
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm so với tháng trước: Gạo giảm 21,3%; giày dép giảm 21,1%; hạt tiêu giảm 16,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 11,4%; thủy sản giảm 10,8%; dệt, may giảm 10,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 9,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Chín tăng 23,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 22,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 24%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2016: Điện thoại và linh kiện tăng 47,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 32,3%; dệt may tăng 11,7%.
Tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 43,2 tỷ USD, tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỷ USD, tăng 21%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 31 tỷ USD, tăng 21,4%; dệt may đạt 19,3 tỷ USD, tăng 8,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,5 tỷ USD, tăng 40,8%; giày dép đạt 10,6 tỷ USD, tăng 12,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 9,3 tỷ USD, tăng 30,1%; thủy sản đạt 6 tỷ USD, tăng 19,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 11%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,1 tỷ USD, tăng 15,8%; rau quả đạt 2,7 tỷ USD, tăng 45,6%; hạt điều đạt 2,6 tỷ USD, tăng 26,6% (lượng tăng 1,1%). Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Hạt tiêu đạt 981 triệu USD, giảm 18% (lượng tăng 25,1%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 726 triệu USD, giảm 3,1% (lượng tăng 4,5%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 414 triệu USD, giảm 43,3%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 9 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 31,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xuất khẩu giày dép tăng 15,7%; dệt may tăng 8,1%. Tiếp đến là EU đạt 28,4 tỷ USD, tăng 15,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 24,2%; giày dép tăng 14,7%; điện thoại và linh kiện tăng 13,5%. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,9 tỷ USD, là thị trường có tốc độ tăng cao nhất với 44,7%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 88,5%; rau quả tăng 60%. Thị trường ASEAN đạt 16 tỷ USD, tăng 26,1%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49,1%; điện thoại và linh kiện tăng 38,3%. Thị trường Nhật Bản đạt 12,5 tỷ USD, tăng 17,2%; Hàn Quốc đạt 10,6 tỷ USD, tăng 27,3%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 40,5%; điện thoại và linh kiện tăng 36,6%; dệt may tăng 6,1%. Thị trường Thái Lan đạt 3,5 tỷ USD, tăng 28,7%, trong đó dầu thô tăng 217,5%; điện thoại và linh kiện tăng 55,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 22,6%.
Theo ông Mã Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau,lượng mưa nhiều, thời tiết thất thường đã làm độ mặn trong vuông tôm giảm mạnh và gây biến động môi trường. Từ đó, đối với hình thức nuôi quảng canh và thâm canh, người dân chú ý khâu chăm sóc. Đặc biệt, đối với những nơi điều kiện không thuận lợi thì bà con nên hạn chế, đợi tới chính vụ hãy xuống giống trở lại. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần cân nhắc xuống giống vụ mới khi điều kiện nuôi hiện nay không thật sự thuận lợi.
Thủy Chung