đức Phổ… phải bỏ dưa ngoài đồng, chưa thu hoạch hoặc sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò ăn thay cỏ. Nếu tình cảnh này không gấp rút được tháo gỡ, sẽ dẫn tới nguy cơ hàng trăm hộ nông dân ở Quảng Ngãi lâm vào cảnh trắng tay, vỡ nợ.
Nhằm chia sẻ với những khó khăn mà nông dân Quảng Ngãi đang đối mặt, nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại TPHCM đã “xuống đồng” kêu gọi chiến dịch “giải cứu… dưa hấu”. Nhờ thế, nhiều chuyến xe chở hàng chục tấn dưa đã “hoả tốc” vào TPHCM với hy vọng được tiêu thụ sớm, thu hồi vốn nhanh cho nông dân.
Nhưng đó chỉ là những biện pháp không mong muốn, mang tính tình thế và câu hỏi đặt ra là làm sao giải quyết đầu ra ổn định cho cây trồng và vật nuôi của nông dân vẫn chưa có câu trả lời!
Hoàng Linh
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 15 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Sáng 16/1, tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 15, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu với bạn đọc. Kính thưa Trung ương, Thưa các đồng chí, Trước hết, tôi xin được thay mặt Bộ Chính […]
-
RCEP & UKVFTA – Cơ hội thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản Việt Nam
Ngày 15/01/2021, tại TP. HCM, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM), Bộ Khoa học & Công nghệ, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) và Hiệp hội Rau Quả Việt Nam (VINAFRUIT) phối hợp tổ chức Hội nghị “Hiệp định RCEP & […]
-
Đồng Tháp: 5/8 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới
Chiều ngày 15/1, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi họp mặt mừng Đảng – mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 và báo cáo kết quả nổi bật thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016-2020). Tại buổi họp mặt, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ […]
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 15 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Sáng 16/1, tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 15, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu với bạn đọc. Kính thưa Trung ương, Thưa các đồng chí, Trước hết, tôi xin được thay mặt Bộ Chính […]
-
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – […]
-
Công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021: 6 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện
Sáng ngày 12/1, Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 6 khoá VII bước sang ngày làm việc thứ 2, dưới sự điều hành của đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN. Các đại biểu tiếp tục tập trung thảo luận, đóng […]
-
Đồng Tháp: 5/8 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới
Chiều ngày 15/1, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi họp mặt mừng Đảng – mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 và báo cáo kết quả nổi bật thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016-2020). Tại buổi họp mặt, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ […]
-
Sức sống mới ở miền quê Hiệp Cường
Hiệp Cường là một xã của huyện Kim Động – mảnh đất tọa lạc ở cửa ngõ của TP. Hưng Yên. Mảnh đất này đang sải những bước dài trên con đường đổi mới để trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025. Phát triển kinh tế nông nghiệp vững chắc Từ […]
-
Thanh Chương phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, huyện Thanh Chương luôn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, sản phẩm OCOP, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị và phát triển bền vững, hướng đến phát triển nông […]